Khái Niệm Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ


Tiểu kết chương 1

Có thể nói từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong nước và nước ngoài nghiên cứu về văn hóa và văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ, luận án đã tổng hợp và lần lượt tổng quan theo nhóm vấn đề bao gồm: thực trạng quy định về trách nhiệm công vụ của CBCC; thực trạng thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, nguyên nhân, và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ, các giải pháp nâng cao trách nhiệm công vụ của CBCC.

Thông qua việc nghiên cứu các công trình của các tác giải trước đó trên cơ sở phân tích, luận giải, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được luận giải rò ràng trong các công trình đã được công bố.

Quá trình nghiên cứu tổng quan các tài liệu cho thấy, hầu hết các công trình đều đề cập đến vấn đề trách nhiệm, đạo đức và việc thực hiện các quy định của công chức...Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập một cách chuyên sâu, bài bản, hệ thống về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong TTCV. Đây chính là một vấn đề quan trọng và là khoảng trống mà luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu để thực hiện một cách tốt nhất mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đã đặt ra.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TRÁCH NHIỆM

CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

2.1. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ

Văn hóa trách nhiệm (VHTN) của công chức hành chính trong thực thi công vụ (TTCV) là một khái niệm được cấu thành bởi nhiều khái niệm khác nhau, như: văn hóa, trách nhiệm, thực thi công vụ, công chức hành chính, văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ. Vì vậy để có được cách hiểu thống nhất và thấu đáo về khái niệm này, nghiên cứu sinh đã phân tích để làm rò nội hàm của các khái niệm trên.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 7

2.1.1. Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm có nội hàm rất rộng, là đối tượng nghiên cứu chính của một ngành khoa học độc lập - ngành Văn hóa học, nhưng khái niệm văn hóa và các nội hàm của nó cũng nhận được sự quan tâm và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: triết học, kinh tế học, chính trị học, luật học, hành chính học, quản lý nhà nước...

Trong cuốn Culture: a critical review of concept and definitions được xuất bản năm 1952, hai tác giả A.L. Kroeber và Kluckhohn đã giới thiệu hơn 160 định nghĩa của các nhà khoa học khác nhau cho khái niệm “văn hóa”. Tuy nhiên, Edward Burnett Tylor (1832-1917) - nhà nhân chủng học người Anh mới được coi là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa. Theo Tylor: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội” [2].

Các nhà khoa học ở Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Năm 1938, học giả Đào Duy Anh đã đưa ra định


nghĩa: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: văn hóa tức là sinh hoạt” [11].

Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [61 (tập 3, tr 458)].

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm (1996) định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [83].

Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".

Cuối thế kỷ XX, trong “Tuyên bố về chính sách văn hóa” tại Hội nghị quốc tế về chính sách văn hóa của UNESCO họp từ ngày 26-7 đến ngày 6-8- 1982 ở Mêhicô, các nhà khoa học của UNESCO đã định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại - being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”.

Năm 2002, trong tuyên bố chung về văn hóa, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ


thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.

Trên cơ sở phân tích nội hàm của thuật ngữ “văn hóa” từ định nghĩa của những nhà nghiên cứu đi trước, trong Luận án này, khái niệm “văn hóa” được hiểu như sau: “Văn hóa là sản phẩm của xã hội loài người, được hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và giữa các nhóm xã hội với nhau. Văn hóa không phải là yếu tố bất biến mà nó là một yếu tố thường xuyên biến đổi. Yếu tố văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác thông qua nhiều con đường khác nhau. Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh đặc trưng, phương thức sống của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng, mỗi nhóm xã hội. Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì trật tự, sự bền vững của xã hội”.

2.1.2. Khái niệm về trách nhiệm

Trách nhiệm là một loại nghĩa vụ, bổn phận cần phải thực hiện, được xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, có xã hội ắt phải có trách nhiệm, mỗi cá nhân sống trong một xã hội đều phải tuân thủ các quy tắc, quy định mang tính bắt buộc do xã hội đó đặt ra. Xét theo chủ thể, trách nhiệm được phân thành hai loại: trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể. Trách nhiệm cá nhân để chỉ việc một cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi phải thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của mình. Trách nhiệm tập thể để chỉ một tập thể phải chịu trách nhiệm đến cùng về các nhiệm vụ do tập thể đó đứng ra thực thi, hoặc có nghĩa vụ phải thực thi dưới phạm vi góc độ pháp lý. Các trách nhiệm cá nhân và tập thể thường được căn cứ dựa theo các chuẩn quy định pháp luật của mỗi quốc gia.

Bàn sâu về trách nhiệm cá nhân, có thể thấy với mỗi cá nhân đều phải thực hiện rất nhiều loại trách nhiệm. Trách nhiệm cá nhân bao hàm những việc cá nhân không thể không thực hiện, bắt buộc phải thực hiện. Trách


nhiệm thể hiện: tâm thái, thái độ, nguyên tắc, tác phong, phong cách, thói quen, tư tưởng, trí tuệ... của mỗi cá nhân. Trách nhiệm thể hiện nhân sinh quan, giá trị quan của mỗi cá nhân, là cách mà mỗi cá nhân đối diện với xã hội. Trách nhiệm vừa là sự đảm nhận, gánh vác, nhưng cũng bao hàm cả ý nghĩa "trả giá", nghĩa là với mỗi việc cá nhân đảm nhận, gánh vác đều sẽ nhận được những kết quả tương ứng nếu cá nhan đó vi phạm, nghĩa vụ, bổn phận của mình.

Cũng như khái niệm “văn hóa”, hiện nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “trách nhiệm”. Theo tác giả Đỗ Minh Hợp (2007): “Trách nhiệm là bổn phận phải thực hiện, nó còn là điều không được làm, được làm, phải làm và nên làm... Trách nhiệm là những gì mà họ buộc phải làm và phải chịu sự giám sát của người khác” [45]. Tác giả Nguyễn Văn Phúc (2008) lại cho rằng, trách nhiệm “thường được hiểu là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình” [73]. Hay theo Cao Minh Công (2012): “trách nhiệm là sự thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của chủ thể đối với người khác, với xã hội một cách tự giác. Trách nhiệm đối lập với vô trách nhiệm, gắn liền với chịu trách nhiệm” [20].

Có thể thấy nội hàm của khái niệm "trách nhiệm" bao gồm các yếu tố: Trách nhiệm là sự ý thức về bổn phận với một việc gì đó; Trách nhiệm là khả năng hiện thực hóa ý thức, bổn phận ấy trong thực tiễn; Trách nhiệm được hình thành dựa trên các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, hoặc các quy định của pháp luật; Trách nhiệm bao gồm những việc cá nhân cần hoặc bắt buộc phải thực hiện tương ứng với vai trò mà cá nhân đang đảm nhận trong xã hội; Trách nhiệm gắn với "sự trả giá" hay "sự gánh chịu hậu quả".

Với nội hàm như vậy, trong nghiên cứu này, khái niệm "trách nhiệm" được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của một cá nhân hoặc tổ chức cần phải thực hiện theo quy định pháp luật hoặc quy định, quy tắc của xã hội, của tổ chức nhằm bảo đảm trật tự, ổn định, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong


trường hợp một cá nhân hay tổ chức không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ, bổn phận đã được quy định thì phải chịu hậu quả tương ứng.

2.1.3. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm

“Văn hóa” là một khái niệm đa diện, có nội hàm rộng và khái niệm “trách nhiệm” cũng là một khái niệm khá rộng, khó minh định. Chính vì vậy, khi bàn về khái niệm “văn hóa trách nhiệm” cũng rất khó để tìm được sự thống nhất trong quan niệm và cách hiểu.

Mặc dù khái niệm VHTN được bàn đến ngày càng nhiều, tuy nhiên có rất ít định nghĩa mang tính khoa học và có hệ thống cho khái niệm này. Hiện nay, khái niệm “văn hóa trách nhiệm” thường được hiểu dưới hai khía cạnh: thứ nhất, trách nhiệm chính là một nội dung của văn hóa, là một bộ phận hợp thành của văn hóa; thứ hai, trách nhiệm chính là kết quả cuối cùng của văn hóa. Ở cả hai khía cạnh đều có thể thấy: trách nhiệm là yếu tố tiền đề của văn hóa, trách nhiệm tạo nên văn hóa, kết quả của trách nhiệm tạo nên văn hóa. Ngược lại, văn hóa làm cho trách nhiệm đầy đủ hơn, được thực thực hiện tốt hơn Đồng thời, khi bàn đến VHTN là bàn đến những yếu tố tích cực của trách nhiệm, là sự thẩm thấu các giá trị văn hóa vào công việc được đảm nhận.

VHTN không phải là yếu tố tự nhiên có, mà được dần dần hình thành trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể. Đồng thời, VHTN cũng không phải là yếu tố bất biến, nó có thể được phát triển ngày một tốt hơn, nhưng cũng có thể dần dần mất đi, nếu như mỗi cá nhân, tập thể không tự ý thức trong việc duy trì và bồi đắp.

Trong phạm vi đề tài luận án, khái niệm “văn hóa trách nhiệm” được hiểu là một hệ thống các giá trị (các giá trị này bao gồm tinh thần, thái độ làm việc; cách giao tiếp, ứng xử với lãnh đạo, đồng nghiệp và người dân; đạo đức, lối sống; phong thái, tác phong…) được hình thành trong quá trình cá nhân hay tập thể thực hiện các trách nhiệm tương ứng với vị trí, vai trò đang đảm nhận của mình.


VHTN chính là sự sẵn sàng chịu trách nhiệm về tất cả những kết quả đạt được từ việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của cá nhân hay tập thể.

2.1.4. Khái niệm về công chức hành chính

Trong lịch sử ra đời và phát triển của nền công vụ, có thể thấy bất cứ Nhà nước nào đều cần xây dựng và quản lý một đội ngũ công chức bao gồm những người có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc vì bổn phận của mình trước nhân dân.

Khái niệm công chức đã, đang và sẽ luôn tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nước hiện đại, nhưng quan điểm thế nào là công chức thì còn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau. Dưới cách hiểu chung: "Công chức là những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan Nhà nước, do ngân sách Nhà nước trả lương", mỗi nước đều xây dựng cho mình những khái niệm riêng phù hợp với quan niệm về hoạt động công vụ, chế độ chính trị, văn hóa và lịch sử phát triển của họ.

Nền công vụ truyền thống Pháp quy định về công chức khá rò ràng. Điều 2 Chương II Quy chế chung về công chức Nhà nước của Pháp năm 1994 xác định: "Công chức là người được bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên với thời gian làm việc trọn vẹn và được biên chế vào một ngạch trong thứ bậc của các cơ quan HCNN, các cơ quan ngoại biên hoặc các công sở Nhà nước". Trong những năm gần đây, một khái niệm khác được thừa nhận là: "Công chức bao gồm toàn bộ những người được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ (công xã, tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào làm việc thường xuyên trong một công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện và được biên chế vào một ngạch của nền hành chính công". Theo cách hiểu này, công chức Pháp gồm 3 loại: công chức chính phủ trung ương, công chức trực thuộc cộng đồng lãnh thổ và công chức thuộc các cơ quan công ích công lập (chẳng hạn các bệnh viện công lập), tuy nhiên nhân viên làm việc tại nghị viện hoặc tại các tòa án không phải là công chức.


Ở Anh, khái niệm công chức bao hàm những nhân viên cấp dưới của các quan chức điều hành chính phủ. Công chức thường được tuyển dụng thông qua thi tuyển một cách công khai, và sẽ không có sự thăng tiến hoặc thụt lùi về thứ bậc trong nội các; những người thông qua bầu cử hoặc bổ nhiệm chính trị, hoặc là nhân viên trong chính phủ địa phương sẽ không phải là công chức. Có rất nhiều quốc gia khối thịnh vượng chung thuộc nhóm này. Đặc điểm của nó là (i) trung lập chính trị, công chức sẽ không bị thay thế bởi sự thay đổi về quyền lực chính trị (thay đổi về đảng cầm quyền), công việc chủ yếu của công chức là thi hành chính sách mà không phải là chế định chính sách, chính sách thất bại công chức cũng sẽ không bị sa thải nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội; (ii) lựa chọn tốt nhất: công chức được tuyển dụng thông qua một chế độ thi cử trung lập nhằm đảm bảo lựa chọn được những công chức thật sự có tài năng.

Ở Mỹ, công chức chính phủ liên bang Mỹ để chỉ những người TTCV trong cơ quan hành chính của chính phủ liên bang. Nhân viên làm việc trong Quốc hội, các pháp quan làm việc trong tòa án không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật công chức nước này; quân nhân và những người làm việc trong các chính Đảng, các tổ chức phi chính phủ cũng không được coi là công chức. Quan hệ giữa Chính phủ và công chức là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê, ngoài việc điều chỉnh theo Luật hành chính, quan hệ này còn được điều chỉnh bằng hợp đồng dân sự.

Tại Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại: công chức quốc gia và công chức địa phương.

Tại Trung Quốc, công chức để chỉ các nhân viên làm việc trong chính phủ nước Cộng hòa nhân dân dân Trung Hoa nhằm thực hiện công vụ nhà nước, quyền lực HCNN. Công chức nhà nước được phân thành hai loại: công chức chính trị và công chức nghiệp vụ. Công chức chính trị được quản lý dựa theo hiến pháp và Luật tổ chức, thực hiện chế độ nhiệm kỳ và chịu sự giám sát chặt chẽ, công khai của xã hội. Công chức nghiệp vụ được quản lý dựa

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí