Về Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Công Chức Quản Lý Văn Hóa


trào thi đua. Đồng thời kịp thời thực hiện khen thưởng, phê phán những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc thiếu tích cực trong các phong trào đó của đơn vị.

Bộ VHTTDL cũng rất chú ý công tác xây dựng và thực hiện dân chủ, thực hiện văn hóa công sở trong cơ quan, tạo tinh thần vô tư, thoải mái trong mọi hoạt động của đội ngũ công chức. Do đó, đã kích thích được tính chủ động, sáng tạo của công chức trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần vào những thành tích của cơ quan và của Bộ VHTTDL trong những năm qua.

Tuy nhiên do cách thức, phương thức tiến hành của từng đơn vị trong cơ quan Bộ, do nhận thức và trình độ của mỗi công chức QLVH, vì vậy không tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực còn tồn tại trong một bộ phận nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý và trong đội ngũ công chức QLVH của Bộ VHTTDL.

3.2.5. Về kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lý văn hóa

Thứ nhất, về tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật QLNN trong lĩnh vực hoạt động văn hóa:

- Giai đoạn 2011-2016, đội ngũ công chức QLVH đã tham mưu và phối hợp tham mưu, xây dựng, soạn thảo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 118 các văn bản quy phạm pháp luật về VHTTDL, bao gồm:

01 Luật; 03 Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương Đảng; 01 Chỉ thị của Ban Bí thư trung ương Đảng; 05 Nghị quyết của Chính phủ; 21 Nghị định của Chính phủ; 87 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (bảng 3.11).

Bảng 3.10: Các văn bản về VHTTDL được BVT, BBT, BCH TW, CP và TTCP ban hành giai đoạn 2011-2016

STT

Loại văn bản

Số lượng văn bản

1

Luật

01

2

Nghị quyết của BCT, BCHTW Đảng

03

3

Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng

01

4

Nghị định của Chính phủ

05

5

Nghị định của Chính phủ

21

6

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

87

Tổng cộng các loại văn bản

118

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 14

Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


- Về tham mưu, phối kết hợp xây dựng, soạn thảo các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật, các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định của các cấp trung ương do Bộ trưởng ký ban hành từ năm 2011-2016 là 134 văn bản, trong đó có 93 Thông tư; 33 Thông tư liên tịch giữa Bộ VHTTDL với các Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Y tế; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Dân tộc và Miền núi;… (bảng 3.10).

Về cơ bản, các văn bản đều được tham mưu, xây dựng, soạn thảo đảm bảo trình

đúng tiến độ, đúng lộ trình về thời gian và chất lượng.

Bảng 3.11: Các Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ VHTTDL giai đoạn 2011- 2016

Năm

Loại văn bản


2011


2012


2013


2014


2015


2016

Tổng số

Thông tư

Thông tư liên tịch

23

06

20

05

18

04

25

06

07

02

08

10

101

33

TỔNG CỘNG

29

25

22

31

09

18

134

Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thứ hai, về phát hiện, sửa chữa các văn bản bất cập:

Giai đoạn 2011-2016, đội ngũ công chức QLVH của Bộ VHTTDL cũng đã phát hiện 07 văn bản cũ đã bất cập, lỗi thời không còn phù hợp phải sửa chữa, bổ sung. Trong đó:

- Năm 2011 có 02 văn bản:

+ Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 7/6/2011, sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL.

+ Thông tư số 08/2011/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2011, về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 05/2007/TT-BVHTTDL ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thể dục, Thể thao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục thể thao.

- Năm 2012 có 01 văn bản: Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012, sửa chữa, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL;


Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL; Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTTDL.

- Năm 2014 có 04 văn bản:

+ Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014, sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn.

+ Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL ngày 10/11/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi lặn.

+ Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08/12/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL; Thông tư số 17/2010/TT- BVHTTDL; Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL.

+ Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL ngày 09/12/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ VHTTDL.

Thứ ba, về quản lý các hoạt động văn hóa và gia đình.

- Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc:

Cả nước hiện có hơn 40.000 di tích, trong đó có 72 di tích quốc gia đặc biệt,

3.308 di tích quốc gia và 7.535 di tích cấp tỉnh; 22 di sản văn hóa được UNESCO vinh danh, trong đó có 10 di sản được vinh danh trong giai đoạn 2011-2016; có 51/72 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; 275/3.258 di tích được xếp hạng di tích quốc gia; 160/39.366 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 104 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Công tác quản lý tu bổ, tôn tạo tiếp tục được thực hiện và tăng cường.

Hệ thống bảo tàng tiếp tục được củng cố và mở rộng gồm 149 bảo tàng (124 bảo tàng công lập và 25 ngoài công lập), lưu giữ gần 3 triệu tài liệu, hiện vật. Giai đoạn 2011-2016 có 03 bảo tàng được xếp hạng I; 08 bảo tàng được xếp hạng II; 18 bảo tàng ngoài công lập được cấp phép hoạt động; có 79 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.


- Về nghệ thuật biểu diễn:

Bộ VHTTDL đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Thường trực Ban Tổ chức cấp quốc gia các ngày lễ lớn của đất nước, nổi bật là các hoạt động văn hóa-nghệ thuật Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, kỷ niệm các ngày lễ lớn: Kỷ niệm 85 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân, tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại được tổ chức trong nước và ở nước ngoài, các chương trình biểu diễn nghệ thuật đã góp phần vào sự thành công của nhiều hoạt động chính trị, đối ngoại lớn của Đảng, Nhà nước, tiêu biểu là các hoạt động biểu diễn chào mừng các đoàn nguyên thủ, đoàn cấp cao của chính phủ các nước thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, các hoạt động văn hóa-nghệ thuật phục vụ Hội nghị Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132), các dịp Hội nghị Phật giáo Liên hợp quốc (Vesak) được tổ chức tại Việt Nam...

Giai đoạn 2013-2017 (05 năm), Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thẩm định hồ sơ trình Bộ VHTTDL và thẩm định cấp giấy phép theo thẩm quyền: cấp 1.146 giấy phép cho các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật; cấp phép cho 74 đoàn nghệ thuật, nghệ sỹ Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn; cấp phép cho 307 đoàn nghệ thuật nước ngoài vào Việt Nam tham gia biểu diễn; cấp 96 giấy phép cho nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam tham gia biểu diễn; cấp 36 giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước; cấp 44 giấy phép cho thí sinh tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế; cấp giấy phép phê duyệt nội dung 467 chương trình bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; cấp giấy phép phổ biến 1038 tác phẩm được sáng tác trước năm 1975 và do tác giả là người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác.

Quản lý khá hiệu quả các hoạt động biểu diễn đúng quy định; Lập đường dây nóng, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xét duyệt các chương trình ca múa nhạc, sân khấu, băng đĩa, trình diễn thời trang, người mẫu, hoa hậu,…

- Về điện ảnh:

Giai đoạn 2011-2016 thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất, phát hành, phổ biến phim và đào tạo nguồn nhân lực được đề ra trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; thực hiện hiệu


quả công tác xã hội hóa điện ảnh; thực hiện kiểm định phim nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và tạo được nguồn kịch bản dồi dào cho sản xuất phim, đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị, xã hội đặt ra. Tổ chức thành công 02 liên hoan phim quốc gia và 02 liên hoan phim quốc tế; Tổ chức thành công tuần phim Việt Nam tại nước ngoài và tham gia tốt một số liên hoan phim quốc tế. Tính đến năm 2016 cả nước có 390 đơn vị đủ điều kiện sản xuất phim; 104 cụm rạp với 496 phòng chiếu. Nhiều tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam sống ở nước ngoài tham gia sản xuất, phổ biến và phát hành phim Việt Nam, tạo được nguồn phim phong phú. Doanh thu chiếu phim hàng năm tăng 20%.

- Về phong trào xây dựng văn hóa cơ sở, văn hóa gia đình:

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển khá mạnh mẽ. Đến năm 2016 đã có 922 đội nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh; 2.418 đội cấp huyện; 20.623 đội cấp xã. Đã có 41 tỉnh, thành hoàn thành quy hoạch quảng cáo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống các vùng, miền, các dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy, phát triển.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội, ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội của người dân có chuyển biến tích cực so với trước. Hiện tượng đốt nhiều đồ mã, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ không phù hợp tại các điểm di tích, nơi thờ tự, tiếp nhận công đức, tiến cúng bằng hiện vật không phù hợp, bài trí không đúng quy định, vi phạm Luật Di sản văn hóa... đã giảm rõ rệt. Đến mùa lễ hội 2016, tục “chém lợn” ở lễ hội Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh), tục “đập đầu trâu” tại lễ hội Cầu Trâu ở Hương Nha và Xuân Quan (Phú Thọ) đã được loại bỏ, điều chỉnh.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, chăm lo, hướng dẫn, đốc thúc, kiểm tra, giám sát và giải quyết công tác gia đình, nhất là vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Kết quả là các vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2016; 6 tháng đầu năm 2016 số vụ bạo lực gia đình trong cả nước là 13.204, giảm 3.546 vụ so cùng kỳ năm 2015.

Thứ tư, về bản quyền tác giả:

Bộ luôn chú ý ban hành, sửa chữa, hoàn thiện các văn bản nhằm thực hiện có hiệu quả về bản quyền tác giả. Chủ động tích cực xây dựng các văn bản trong đàm phán quốc tế về bản quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định đối tác kinh tế


toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Khối mậu dịch tự do Châu Âu EFTA,... Từ năm 2007 đến 2015, đã tổ chức 70 hội nghị, hội thảo về quyền tác giả, quyền liên quan cho trên 6.000 lượt người tham dự. Thụ lý hồ sơ, cấp 40.304 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Đã có 5 tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập. Giai đoạn 2011-2016 đã thụ lý hồ sơ cấp 20.061 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; thụ lý và giải quyết 101 đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm quyền tác giả;…

Thứ năm, về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm:

Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các lĩnh vực tổ chức, quản lý lễ hội, triển lãm văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, điện ảnh, nhiếp ảnh, tu bổ di tích văn hóa, quyền tác giả,… Giai đoạn 2011-2016 đã tổ chức 550 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm hành chính là 10,7 tỷ đồng, cảnh báo 50 tổ chức. Tổ chức 11 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại 11 đơn vị thuộc Bộ.

Công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu tố được duy trì thường xuyên tại trụ sở của Bộ. Ngăn chặn, xử lý tương đối kịp thời các sai phạm, như: Đình chỉ và rút Giấy phép cuộc thi Nữ Hoàng Biển năm 2013 tại Khánh Hòa; xử lý vi phạm chương trình “Đêm hội chân dài 8” tại thành phố Hồ Chí Minh; đình chỉ và xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang web B-Beauties.com, đơn vị đứng tên tổ chức chương trình “Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014” do tổ chức không có giấy phép; xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Ngôi Sao Việt đã tổ chức đưa thí sinh ra nước ngoài thi người đẹp không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;...

Từ năm 2013-2016 đã xử lý vi phạm 24 trường hợp biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; 15 đơn vị tổ chức thi người đẹp, người mẫu không có giấy phép; 14 cá nhân ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu không có giấy phép.

Với những kết quả đã nêu trên, nên những năm qua hầu hết công chức QLVH đều hoàn thành nhiệm vụ, trong đó chủ yếu là hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là đối với đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý (bảng 3.13).


Bảng 3.12: Kết quả đánh giá cán bộ, công chức QLVH của Bộ VHTTDL giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: %



Năm

Mức độ

Đơn vị

Hoàn thành xuất sắc


Hoàn thành tốt


Hoàn thành

Không hoàn thành


2012

Khối cơ quan QLNN

48,88

45,78

4,96

0,37

Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp

79,65

19,77

0,58

0,00


2013

Khối cơ quan QLNN

59,12

39,07

1,29

0,52

Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp

84,02

15,98

0,00

0,00


2014

Khối cơ quan QLNN

39,77

57,95

2,27

0,00

Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp

85,29

14,12

0,59

0,00


2015

Khối cơ quan QLNN

34,77

59,20

6,02

0,00

Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp

74,6

25,40

0,00

0,00


2016

Khối cơ quan QLNN

41,0

51,2

7,8

0,00

Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp

71,5

28,5

0,00

0,00

Nguồn: Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Từ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ công chức QLVH của Bộ VHTTDL, có thể khẳng định chất lượng công chức QLVH hiện tại là khá tốt. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển KTTT và HNQT sâu rộng đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi chất lượng công chức QLVH cần phải được nâng cao hơn nữa mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới tốt được.

3.3. Đánh giá chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3.3.1. Những mặt mạnh

Thứ nhất, cơ cấu đội ngũ công chức QLVH khá phù hợp với tình hình thực tiễn:

Nhìn chung cơ cấu đội ngũ công chức QLVH là khá gọn nhẹ và có tỷ trọng khá cân đối, hợp lý giữa các độ tuổi cũng như giới tính. Số công chức QLVH có độ tuổi


sung sức, linh hoạt, năng động và có nhiệt huyết nhất là độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 33,2%); số công chức có độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm 26,2%, đây cũng là độ tuổi có tích lũy nhiều kinh nghiệm và chín chắn. Trong khối QLNN, tỷ lệ công chức là nam giới chiếm 53,5%, còn tỷ lệ công chức là nữ giới chiếm 46,5%, tỷ lệ này là khá phù hợp với công chức thực hiện nhiệm vụ QLVH.

Thứ hai, sức khỏe, thể chất hầu hết của công chức QLVH đảm bảo:

Bộ VHTTDL đã chú ý tuyên truyền, giác ngộ đội ngũ công chức QLVH tự tạo cơ hội luyện tập, rèn luyện sức khỏe để bản thân; đồng thời tập thể đơn vị đã có nhiều sự chú ý tạo những điều kiện để nâng cao sức khỏe công chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả phân loại sức khỏe của công chức QLVH năm 2016: loại A đạt 76,2%, loại B đạt 20,1%, còn loại C chỉ chiếm 3,7%. Kết quả đánh giá sức khỏe đã phản ánh sức khoẻ, thể lực của đội ngũ công chức QLVH là tương đối đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay.

Thứ ba, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của công chức QLVH về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao:

Bộ VHTTDL đã quan tâm, chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của công chức QLVH, biểu hiện:

- Công chức có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngày càng tăng lên; số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp đã không ngừng giảm.

- Trình độ và kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ về cơ bản là đáp ứng được nhiệm vụ. Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm đại đa số công chức QLVH đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

- Trình độ công chức qua đào tạo, bồi dưỡng về QLNN ngày càng tăng: năm 2011 có 68,2%, thì năm 2016 con số đó đã tăng lên 89,9%.

- Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính tăng nhanh. Như vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ công chức QLVH nhìn chung là khá tốt.

Thứ tư, phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của đại bộ phận công chức QLVH được giữ vững:

Bộ VHTTDL chú ý coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho công chức QLVH ; đồng thời mỗi công chức QLVH cũng có ý thức rèn luyện, tu

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí