Số Lượt Khách Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Và Hàm Thuận Nam Từ Năm 2004 - 2010

Là một bãi tắm dài khoảng 7 km từ khu vực đảo Mũi Điện đến Hòn Lan của xã Tân Thành. Đây là khu vực một phần còn giữ nguyên vẹn cảnh hoang sơ của vùng biển với những đồi cát trắng xóa, các bãi đá đẹp và những hàng dương trùng trùng ven biển. Chính vì vậy khu vực này rất có giá trị thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Khu vực này đã được cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn làm khu DLST nghỉ dưỡng biển trong tương lai.

Mặc dù cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng do chưa được đầu tư thích đáng nên lượng khách đến chưa nhiều. Và một khó khăn cho hoạt động DLST ở khu vực này là nằm sát cảng nước sâu Khe Gà sắp được xây dựng, nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý du lịch cần chủ động phòng tránh.

“Vương quốc Thanh long”

Tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều trồng Thanh long, đây là vùng trồng Thanh long lớn nhất cả nước nên được mệnh danh là “Vương quốc Thanh long”. Hiện các khu du lịch đã kết hợp với các nhà vườn để đưa du khách tham quan, tìm hiểu HST nông nghiệp này. Khu vực xung quanh núi Tà Cú, công ty thanh long Hoàng Hậu là điểm khách du lịch thường thăm viếng.

Ngoài ra, với trái thanh long, du khách còn được các nhà ẩm thực địa phương “sáng tác” ra nhiều món ngon thật bổ dưỡng, lạ mắt và hấp dẫn.

2.3.3. Các tuyến du lịch‌


Theo Khoản 9, Điều 4, Chương I - Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không”.

Trong không gian tổ chức du lịch ở huyện Hàm Thuận Nam mới chỉ thực hiện một số tuyến du lịch chủ yếu sau:

2.3.3.1. Tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến Phan Thiết – Núi Tà Cú –Hải Đăng Khe Gà – Dinh Thầy Thím: Thời gian từ một đến hai ngày, phương tiện ô tô. Theo tuyến này, du khách sẽ bắt đầu xuất phát từ Tp Phan Thiết, dọc theo quốc lộ 1A về phía nam khoảng 30km, du khách sẽ đến với Khu DLST cáp treo núi Tà Cú. Tại đây, du khách có dịp tham quan cảnh núi rừng, leo núi Tà Cú (hoặc đi cáp treo ngắm cảnh thơ mộng từ trên cao), tìm hiểu pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn dài 49 mét, tận hưởng không khí mát lạnh và trong lành trên núi Tà Cú; sau đó, hành trình sẽ đưa du khách đến với Hải đăng Khe Gà – một trong

những ngọn Hải đăng cổ nhất và đẹp nhất Đông Nam Á; và địa điểm cuối của hành trình là sự huyền bí, mang tính chất tâm linh của Dinh Thầy Thím.

Tuyến Phan Thiết – Đồi Dương Tiến Thành – bãi biển Thuận Quý: Thời gian một ngày, phương tiện ô tô, xe buýt hoặc xe máy. Với tuyến du lịch này, du khách sẽ có được những phút thư giãn ngắm cảnh đẹp ven biển, tắm mát, thưởng thức hải sản tươi ngon (cá, tôm, mực, ghẹ…), chụp ảnh lưu niệm bên bờ biển đẹp hay những đồi cát trắng xóa, xen lẫn các rặng phi lao.

Tuyến du lịch dã ngoại: Núi Tà Cú - Thuận Quý - Khe Gà: Đây là tuyến du lịch nội huyện, thời gian một ngày, phương tiện ô tô hoặc xe máy. Tuyến du lịch này sẽ tạo cho du khách những phút thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên núi rừng và thưởng ngoại cảnh đẹp vùng rừng núi đặc thù ven biển; các bãi tắm với những mỏm đá hình thù đẹp, nước trong xanh, du thuyền trên biển bằng ca nô hoặc bằng thuyền thúng sẽ mang đến những cảm giác mạnh với ấn tượng khó quên; ngoài ra, còn có các hoạt động vui chơi trên cát sẽ, chụp ảnh lưu niệm.

Tuyến Phan Thiết - Suối Nhum - Tà Cú: Thời gian từ một đến hai ngày, phương tiện ô tô hoặc xe máy. Sau khi tham quan, tắm biển, vui chơi trên cát, du khách sẽ thăm viếng di tích lịch sử chùa núi Tà Cú. Tại đây, khung cảnh thiên nhiên cùng với sự huyền bí, yên ắng của chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi sẽ giúp cho du khách thực sự được thư giãn, quên đi những mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Nếu ở qua đêm trên núi Tà Cú, cái se lạnh, yên tĩnh cùng với tiếng vi vu của rừng sẽ thật sự là những cảm giác thật thú vị.

Tuyến Hàm Thuận Nam - Dinh Thầy Thím – Hồ Núi Đất – Hàm Tân – Hòn Bà: Thời gian từ một đến hai ngày, phương tiện ô tô. Du khách sẽ được đi tham quan di tích văn hóa Dinh Thầy Thím nổi tiếng linh thiêng, thưởng ngoạn thư giãn với những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp ở Hồ Núi Đất và Hòn Bà, dã ngoại, câu cá, thưởng thức hải sản.

Tuyến Hàm Thuận Nam - Phan Thiết - Mũi Né - Hòn Rơm: Thời gian từ một đến hai ngày, phương tiện ô tô hoặc xe buýt. Theo tuyến này, du khách sẽ được nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động trên biển; tham quan hệ sinh thái cồn cát đặc thù và thực hiện một số trò chơi trên cát, thưởng thức hải sản tươi sống, chụp ảnh lưu niệm.

2.3.3.2. Tuyến du lịch liên tỉnh

- Tuyến Tp Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Hàm Thuận Nam - Mũi Né: Đây là tuyến DLST đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, thu hút lượng khách khá lớn vào các dịp tết, hè, ngày lễ. Trong tuyến này, du khách sẽ tham quan vòng quanh bãi biển Vũng Tàu, Núi Lớn, Núi Nhỏ, thể

thao trên biển với trò chơi kéo dù thăm quan rừng Bình Châu Phước Bửu Núi 1

thao trên biển với trò chơi kéo dù, thăm quan rừng Bình Châu - Phước Bửu; Núi Tà Cú, bãi biển Thuận Quý, Hải Đăng Khe Gà; Đồi Hồng và bãi biển Mũi Né tuyệt đẹp.

- Tuyến Hàm Thuận Nam - Phan Thiết - Đà Lạt – Nha Trang: Từ miền đồng bằng với những bãi tắm tuyệt đẹp ở Thuận Quý – Tân Thành và Mũi Né, du khách sẽ thay đổi không khí khi đến Đà Lạt và lại về thành phố biển Nha Trang – nơi được công nhận là một trong những bãi biển tuyệt đẹp của thế giới.

- Tuyến Hàm Thuận Nam – Vũng Tàu – Đồng Nai: Là tuyến du lịch tham quan các hệ sinh thái rừng đặc thù (Khu BTTN Tà Cú, Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu), vườn Quốc gia Nam Cát Tiên…

2.3.4. Khách du lịch‌


Bình Thuận là một trong những trung tâm 1Tdu lịch1T trọng điểm của 1TViệt Nam1T hiện nay. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch của vùng là Tp Hồ Chí Minh- Đà Lạt- Nha Trang; Nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của ba trung tâm du lịch quan trọng của cả nước là Nha Trang- Ninh Chữ- Đà Lạt; Bà Rịa- Vũng Tàu; Tp Hồ Chí Minh và phụ cận; nằm kề vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần lớn. Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ 10 cũng đã xác định hướng tới mục tiêu đưa Bình Thuận trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và trong khu vực; Bình Thuận sẽ là điểm dừng quan trọng trên tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung” (từ Huế đến Bình Thuận) và là một cực của tam giác phát triển du lịch Phan Thiết- Đà Lạt- Tp. Hồ Chí Minh; xem phát triển du lịch là thế mạnh quan trọng của tỉnh. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Bình Thuận, du lịch Hàm Thuận Nam cũng đang chuyển mình thể hiện số lượng khách du lịch không ngừng tăng lên.

Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch của tỉnh Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 - 2010

(Lượt khách: người)


Năm

Tỉnh Bình Thuận

Huyện Hàm Thuận Nam

Lượt khách

Tỉ lệ % so với tỉnh

2004

1.089.000

230.647

21,18

2005

1.250.936

234836

18,77

2006

1.552.297

240315

15,48

2007

1.801.657

249471

13,85

2008

2.000.691

344833

17,24

2009

2.200.106

374500

17,02

2010

2.500.000

420000

16,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận, năm 2011 Từ năm 2004 đến 2010, số lượt khách du lịch đến Bình Thuận và huyện Hàm Thuận Nam không ngừng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng lượt khách đến Bình Thuận qua các năm luôn cao hơn so với huyện Hàm Thuận Nam, trừ năm 2008 (Biểu đồ 2.1). Tốc độ tăng bình quân về số lượt khách của Bình Thuận là 14,86%, huyện Hàm Thuận Nam là 10,5% (chậm hơn 4,36% so với tỉnh). Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành du lịch của Hàm Thuận Nam phát triển muộn hơn so với các khu vực khác trong tỉnh, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn rất nhiều thiếu thốn, công tác quảng bá du lịch chưa sâu rộng, chưa tạo được hình ảnh điểm như một số khu vực khác (nhất là Mũi Né). Tuy vậy, số lượt khách du lịch của Hàm Thuận Nam luôn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng số lượt khách toàn tỉnh (khoảng 16 – 21%). Là một trong những huyện có thế mạnh về du lịch, Hàm Thuận Nam ngày càng khẳng định vai trò một trong bốn cụm du lịch quan

trọng của Bình Thuận.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch của tỉnh Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010


Tỉnh Bình Thuận Huyện Hàm Thuận Nam

160

T140

120

100

80

60

40

20

0

138.2

124.1

110.5

114.9

116.1

111

110

113.6

110.1

101.8

102.3

103.8

108.6

112.1

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

ron g tổn g số các điể m

DL đang hoạt động ở Hàm Thuận Nam thì Khu DLST cáp treo núi Tà Cú là nơi có HĐDL sớm nhất và có số lượng khách du lịch đông nhất.

Bảng 2.2: Số lượt khách du lịch của huyện Hàm Thuận Nam và Khu DLST cáp treo núi Tà Cú giai đoạn 2004 – 2010

(Đơn vị: Lượt khách)



Năm


2004


2005


2006


2007


2008


2009


2010

Tốc độ tăng bình

quân (%)

Hàm

Thuận Nam

230.647

234.836

240.315

249.471

344.833

374.500

420.000

10.5

Khu DLST

núi Tà Cú

100.274

196.893

203.020

210.000

220.000

223.220

256.300

16,9

Nguồn: Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện Hàm Thuận Nam, năm 2011

Khu DLST cáp treo núi Tà Cú luôn chiếm khoảng 50% lượt khách. Tốc độ tăng bình quân về số lượt khách từ 2004 – 2010 của khu DLST cáp treo Tà Cú đạt 16,9%, cao hơn của huyện Hàm Thuận Nam 6,4%. Trong những năm gần đây, xu hướng khách gia tăng ở các khu du lịch ven biển, tuy nhiên khu DLST cáp treo Tà Cú vẫn đảm đương vị trí dẫn đầu về lượt khách và luôn giữ vai trò là chỗ vững chắc cho ngành du lịch của huyện. Từ năm 2003 hệ thống cáp treo đã được đưa vào phục vụ du khách và cuối năm 2011 này việc hoàn thành trùng tu chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng phật nằm lớn nhất Đông Nam Á, khu DLST cáp treo núi Tà Cú sẽ hứa hẹn thêm nhiều điều thú vị cho du khách đến đây.

Về thành phần khách du lịch: cũng như tỉnh Bình Thuận, thành phần khách đến Hàm Thuận Nam chủ yếu là khách nội địa (chiếm hơn 96% tổng khách) đến từ Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Đây là điểm cần lưu ý trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch. Còn khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 4% tổng khách), chủ yếu là khách đến từ châu Âu (nhiều nhất là khách Nga), châu Á, Hoa Kì, Ôxtrâylia… trong đó thị trường khách châu Á và Việt Kiều là thị trường tiềm năng có xu hướng tăng nhanh.

Bảng 2.3. Số lượt khách nội địa và khách quốc tế của Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010

(Đơn vị: lượt khách)


Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


Bình Thuận

Khách

nội địa

987.000

1.122.907

1.401.590

1.623.786

1.805.535

1.978.106

2.250.000

Khách

quốc tế

102.000

128.029

150.707

177.871

195.156

222.000

250.000


Hàm Thuận Nam

Khách nội địa

230.590

234.536

239.815

240.982

333.583

363.000

407.700

Khách quốc tế

57

300

500

8.489

11.250

11.500

12.300

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Bình Thuận,

Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện Hàm Thuận Nam, năm 2011

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng lượt khách nội địa của tỉnh Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010

Khách nội địa Bình Thuận Khách nội địa Hàm Thuận Nam

%

140

138.4

128.2

124.8

120

113.7

115.9

109.6

100 115.6

111.3

108.8

113.7

112.3

101.7 102.3 100.5

80


60


40


20


0

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế của tỉnh Bình Thuận và Hàm Thuận Nam từ năm 2004 – 2010


Khách quốc tế Bình Thuận Khách quốc tế Hàm Thuận Nam

2000 %

1697.8

1500

1000

526.3

500

285

0

120.8

166.7

117.7

118

132.5

109.72

2004

125.5

2005

2006

2007

2008

102.2

113.8

2009

107

112.6

2010


Khách nội địa luôn là nguồn khách quyết định đối với du lịch của Hàm Thuận Nam, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân chưa cao và thấp hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng bình quân của khách

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí