hướng tích cực, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn; đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch,
đề bạt cán bộ.
3.2.3.4. Về trình độ quản lý nhà nước
Trình độ đào tạo về QLNN của công chức QLVH thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức về QLNN, cơ cấu tổ chức nhà nước của nền hành chính quốc gia, về cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước… Với chức năng, nhiệm vụ của mình, công chức QLVH của Bộ VHTTDL cần phải có trình độ đào tạo về QLNN và đây là một trong những tiêu chuẩn chính để nâng ngạch công chức. Trình độ QLNN của Bộ VHTTDL được thể hiện thông qua bảng 3.8.
Qua bảng 3.8 ta thấy số công chức QLVH được đào tạo kiến thức về QLNN ngày càng tăng. Năm 2011 mới có 75,8% số công chức có kiến thức QLNN, thì năm 2016 con số đó đã là 89,9%. Trong đó đáng chú ý là số công chức có trình độ chuyên viên cao cấp và tương đương tăng từ 7,9% năm 2011 tăng lên 11,9% năm 2015 và lên 12,9% vào năm 2016. Đặc biệt là số công chức có trình độ chuyên viên chính và tương đương tăng khá cao: từ 29,6% năm 2011 lên 50,6% vào năm 2016.
Bảng 3.8: Trình độ đào tạo về QLNN của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: người
Số lượng công chức | ||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Chuyên viên cao cấp và tương đương | 52 | 60 | 67 | 76 | 78 | 79 |
Chuyên viên chính và tương đương | 195 | 207 | 221 | 287 | 302 | 335 |
Chuyên viên và tương đương | 252 | 246 | 239 | 226 | 203 | 198 |
Cộng số công chức được đào tạo QLNN | 499 | 513 | 527 | 589 | 583 | 662 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Đang Phát Triển Ở Châu Á
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch
- Cơ Cấu Công Chức Qlvh Giai Đoạn 2011-2016 Của Bộ Vhttdl Chia Theo Giới Tính
- Về Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Công Chức Quản Lý Văn Hóa
- Kết Quả Khảo Sát Nguyên Nhân Hạn Chế Về Trình Độ Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Của Công Chức Qlvh
- Những Căn Cứ Để Xác Định Quan Điểm Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Công Chức Quản Lý Văn Hóa
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
3.2.3.5. Về trình độ tin học
- Trình độ tin học không phải là chuyên môn hẹp của công chức QLVH, nhưng trình độ tin học của công chức QLVH có vai trò rất quan trọng, là yếu tố hỗ trợ đắc lực thực hiện nhiệm vụ của công chức QLVH. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát
triển mạnh mẽ như ngày nay mọi công việc của công chức QLVH hầu như đều có liên quan đến tin học. Trình độ tin học cao sẽ là yếu tố có tính chất đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất lao động trong hầu hết các công việc, nhiệm vụ của công chức QLVH, làm giảm đáng kể thời gian hoàn thành công việc và nâng cao chất lượng của công việc QLVH.
Hiểu rõ vai trò quan trọng của tin học đối với thực hiện và hoàn thành công việc, nhiệm vụ của công chức QLVH, trong những năm qua Bộ VHTTDL đã có nhiều biện pháp, phối hợp cá nhân và tập thể để công chức QLVH đạt được một mức độ nhất định đáp ứng cơ bản nhiệm vụ được giao. Trình độ tin học của đội ngũ công chức QLVH được thể hiện qua biểu 3.2 dưới đây.
Biểu đồ 3.2: Trình độ tin học của công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy trình độ tin học của công chức QLVH không ngừng tăng lên. Nếu năm 2011 chỉ có 09 công chức (chiếm 1,4%) có trình độ trung cấp tin học trở lên, năm 2016 tăng lên 19 công chức (chiếm 2,9%). Chứng tỏ rằng, công chức QLVH ngày càng áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công việc được giao, thể hiện xu hướng phát triển của công chức hiện đại.
Về chứng chỉ tin học, nếu năm 2011 có 545 người (chiếm 82,9%), năm 2013 có 576 người (chiếm 84,7%) thì năm 2016 đã có 628 người (chiếm 85,3%).
Tuy nhiên, trình độ tin học của công chức QLVH mới chủ yếu là có chứng chỉ, trình độ trung cấp trở lên là rất thấp. Trong khi làm việc trong thời đại bùng nổ thông tin, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì trình độ tin học như trên khó đáp ứng tốt được nhiệm vụ đặt ra. Chính vì vậy, thông qua số liệu khảo sát, điều tra của tác giả khi đặt câu hỏi về công chức QLVH hiện nay có đáp ứng được trình độ tin học trong thực hiện nhiệm vụ không? Kết quả thu được có đến 80% có ý kiến cho rằng còn một số ít công chức không đáp ứng được; 18% có ý kiến cho rằng hoàn toàn đáp ứng được; chỉ có 2% cho là đáp ứng tốt. Điều đó chứng tỏ rằng tin học cũng là một trong những vấn đề cần phải nâng cao thêm nhiều, đặc biệt là những năm tới khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ (Hình 3.1)
Biểu đồ 3.3: Mức độ đáp ứng tin học của công chức QLVH Bộ VHTTDL giai đoạn 2011-2016
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (tháng 5/2016)
3.2.3.6. Về trình độ ngoại ngữ
Cũng như tin học, ngoại ngữ không phải là chuyên môn chính của công chức QLVH, nhưng ngoại ngữ là yếu tố bổ trợ, có tác động khá lớn đến thực hiện và hoàn thành công việc đối với công chức QLVH của Bộ VHTTDL. Ngoại ngữ có vai trò lớn đối với công chức QLVH trong điều kiện HNQT sâu rộng hiện nay; tạo điều kiện cho công chức nhận thức và tiếp thu tốt hơn những tinh hoa, thành công và tránh được
những kinh nghiệm không thành công của các quốc gia để vận dụng kinh nghiệm của họ trong phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Với vai trò quan trọng đó của ngoại ngữ, trong thời gian qua cơ quan Bộ VHTTDL đã quan tâm, chú ý tạo điều kiện và có các biện pháp khuyến khích công chức nâng cao trình độ về ngoại ngữ. Kết quả là trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH của Bộ VHTTDL đặc biệt là trình độ tiếng Anh đã đạt được những thành tựu khá tốt (xem bảng 3.9).
Bảng 3.9: Trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH giai đoạn 2011 – 2016
Đơn vị tính: người
Số lượng công chức | ||||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Tổng số lượng công chức | 658 | 668 | 680 | 707 | 701 | 736 |
Tiếng Anh | 529 | 546 | 566 | 599 | 598 | 641 |
Đại học trở lên | 47 | 55 | 63 | 75 | 70 | 74 |
Chứng chỉ (A,B,C) | 482 | 496 | 503 | 524 | 528 | 567 |
Ngoại ngữ khác | 99 | 100 | 101 | 69 | 70 | 75 |
Đại học trở lên | 24 | 26 | 27 | 27 | 25 | 25 |
Chứng chỉ (A,B,C) | 75 | 74 | 74 | 42 | 45 | 50 |
Cộng số công chức được đào tạo ngoại ngữ | 628 | 651 | 667 | 668 | 668 | 716 |
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Qua bảng 3.9 ta thấy, trình độ tiếng Anh của công chức QLVH không ngừng tăng. Năm 2011 mới chỉ có 80,4% số công chức có tiếng Anh, năm 2016 con số đó đã tăng lên 87%. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm tới 13,4% (tiếng Anh là 10%; ngoại ngữ khác là 3,4%)
Tuy nhiên, để có trình độ ngoại ngữ tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian học liên tục hay không; năng khiếu, điều kiện hoàn cảnh học ngoại ngữ của từng
trường, vị trí của từng công việc, có liên quan nhiều đến ngoại ngữ hay không… Vì vậy, trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH của Bộ VHTTDL không đồng đều, và nhìn chung trình độ ngoại ngữ chưa cao, mức độ, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong đáp ứng thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. (xem hình 3.2)
Biểu đồ 3.4: Mức độ đáp ứng ngoại ngữ của công chức QLVH Bộ VHTTDL
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 5/2016
Qua kết quả khảo sát của tác giả đối với việc tự đánh giá về trình độ ngoại ngữ của công chức QLVH trong đáp ứng công việc, thì còn tới 22% ý kiến được hỏi trả lời là đại bộ phận công chức không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ. Tuy nhiên có tới 38% trả lời là cơ bản công chức QLVH đáp ứng được và 40% trả lời là một số ít không đáp ứng được.
3.2.3.7. Về kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp, nhất là kỹ năng làm việc, trong đó có kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là hết sức quan trọng. Đối với chất lượng công chức QLVH, kỹ năng nghề nghiệp là một thuật ngữ có nội hàm rất rộng, bao gồm cả các kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn, vận dụng lý thuyết, văn hóa, pháp luật vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của công chức QLVH. Ngoài ra, các kỹ năng sử dụng, vận dụng tin học, ngoại ngữ trong công việc; kỹ năng hiểu biết, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của mình và của tổ chức mà bản thân công chức đang làm việc; kỹ năng phối hợp, hợp tác, kết hợp giữa các công
chức trong một đơn vị, tổ chức, để thực hiện tốt công việc của mỗi công chức và của tổ chức…
Biểu đồ 3.5: Kỹ năng làm việc độc lập của công chức QLVH
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 5/2016
Như vậy, nếu có kiến thức tốt thì chưa chắc một công chức đã thực hiện và hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao. Muốn thực hiện, hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao thì người công chức còn cần phải có kỹ năng nghề nghiệp tốt. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người công chức nói chung và người công chức QLVH nói riêng. Trong kỹ năng nghề nghiệp, thì kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là đặc biệt chú ý đối với đội ngũ công chức QLVN.
Những năm qua, cơ quan Bộ VHTTDL đã tập trung mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho công chức QLVH, nên kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức QLVH đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua hình 3.3 và 3.4.
Về kỹ năng làm việc độc lập (xem hình 3.3), số ý kiến nhận xét về kỹ năng làm việc độc lập của công chức QLVH ở mức độ khá chỉ chiếm 21%, mức độ tốt là 19%, mức độ trung bình chiếm tới 60%. Như vậy kỹ năng làm việc độc lập của đội ngũ công chức QLVH ở mức trung bình là quá cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ VHTTDL.
Về kỹ năng làm việc nhóm (xem hình 3.4), số ý kiến đánh giá về kỹ năng ở mức độ tốt là 14%, mức độ khá là 51%. Tuy nhiên, số ý kiến đánh giá về kỹ năng ở mức độ trung bình còn chiếm tới 35%. Như vậy, kỹ năng làm việc nhóm của công
chức QLVH ở mức độ tốt thấp hơn mức tốt của kỹ năng làm việc độc lập, nhưng mức
độ khá cao hơn và mức độ trung bình thấp hơn đáng kể (35%/60%).
Tuy nhiên, theo khảo sát đánh giá nhìn chung kỹ năng làm việc của đội ngũ công chức QLVH (cả kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm) ở mức độ trung bình là chính. Điều này đặt vấn đề cần phải có giải pháp để nâng cao kỹ năng làm việc của công chức QLVH trong thời gian tới.
Biểu đồ 3.6: Năng lực làm việc nhóm của đội ngũ công chức QLVH
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 5/2016
3.2.4. Thực trạng về phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp
Có thể nói công chức QLVH làm việc trong cơ quan Bộ VHTTDL là cơ quan văn hóa đại diện bộ mặt của quốc gia Việt Nam, thì từng cá nhân công chức, từng đơn vị bộ phận và cả tập thể cơ quan Bộ VHDLDL phải hết sức ý thức và nỗ lực phấn đấu trên mọi bình diện. Là một cơ quan văn hóa ở cấp trung ương cao nhất, Bộ VHTTDL xác định nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, ý thức của công chức QLVH là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và là một trong những vấn đề trung tâm cần rèn luyện nâng cao của công chức QLVH.
Từ sự nhận thức đó, trong những năm qua ngoài việc xây dựng quy hoạch đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tăng cường về thể chất và tinh thần của đội ngũ công chức QLVH, Bộ VHTTDL còn phải chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, ý thức của công chức QLVH. Phương pháp thực hiện là kết hợp tổng hòa đa dạng hóa các hình thức giáo dục, rèn luyện; kết hợp tổng hòa các bộ phận, các tổ chức, đoàn thể
chính quyền, Đảng, Đoàn, công đoàn trong cơ quan Bộ, thông qua việc thường xuyên triển khai vận dụng các nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, văn bản của Chính phủ, của Bộ, Ban, Ngành. Học tập luôn có thu hoạch, tổng kết để mỗi tổ chức, mỗi công chức liên hệ các nghị quyết, văn bản, pháp luật với thực tiễn hoạt động của cơ quan, của bản thân từng công chức kể cả công chức lãnh đạo, quản lý đến công chức làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn…
Qua các đợt học tập đó, cơ quan, đơn vị có điều kiện để rà soát, nhắc nhở, góp ý nhau, chỉ ra những ưu điểm, những mặt mạnh cũng như những thiếu sót, hạn chế, những mặt còn yếu kém cần khắc phục của từng công chức QLVN. Trên cơ sở đó, đội ngũ công chức QLVH tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm, chan hòa trong công tác và do đó tăng thêm tinh thần đoàn kết, giúp đỡ trong cơ quan, đơn vị cả những lúc công tác thực hiện nhiệm vụ cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Cơ quan Bộ VHTTDL còn thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về đạo đức, tác phong, phong cách làm việc chính quy, hiện đại; học tập, tập huấn về các kỹ năng làm việc, kỹ năng ứng xử văn minh, lịch sự và hiệu quả giữa các công chức với nhau, kỹ năng ứng xử với các đối tượng phục vụ và kỹ năng ứng xử với các đối tác của đội ngũ công chức QLVH cả trong và ngoài nước. Tạo ra môi trường văn hóa công sở của Bộ VHTTDL đẹp, lịch sự, văn minh, hiện đại trong điều kiện KTTT và HNQT.
Để có được những ý thức, tác phong đó, Bộ VHTTDL luôn tổ chức những buổi học tập nội quy, quy chế làm việc cho công chức. Đề cao chế độ thi đua khen thưởng, thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc về việc thực hiện quy chế của từng đơn vị cũng như của các công chức trong cơ quan.
Ngoài ra, ý thức, tác phong nghề nghiệp của công chức QLVH còn được thể hiện trong việc ý thức chấp hành nội quy, quy chế, tổ chức kỷ luật trong công tác, bao gồm: chấp hành nội quy, quy chế về giờ giấc làm việc, chất lượng, hiệu quả trong giờ làm việc ở cơ quan đơn vị; chấp hành về trang phục, tác phong phải lịch sự, hiện đại, công nghiệp… cũng ngày càng được nâng cao.
Bộ VHTTDL còn thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong cơ quan Bộ nhân dịp các ngày lễ, sự kiện kỷ niệm lớn trong năm; đặc biệt là phong trào thi đua học tập phong cách làm việc và đạo đức của Hồ Chí Minh. Các phong trào thi đua đã luôn được đông đảo đội ngũ công chức QLVH nhiệt tình tham gia. Đơn vị, cơ quan Bộ có phát động, có kiểm tra, giám sát, có tạo điều kiện và có sơ kết, tổng kết các phong