Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa


Uy tín của người lãnh đạo, quản lý được thể hiện ở mối quan hệ với thông tin quản lý; kết quả thực hiện quyết định quản lý; thực trạng công việc lúc cán bộ đi vắng; sự tín nhiệm và phục vụ tự nguyện của cấp dưới; sự đánh giá cao của cấp trên; sự khâm phục của đồng nghiệp; sự kiêng nể khâm phục của những người có quan điểm đối lập; việc riêng của cá nhân lãnh đạo, quản lý được mọi người quan tâm với thái độ thiện chí và đúng mức; sự đối xử đúng mực của mọi người đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi thôi giữ chức vụ quản lý (Nguyễn Hải Khoát và cộng sự, 1998, tr.166).

Người công chức QLVH trong công tác lãnh đạo, quản lý có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, cũng như hiệu quả tổ chức, vận hành hệ thống nhằm hạn chế một cách có hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. Đóng góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội; nó có khả năng làm "mềm hoá", làm dịu những căng thẳng xã hội không cần thiết, làm củng cố niềm tin của con người vào các giá trị lý tưởng đã lựa chọn, góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới tổ chức đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sự sáng tạo và nhạy bén với cái mới; nâng kinh nghiệm, sự trải nghiệm lên thành quy tắc đối nhân xử thế trong hoạt động, khái quát hóa thành hệ thống giá trị, chuẩn mực, triết lý lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt vai trò của mình, công chức QLVH lãnh đạo, quản lý góp phần to lớn trong việc khắc phục bệnh quan liêu của thiết chế xã hội và phong cách hoạt động xã hội lạc hậu, góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội...

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý văn hóa

2.2.3.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với công chức QLVH

Trong quá trình phát triển KT-XH dù ở bất cứ lĩnh vực nào muốn xây dựng, hình thành và phát triển thì không thể thiếu được vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước là “bà đỡ” cho sự ra đời và phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Vai trò của Nhà nước đối với phát triển các hoạt động KT-XH được thực hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, bao gồm các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, luật, nghị định, quyết định… của Nhà nước.

Vai trò của Nhà nước đối với phát triển, nâng cao chất lượng công chức QLVH cũng được thể hiện thông qua việc Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy, cơ chế, luật pháp, các quy định liên quan đến đội ngũ công chức QLVH, như các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền lợi, chế độ làm việc, nghỉ phép, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật của đội ngũ công chức QLVH.


Việc ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với công chức QLVH là cực kỳ quan trọng đối với nâng cao chất lượng công chức QLVH. Bởi lẽ, các cơ chế, chính sách của Nhà nước có tác dụng kích thích công chức hăng hái trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hết lòng, hết sức phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa của đất nước hoặc có thể có tác dụng ngược lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Nếu các cơ chế, chính sách của Nhà nước xây dựng ban hành có cơ sở khoa học, phù hợp với các điều kiện KT-XH,… thì sẽ kích thích thúc đẩy đội ngũ công chức không ngừng tự hoàn thiện bản thân, không ngừng nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách của Nhà nước được xây dựng thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với các đặc điểm, điều kiện KT-XH, với đặc thù ngành văn hóa sẽ làm kìm hãm sự nỗ lực vươn lên, sự nhiệt huyết và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức, theo đó kìm hãm chất lượng đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.2. Sự phát triển của văn hóa và hội nhập quốc tế về văn hóa

Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 9

Văn hóa càng phát triển, sẽ tạo điều kiện và đồng thời đòi hỏi chất lượng công chức QLVH càng phải được nâng cao. Bởi vậy, nếu KT-XH phát triển ở trình độ thấp, thì không đòi hỏi và không thúc đẩy chất lượng công chức QLVH phát triển. Ngược lại, nếu KT-XH phát triển ở trình độ cao, sẽ đòi hỏi và tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng công chức QLVH ở trình độ cao hơn.

Môi trường văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc kích thích, điều chỉnh lợi ích và xu hướng phát triển của mỗi con người, cộng đồng hướng tới mục tiêu chung của đất nước trong quá trình HNQT. Trong xã hội hiện nay, văn hóa tinh thần có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố cơ bản trong hội tụ các nguồn lực phát triển con người, nguồn nhân lực để phát triển KT-XH.

Trong xu thế quốc tế hóa đang diễn ra và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì hội nhập ngày càng mạnh mẽ về văn hóa cũng là tất yếu khách quan. HNQT sẽ làm cho quá trình giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Trong quá trình giao lưu văn hóa đó, công chức QLVH tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng đa chiều của cả những dòng văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, hiện đại, tích cực và cả những dòng văn hóa lai căng, phản động, tiêu cực từ bên ngoài. Trong điều kiện đó, đòi hỏi công chức QLVH phải có bản lĩnh chính trị, thấm nhuần bản sắc văn hóa, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại; đóng vai trò nòng cốt trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách


nhiệm và năng lực đối với thế hệ hiện nay và tương lai.

Mặt khác, phát triển văn hóa trong điều kiện HNQT, chúng ta cũng cần phải quảng bá, thúc đẩy đưa nền văn hóa nước ta hoạt động, phát triển trên thế giới. Những hoạt động giao lưu văn hóa đó sẽ có tác động sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa công chức QLVH ở trong nước với nước ngoài, do đó HNQT có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công chức QLVH.

2.2.3.3. Quy hoạch phát triển công chức quản lý văn hóa

Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã được Đảng ta khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” (Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, 1997).

Quy hoạch công chức là đề cập đến sự lựa chọn một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo. Quy hoạch phát triển đội ngũ công chức có thể coi là việc xây dựng trước một kế hoạch để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tương lai và lựa chọn một chương trình hành động phù hợp để tạo được nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển.

Chất lượng công chức QLVH phụ thuộc nhiều vào chiến lược quy hoạch phát triển đội ngũ công chức QLVH. Vì con người luôn có nhu cầu phấn đấu vươn lên và phát triển. Chiến lược quy hoạch đội ngũ công chức QLVH phải bao gồm: quy hoạch cả về số lượng công chức, cơ cấu cán bộ, lứa tuổi, giới tính; cơ cấu trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ lý luận,...

Chiến lược quy hoạch phát triển công chức QLVH nhằm mạnh về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có trình độ chuyên môn cao và năng lực thực tiễn; có khả năng tiếp cận, làm chủ và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, sáng tạo và truyền bá tinh hoa dân tộc và thế giới trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng và đời sống xã hội nói chung; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

Quy hoạch công chức QLVH cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

(i) Rà soát, sắp xếp lại và quy hoạch đội ngũ công chức QLVH;

(ii) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công chức QLVH;

(iii) Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLVH;


(iv) Nâng cao chất lượng công tác QLVH;

(v) Phát huy vai trò của đội ngũ công chức QLVH.

Do vậy, chiến lược quy hoạch phát triển công chức QLVH đúng đắn, khoa học sẽ có tác động khuyến khích công chức QLVH nỗ lực phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độ để đảm bảo một vị trí nhất định trong đội ngũ công chức QLVH trong cả hiện tại và tương lai. Do đó, họ sẽ tranh thủ mọi cơ hội để học tập, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư cách, tác phong làm việc và kiến thức liên quan, bổ trợ đến nhiệm vụ của họ. Kết quả là chất lượng công chức QLVH sẽ không ngừng được nâng cao.

2.2.3.4. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ công chức quản lý văn hóa

Chế độ tuyển dụng, sử dụng công chức QLVH là một trong những nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công chức QLVH. Gắn liền với tuyển dụng là sử dụng công chức QLVH. Sử dụng công chức QLVH chính là bố trí, giao công việc cho công chức một cách phù hợp với chuyên môn đào tạo, phát huy năng lực, sở trường tốt nhất của mỗi công chức.

Việc xây dựng các quy định tuyển dụng của lĩnh vực văn hóa phải theo quy định chung của pháp luật, đồng thời xây dựng các quy định tuyển dụng chuyên ngành phù hợp từng vị trí việc làm, ngành văn hóa sẽ đảm bảo tuyển dụng được đúng người, có đức, có tài; đồng thời việc bố trí, sử dụng công chức đúng đắn, đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường của công chức thì sẽ thúc đẩy khuyến khích lòng ham mê, hăng say trong công việc, sự phấn đấu rèn luyện, học tập của công chức để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân công chức.

Trong công tác tuyển dụng và sử dụng công chức QLVH, xác định vị trí việc làm là yếu tố hết sức quan trọng. Xác định vị trí việc làm phân định rõ được yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể của từng công việc, từng bộ phận; yêu cầu về trình độ chuyên môn, cụ thể: về sức khỏe, ngoại hình, thể lực, đạo đức, tác phong... Từ đó tuyển dụng và sử dụng đúng những công chức đáp ứng được các yêu cầu đó. Nếu tuyển dụng và sử dụng đúng những công chức đáp ứng được mọi tiêu chí, yêu cầu của từng vị trí việc làm thì chất lượng công chức QLVH sẽ càng được phát huy và nâng cao.

Công chức QLVH luôn làm việc trong tổ chức, do đặc điểm, điều kiện, môi trường khác nhau, nên ngoài việc phục tùng các quy định của tổ chức, mỗi công chức đều có đặc tính, tính cách riêng, có khi không thuận chiều với tổ chức. Bởi vậy, trong công tác tổ chức, quản trị nhân lực, thì phải thường xuyên có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức QLVH.


Đi đôi với đánh giá chất lượng công chức QLVH, cần có chế độ đãi ngộ công chức hợp lý. Chế độ đãi ngộ công chức QLVH được thực hiện thông qua chế độ tiền lương, chế độ thưởng, phạt đối với công chức.

Nếu tổ chức cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá công chức QLVH một cách khách quan, công tâm; có chế độ tiền lương đúng đắn theo đúng chất lượng công chức; chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời đối với công chức, thì sẽ không ngừng khuyến khích nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.5. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục và ý thức của công chức quản lý văn hóa về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trong điều kiện hiện nay của nước ta, công chức QLNN nói chung và công chức QLVH nói riêng, đa số được đào tạo trong thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chưa được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong điều kiện khoa học và công nghệ thông tin phát triển nhanh, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công chức QLVH sẽ bảo đảm cho đội ngũ này có thể thích ứng và theo sát kịp với sự phát triển của ngành văn hóa, của khoa học kỹ thuật và công nghệ; đảm bảo cho cơ quan, tổ chức có một lực lượng nhân lực đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Việc đào tạo, bồi dưỡng để phát triển công chức QLVH không chỉ đơn thuần là việc giúp cho công chức QLVH hoàn thiện các kỹ năng đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại mà còn giúp cho họ trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng công chức QLVH chủ yếu chịu sự ảnh hưởng rất lớn vào chính sự nỗ lực của bản thân mỗi công chức. Dù xã hội, tổ chức có cố gắng đến mấy, nhưng nếu không có ý thức tự phấn đấu vươn lên của mỗi công chức thông qua hình thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thì chất lượng của công chức QLVH cũng không thể đảm bảo nâng cao một cách ổn định, bền vững được. Vì vậy, sự tự ý thức phấn đấu vươn lên của bản thân công chức mang tính quyết định đối với nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức QLVH.

2.2.3.6. Trình độ phát triển của hệ thống y tế và sự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của công chức quản lý văn hóa

Như đã phân tích ở mục 2.2.1.2 của luận án, chất lượng của công chức QLVH

được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản là thể lực, trí lực và tâm lực. Ta thấy, tất cả các


yếu tố này đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống y tế, giáo dục, đào tạo của đất nước. Trong đó, trình độ phát triển y tế của quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của công chức QLVH; còn trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo sẽ cung cấp và tạo điều kiện cho công chức QLVH có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động QLVH, đồng thời trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo trang bị cho công chức QLVH có phẩm chất đạo đức lành mạnh, trong sáng... do đó chất lượng công chức QLVH sẽ không ngừng được nâng cao.

Đội ngũ công chức QLVH muốn có được sức khỏe, thể lực, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, phong cách tốt, thì phải có điều kiện thường xuyên tập luyện, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thường kỳ đều đặn, đầy đủ. Hệ thống chăm sóc, bảo vệ sức khỏe càng tốt, thì chất lượng công chức QLVH sẽ ngày càng được nâng cao.

2.2.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức quản lý văn hóa

Nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức QLVH ở Việt Nam hiện nay là cần thiết khách quan, xuất phát từ các lý do sau:

2.2.4.1. Do yêu cầu đòi hỏi phát triển không ngừng của văn hóa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

KT-XH càng phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi của xã hội về phát triển văn hóa ngày càng cao. Ngược lại, nền văn mới phát triển lại tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH phát triển ở trình độ cao hơn. Trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam ngày càng phát triển đòi hỏi nền văn hóa XHCN ở nước ta phải ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả về chiều sâu và chiều rộng, cả về quy mô và hình thức, cả về mức độ và phạm vi, nhưng cơ bản là phát triển về chất lượng tức là đòi hỏi sự phát triển về chiều sâu của nền văn hóa Việt Nam, đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Để phát triển nền văn hóa mới XHCN ở nước ta, phải có lực lượng xây dựng, phát triển nền văn hóa, đó chính là đội ngũ công chức QLVH. Đội ngũ công chức đó phải đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, trong đó chất lượng công chức QLVH là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa. Hơn nữa, xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, thì nhu cầu đòi hỏi thưởng thức văn hóa của quần chúng nhân dân cũng càng cao. Tất cả những yêu cầu đó đòi hỏi ngành văn hóa phải không ngừng nâng cao toàn diện chất lượng của công chức QLVH cả về thể lực, trí lực, tâm lực thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hóa gắn với phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa và HNQT.


2.2.4.2. Do thực trạng chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển theo KTTT định hướng XHCN, gắn liền với quá trình đó thì nền văn hóa nước ta không ngừng đổi mới trong quá trình xây dựng, phát triển. Kết quả quá trình hình thành, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới của nước ta là thành quả của sự phát huy sức mạnh tổng hợp, hài hòa của các nhân tố cả về tài lực, nhân lực và vật lực của toàn dân tộc. Trong đó, nhân tố giữ vai trò quyết định là đội ngũ công chức QLVH.

Thực trạng những năm qua, công chức QLVH Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sự phát triển công chức QLVH còn nặng về số lượng, về chất lượng công chức QLVH chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ phát triển văn hóa trong thời kỳ mới, đặc biệt là trong điều kiện HNQT ngày càng sâu rộng.

Chất lượng công chức QLVH nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, nhất là những hạn chế về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, năng lực ngoại ngữ, tin học, phẩm chất đạo đức... Đội ngũ công chức QLVH được đào tạo đúng chuyên ngành văn hóa chính quy chiếm tỷ lệ chưa thật cao và còn xuất phát từ nhiều ngành nghề khác…

KT-XH của đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của xã hội càng cao, KTTT càng phát triển, thì nhu cầu phát triển văn hóa sẽ ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công chức QLVH thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

2.2.4.3. Do yêu cầu của quá trình chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa ngày càng sâu rộng

Do lực lượng sản xuất không ngừng phát triển và mang tính quốc tế hóa, điều này dẫn đến xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế là tất yếu khách quan. Việt Nam đang trong quá trình HNQT một cách toàn diện và ngày càng sâu rộng, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Quá trình hội nhập cũng tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Bên cạnh những mặt tích cực do HNQT đem lại, thì hội nhập cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ trong quá trình phát triển sự nghiệp văn hóa của đất nước.

HNQT ngày càng sâu rộng, thì văn hóa thế giới sẽ du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Kết quả, một mặt khuyến khích văn hóa trong nước ngày càng phát triển theo hướng hiện đại; nhưng mặt khác quá trình hội nhập lại có nguy cơ làm mất bản chất


văn hóa truyền thống dân tộc. Điều đó có nghĩa là cạnh tranh giữa văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa của nhân loại sẽ ngày càng gay gắt trong lãnh thổ quốc gia cũng như quốc tế.

Vấn đề đặt ra trong phát triển nền văn hóa Việt Nam phải được xây dựng và phát triển theo hướng: phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa Việt Nam theo phương hướng trên trong điều kiện HNQT ngày càng sâu rộng, thì nhân tố có tính quyết định là phải nâng cao chất lượng công chức QLVH.

2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao chất lượng công chức quản lý văn hóa và bài học rút ra cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2.3.1. Tổng quan kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao chất lượng công chức quản lý văn hóa

2.3.1.1. Kinh nghiệm của các nước phát triển

* Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp là một nước phát triển ở Châu Âu, đồng thời cũng là một trong những nước thực hiện chế độ công chức, trong đó có công chức QLVH sớm trên thế giới. Để trở thành công chức làm việc suốt đời trong ngành văn hóa cho Chính phủ và để quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLVH, ngành văn hóa ở Pháp đã thành lập một Hội đồng hành chính của ngành. Hội đồng này có chức năng, nhiệm vụ soạn thảo, sửa đổi chế độ, quy chế về quản trị nhân sự trong ngành văn hóa, đề xuất các ý kiến về giám định, tuyển dụng, điều động, đề bạt, thưởng phạt công chức trong ngành văn hóa.

- Về chế độ tuyển dụng công chức:

Chế độ tuyển dụng công chức nói chung và tuyển dụng đội ngũ công chức QLVH nói riêng của nước Pháp đều phải dựa trên những nguyên tắc nghiêm ngặt (Trần Anh Tuấn, 2012, tr.846). Trong đó có hai nguyên tắc cơ bản:

Một là, nguyên tắc bình đẳng: theo nguyên tắc này, thì mọi công dân đều được dự thi tuyển công chức của ngành văn hóa, không phân biệt nam, nữ, thành phần xuất thân, khuynh hướng chính trị, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, văn hoá…

Hai là, nguyên tắc tuyển chọn công chức loại ưu qua thi cử: theo nguyên tắc này, thì công tác tuyển chọn công chức văn hóa ở Pháp phải được tiến hành công khai,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023