Mặc dù khó có thể đánh giá một cách cụ thể về quá trình phát triển của đội ngũ công chức hành chính ở nước ta do không có được các số liệu thống kê chi tiết cho từng năm, từng giai đoạn, tuy nhiên về mặt tổng thể, có thể thấy rất rò một xu hướng, đó là trong những năm gần đây, đội ngũ công chức hành chính của nước ta đang có xu hướng tinh gọn hơn để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay, trung bình mỗi năm đội ngũ công chức hành chính giảm xấp xỉ 4.000 người. Tuy có sự giảm về số lượng, nhưng trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nước ta ngày càng được nâng lên. Năm 2005, đội ngũ CBCC hành chính của nước ta có 0,4% có trình độ tiến sĩ; 3,7% có trình độ thạc sĩ; 51,9% có trình độ cử nhân [97]. Đến năm 2016, theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ, số người có trình độ tiến sĩ là 0,71%; có trình độ thạc sĩ là 10,43%; có trình độ cử nhân là 75,75%.
3.2. Thực trạng thể chế về văn hóa trách nhiệm của công chức
3.2.1. Quan điểm của Đảng về đề cao vai trò, trách nhiệm của công chức
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô cùng coi trọng công tác cán bộ, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [61; t5, tr269], “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [61; t6, tr46]. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [61; t5, tr46]. Quán triệt tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và dìu dắt Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đến thời kỳ xây dựng, đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm công tác xây dựng đội ngũ CBCC, xác định rò đây là khâu then chốt để đảm bảo thành công sự nghiệp cách mạng và xây dựng, phát triển đất nước. Quan điểm, chủ trương này của Đảng luôn được thể hiện nhất quán trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng qua các nhiệm kỳ.
Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) nhấn mạnh: “vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [108; tr63].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [109; tr63]. Đại hội IX nhấn mạnh: “Sau khi có đường lối đúng, phẩm chất và năng lực của cán bộ là vấn đề có ý nghĩa quyết định, không những quyết định việc tổ chức thực hiện thành công mà còn quyết định cả mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân”, đồng thời, đề ra nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, có năng lực và “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức” [110 tr141].
Kể từ Đại hội Đảng Khóa IX, vấn đề trách nhiệm của đội ngũ CBCC, đặc biệt là CBCC với vai trò người đứng đầu, thủ trưởng trong các cơ quan nhà nước thường xuyên được đề cập tới trong các Nghị quyết của Đảng. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa IX đã nêu rò về trách nhiệm của đội ngũ CBCC giữ cương vị trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương: "...phải chịu trách nhiệm trước khuyết điểm tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong ngành, địa phương, đơn vị mình. Những cơ quan, đơn vị có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó dù không trực tiếp vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật thích hợp".
Văn kiện Đại hội X xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính là: "tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, phân cấp và làm rò quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị và người đứng đầu cơ quan"; "tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng trong cơ quan nhà nước".
Có thể bạn quan tâm!
- Thể Hiện Vai Trò Vai Trò Và Ý Nghĩa Quan Trọng Trong Việc Nâng Cao Hiệu Lực, Hiệu Quả Thực Thi Công Vụ
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ Ở Nước Ta Hiện Nay
- Khái Quát Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Đội Ngũ Công Chức Hành Chính Ở Việt Nam
- Biểu Đồ Mức Độ Hài Lòng Của Người Dân Với Một Số Loại Dịch Vụ Hành Chính Công
- Phong Thái, Tác Phong Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ
- Tỷ Lệ Người Trả Lời Cho Biết Cuộc Gặp Với Cán Bộ Ubnd Xã/phường Để Giải Quyết Khúc Mắc Có Kết Quả Tốt (%)
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu: "thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham những, lãng phí nghiêm trọng".
Kết luận Hội nghị Trung ương 9 khóa X và Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đặt ra yêu cầu: "Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong TTCV của CBCC thuộc phạm vi mình quản lý". Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu về xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ tổng quát giai đoạn 2016-2022 được đề ra trong Văn kiện Đại hội XII là "...Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...".
Ngày 19/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm: "cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
Chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm".
Nghị quyết cũng đã đề ra một hệ thống các giải pháp, trong đó có rất nhiều giải pháp liên quan đến việc đề cao tính trách nhiệm cá nhân của CBCC nói chung, đặc biệt là đội ngũ CBCC là người đứng đầu các cơ quan nhà nước.
3.2.2. Chính sách và quy định của Nhà nước về trách nhiệm của công chức
Để quan điểm, chủ trương của Đảng về trách nhiệm của công chức đi vào thực tiễn, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của công chức trong quá trình TTCV.
Ngày 26/2/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, về việc ban hành Quy tắc ứng xử của CBCC, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Ngày 2/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN. Mục đích của quy chế nhằm “Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBCC, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” (Khoản 2, điều 3). Trên cơ sở đó, quy chế đã đưa ra những nội dung quy định cụ thể về trang phục, giao tiếp và ứng xử của CBCC, viên chức khi thi hành nhiệm vụ.
Sau khi Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN được ban hành, rất nhiều Bộ, ngành, địa phương đã ban hành các quy định riêng hoặc xây dựng kế hoạch để triển khai quy chế này, như Bộ Tư pháp (Quyết định số 86/QĐ-BTP, ngày 18/01/2008); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 370/QĐ-BNN-VP, ngày 28/01/2008; Quyết định số 1051/QĐ-
BNN-VP, ngày 9/4/2008); Tòa án nhân dân tối cao (Quyết định số 1253/2008/QĐ-TANDTC, ngày 18/9/2008); Bộ Giao thông vận tải (Quyết định số 2534/QĐ-BGTVT, ngày 18/8/2008); Bộ Y tế (Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT, ngày 18/8/2008); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quyết định số 61/2008/QĐ-BVJTTDL, ngày 31/7/2008)…
Ngày 13/11/2008, Chủ tịch Quốc hội đã ký thông qua Luật Cán bộ, công chức. Vấn đề trách nhiệm của CBCC được quy định thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ, việc chịu trách nhiệm cá nhân đối với hiệu quả công việc; những nội dung công việc công chức không được thực hiện... Luật Cán bộ, công chức (2008) cũng đã dành 3 điều (Điều 8, Điều 9, Điều 10) để quy định về các nghĩa vụ của CBCC; trong đó Điều 8 quy định về việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thể chế chính trị, chế độ nhà nước và nhân dân; Điều 9 quy định về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong thi hành công vụ; Điều 10 quy định về nghĩa vụ của cán bô, công chức là người đứng đầu. Điều 28 và Điều 56 quy định trách nhiệm là một trong 6 nội dung cần thiết khi đánh giá công chức.
Một trong số những mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết số 30c/NQ- CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về việc ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 đó là "Xây dựng đội ngũ CBCC, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước". Đồng thời, Nghị quyết cũng đã đề ra một hệ thống các nhiệm vụ nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong đó có: "...quy định rò nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của công chức, viên chức;...", "Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CBCC, viên chức".
Ngày 18/10/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ -TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” trong đó có quan điểm chỉ đạo: “Ban hành các quy định của Chính phủ đề cao trách nhiệm trong hoạt động TTCV của CBCC và gắn chế độ trách
nhiệm cùng kết quả TTCV với các chế tài về khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đãi ngộ. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu”.
Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ còn được quy định cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (năm 2009) và Luật Hình sự (năm 2015). Tại Khoản 2 Điều 10 của Luật này quy định: Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án; b) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật Hình sự (2015) đã dành chương XXIII để quy định về các tội phạm về chức vụ. Trong đó có điều 360 quy định về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, với khung hình phạt cao nhất có thể lên tới 12 năm tù giam.
Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan HCNN các cấp cũng đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm của đội ngũ CBCC, viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Chỉ thị nêu rò: "Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra việc CBCC, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, tuyển sinh, công chứng, chứng thực, khám chữa bệnh…"; Đối với CBCC, viên chức và người lao động, trong chỉ thị cũng nêu rò: "Nghiêm túc thực hiện công
việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc...".
Ngày 27/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ. Mục tiêu của Đề án nhằm “Nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCC, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội” (Điều 1). Đề án đã làm rò các tiêu chí cụ thể trong bốn nhóm nội dung của văn hóa công vụ bao gồm: Tinh thần, thái độ làm việc của CBCC, viên chức; Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của CBCC, viên chức; Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của CBCC, viên chức; Trang phục của CBCC, viên chức.
Ngày 22/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Chỉ thị đã đưa ra bốn nhóm giải pháp chính và phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp này. Chỉ thị cũng đặc biệt đề cao vai trò của người đứng đầu: “trước hết người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi QLNN được giao… Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để CBCC, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái”. Đồng thời, chỉ thị cũng nhấn mạnh đến giải pháp về “Xây dựng đội ngũ CBCC vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”.
3.3. Kết quả đạt được trong việc thực thi quy định về văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức hành chính ở Việt Nam
3.3.1. Chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái độ làm việc của công chức hành chính
3.3.1.1. Những kết quả đạt được
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ 2016 -2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định phương châm hành động của Chính phủ nhiệm kỳ này là xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân” [44].
Phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương vào ngày 28/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến phương châm của Chính phủ trong năm 2018 theo mười chữ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Trong mười chữ vàng đều hàm ý rất lớn đến tăng cường chất lượng TTCV của đội ngũ CBCC, trong đó có đội ngũ công chức hành chính để góp phần xây dựng nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt cho các tổ chức và nhân dân.
Quan điểm này của Thủ tướng đã cho thấy tư duy của người đứng đầu Chính phủ về nền hành chính, nền công vụ đã hoàn toàn thay đổi: từ một nền hành chính quan liêu bao cấp với cơ chế xin - cho đã chuyển sang một nền hành chính phục vụ, coi tổ chức và công dân trở thành “khách hàng”, “đối tượng phục vụ” của nền công vụ, lấy sự hài lòng của tổ chức, của công dân làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của nền công vụ.
Trong Chương trình tổng thể công chức hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ đặt ra một trong các mục tiêu quan trọng là: "bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN đạt mức trên 60% vào năm 2015 trên 80% vào năm 2020", đồng thời cũng xác định: "xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, chú trọng cải cách chính sách tiền lương