Tỷ Lệ Vốn Tự Có/tổng Tài Sản Có Của Các Ngân Hàng


vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này. Từ năm 2002 đến 2003 Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện ba đợt cấp bổ sung vốn điều lệ cho bốn NHTMQD. Theo báo cáo tổng kết hoạt động của bốn NHTMQD đến hết năm 2003, số vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 5.170 tỷ VND, trong khi đó tổng dư nợ đạt 117.873 tỷ VND. Ngân hàng Đầu tư và phát triển vốn điều lệ đạt 3.150 tỷ VND, nhưng tổng dư nợ đạt 66.711 tỷ VND. Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tỷ lệ này có khá hơn do tổng dư nợ thấp 36.730 tỷ VND, với số vốn điều lệ là 2.300 tỷ VND. Ngân hàng Công thương có 2.900 tỷ VND vốn điều lệ nhưng dư nợ cho vay là 62.414 tỷ VND. Sau khi được cấp bổ sung vốn thì tỷ lệ vốn điều lệ trên tổng dư nợ cho vay đầu tư của khối ngân hàng thương mại quốc doanh ước đạt gần 5% [6].

Bảng 2.2: Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản có của các ngân hàng

Đơn vị: %


Nhóm ngân hàng

31/12/1999

31/12/2000

31/12/2001

31/12/2002

NHTMQD

3,6

2,79

2,38

3,63

NHTMCP

9,85

7,74

7,42

8,03

NH liên doanh và nước ngoài

17,97

16,15

14,82

16,12

Quỹ tín dụng nhân dân

9,12

10,36

9,92

10,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 6

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3/2003

Quy mô các NHTMCP NHTMCP nông thôn:

Các ngân hàng này có quy mô nhỏ bé (vốn điều lệ 1tỷ-3 tỷ VND) cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, năng lực cán bộ hạn chế, địa bàn hoạt động chủ yếu ở nông thôn

NHTMCP đô thị:


NHTMCP tư nhân đô thị:

Vốn cổ phần của ngân hàng chủ yếu là các pháp nhân ngoài quốc doanh và thể nhân (từ 90-100%), quy mô vốn điều lệ chỉ từ 20-30 tỷ VND. Vốn huy động nhìn chung chỉ gấp từ 3-4 lần vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động hầu hết có tính địa phương, khu vực, chủ yếu tập trung ở thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Nhiều ngân hàng trong số này được tổ chức lại từ quỹ tín dụng trước đây nên trong hoạt động còn rất nhiều khó khăn.

Hoạt động tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, các dịch vụ ngân hàng truyền thống có mở rộng song còn đơn điệu thủ công nhiều. Năng lực quản trị điều hành chưa cao, thiếu khả năng tài chính để trang bị, ứng dụng kỹ thuật tiên tíên và hiện đại hoá công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng. Cổ đông và khách hàng là những doanh nghiệp tư nhân chưa có năng lực tài chính mạnh và ổn định, hoạt động chưa có tầm cỡ quốc gia, quốc tế… nên khả năng rủi ro hoạt động khá lớn.

Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng tận dụng cơ hội, phát triển và khai thác tốt mảng công nghệ và dịch vụ, tuy nhỏ bé những cũng có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

NHTMCP hỗn hợp:

Đây là các ngân hàng vừa thuộc sở hữu nhà nước vừa thuộc sở hữu tư nhân như NHTMCP Hàng hải, NHTMCP Quân đội, NHTMCP Quốc tế… Nguồn vốn cổ phần của các ngân hàng này hầu hết đều là vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất thành đạt trong nước, một phần thuộc về doanh nghiệp tư nhân, cá thể.

Bộ máy quản trị, kiểm soát và điều hành của ngân hàng bao gồm những người có năng lực, có tính độc lập, tự chủ trong việc hoạch định và điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng này có định hướng mục tiêu và phạm vi hoạt động theo xu hướng của một ngân hàng hiện đại, có tính


quốc tế, có trang thiết bị hiện đại, do đó có khả năng cạnh tranh và hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên đây vẫn là các ngân hàng nhỏ, vốn điều lệ lúc thành lập chỉ khoảng 50 đến 70 tỷ VND và được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động nhưng bình quân hiện nay vẫn chỉ ở mức khoảng 100 tỷ VND. Mạng lưới của ngân hàng còn hẹp, số lượng chi nhánh còn thấp hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của các ngân hàng mang tính địa phương hoặc khu vực, hoặc trong phạm vi ngành kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn chủ yếu là tín dụng, công nghệ ngân hàng mới chưa thực sự phát triển, chưa tìm được giải pháp tín dụng, phương án tổ chức và kinh doanh phù hợp với năng lực. Tuy nhiên đây là những ngân hàng có ưu thế trong việc khai thác khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Nhiều NHTMCP đạt được tỷ lệ an toàn 8% hoặc cao hơn nhưng quy mô còn nhỏ bé. NHTMCP có quy mô lớn nhất với số vốn điều lệ cũng chỉ khoảng 30 triệu USD, chỉ bằng khoảng 10% quy mô trung bình của các ngân hàng trong khu vực. Phần lớn các NHTMCP có số vốn chỉ từ 70 đến 100 tỷ VND (tương đương 4,5 đến 6,4 triệu USD). Trong số 15 NHTMCP nông thôn thì chỉ có một ngân hàng có số vốn trên 10 tỷ VND, còn đều từ 5-7 tỷ VND [22- tr.21].

Tuy nhiên, trên đây là tình hình từ năm 2000 trở về trước, trong những nỗ lực nhằm xác lập vị thế ổn định của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập và phát triển, nhiều NHTMCP tỏ ra khá năng động. Chỉ trong vòng hơn một năm qua, không ít NHTMCP đã nỗ lực tăng vốn điều lệ, để nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Kết quả của những nỗ lực này là cho đến nay đã có nhiều NHTMCP có vốn điều lệ vượt mức 400 tỷ VND, con số ít người dám nghĩ tới cách đây chỉ hai năm. Khảo sát gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước cho biết, hầu hết các NHTMCP


đang trong quá trình “thắt lưng buộc bụng” để tăng vốn điều lệ. Năm 2003 vốn điều lệ của NHTMCP đã tăng 31,5% so với năm 2002. Một số ngân hàng có vốn lớn như NHTMCP Kỹ thương có 505 tỷ VND, NHTMCP Á Châu 423 tỷ VND, NHTMCP Xuất nhập khẩu có 300 tỷ VND… [18].

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam

Kết quả kinh doanh và tiềm lực tài chính là kết quả hoạt động cạnh tranh, phản ánh trực tiếp quá trình xây dựng và sử dụng các lợi thế so sánh của ngân hàng, đồng thời đây cũng là yếu tố có tác động quan trọng tới năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng, sự lành mạnh và vững vàng về tài chính là tiền đề quan trọng để ngân hàng thực hiện hiện đại hoá, mở rộng quy mô hoạt động và đặc biệt góp phần tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giúp đánh giá các yếu tố nội lực của ngân hàng (điểm mạnh, điểm yếu).

2.1.3.1 Hoạt động nghiệp vụ Huy động vốn

Bảng 2.3: Huy động vốn của hệ thống ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam

Đơn vị: nghìn tỷ đồng


Chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

Tổng huy động vốn

119

170

213

261

% so với tổng số

100

100

100

100

NHTMQD

93,68

131,36

166,55

207,35

% so với tổng số

78,7

77,27

78,19

79,4

NHTMCP

12,27

19,37

22,89

26,6

% so với tổng số

10,31

11,39

10,75

10,19

Chi nhánh NH nước ngoài và NH liên doanh

11,7

17,6

21,68

23,25

% so với tổng số

9,83

10,4

10,18

8,91

Quỹ tín dụng nhân dân

1,35

1,67

1,88

2,8

% so với tổng số

1,13

0,98

0,88

1,07

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3/2003

Các ngân hàng trong nước hiện có ưu thế trong việc nắm giữ thị phần tiền gửi. Đến nay trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng gần 100 định chế tài


chính huy động vốn. Nhưng trong nhiều năm qua, bốn NHTMQD chiếm khoảng 78% thị phần huy động trong nước, các NHTMCP có thị phần huy động chiếm khoảng 10%. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại Việt Nam nắm giữ tới trên 90% lượng tiền gửi có kỳ hạn trên một năm của dân cư, tạo nguồn vốn tương đối ổn định cho hoạt động tín dụng. Khoảng gần 80% tiền gửi của khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân nằm trong tay các ngân hàng thương mại Việt Nam, tạo thành nguồn rẻ, có khả năng cạnh tranh về lãi suất. Hơn nữa, các ngân hàng ngân hàng thương mại nước ta có mạng lưới rộng khắp đất nước, tạo thành hệ thống huy động vốn thuận tiện. Các ngân hàng không bị giới hạn bởi giấy phép về các loại tiền gửi, hình thức huy động và số lượng tiền gửi được nhận như các ngân hàng nước ngoài.

Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại

Đơn vị: % so với tổng nguồn vốn huy

động



Ngân hàng

Tiền gửi các

doanh nghiệp

Tiền gửi tiết kiệm

dân cư

Huy động khác (vay TCTD khác, nước ngoài…)

2000

2001

2002

2000

2001

2002

2000

2001

2002

NHTMQD

49,7

49,5

52,6

21,7

20,8

22,4

28,6

29,7

25,0

NHTMCP

51,1

51,7

51,4

34.5

35.0

35,5

14,4

13,3

13,1

NH liên doanh

68,9

72,4

65,2

0,2

0,6

0,6

30,9

27,0

34,2

CN NH nước ngoài

55

56,4

61,7

0

0

0

45

43,6

38,3


Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3/2003


Phân theo đồng tiền (VND và ngoại tệ): Từ năm 1997 trở về trước cơ cấu nội tệ (VND) trong tổng số huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam chiếm trên dưới 70%, cơ cấu ngoại tệ khoảng 30% trong tổng huy động vốn. Từ sau năm 1997, cơ cấu ngoại tệ trong tổng huy động vốn của các ngân hàng thương mại có khuynh hướng gia tăng trên mức 30%, cá biệt có thời điểm cơ cấu ngoại tệ chiếm trên 40% (năm 1999). Tình trạng đô la hoá gia


tăng phản ánh sự ưa thích nắm giữ đồng ngoại tệ (thường là USD) hơn là đồng VND trong dân chúng khi đồng VND có nguy có bị phá giá kể từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Từ năm 2002, khuynh hướng này có chiều hướng giảm đi [5].

Phân theo cơ cấu kỳ hạn: Trong huy động vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, những khoản không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một năm đều chiếm trên 75% đến 80%. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn (thực tế là trên một năm đến hai năm) chỉ khoảng 25%.

Phân theo đối tượng khách hàng: Trong nhiều năm qua, huy động từ dân cư dưới dạng tiền tiết kiệm thường chỉ chiếm 20% tổng nguồn vốn. Khối các NHTMCP có cơ cấu nguồn dựa vào dân (huy động tiết kiệm dân cư) đáng kể và thường đạt mức 35% tổng nguồn vốn. Nguồn tiền gửi (tài khoản tiền gửi) của các tổ chức kinh tế lại luôn đóng vai trò quan trọng và luôn chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn.

Mặc dù có lợi thế về nguồn vốn, song các tổ chức tín dụng trong nước lại dễ gặp phải những rủi ro hệ thống ở mức cao hơn nhiều so với nhóm nước ngoài, đặc biệt trong trường hợp dân cư rút tiền ồ ạt đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. Khi các ngân hàng nước ngoài được phép nới rộng tỷ lệ huy động tiền đồng sẽ tạo sự dịch chuyển tiền gửi từ các ngân hàng thương mại trong nước sang nhóm các ngân hàng nước ngoài và những khách hàng truyền thống của các ngân hàng thương mại nhà nước có thể chuyển thành khách hàng của các ngân hàng nước ngoài, điều này sẽ gây bất lợi nhiều cho các ngân hàng thương mại trong nước.

Nghiệp vụ tín dụng

Các tổ chức tín dụng trong nước hiện có lợi thế trong thị phần tín dụng (86%), trong đó bốn NHTMQD chiếm khoảng 73% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống do có Chi nhánh rộng, khách hàng có quan hệ truyền thống,


cạnh tranh được về lãi suất và không bị hạn chế theo giấy phép hoạt động. Các ngân hàng thương mại trong nước có khả năng mở rộng thị trường tới mọi miền của đất nước và có khả năng chi phối cả dịch vụ bán lẻ lẫn dịch vụ bán buôn khi vốn được tăng lên.

Bảng 2.5: Dư nợ của các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

1

Ngân hàng quốc doanh

123.840

156.950

206.535

2

Ngân hàng cổ phần

18.920

27.950

40.745

3

NH nước ngoài và liên

doanh

29.240

30.100

33.720


Tổng cộng:

172.000

215.000

281.000

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 3/2003

Cơ cấu tín dụng

Phân theo khách nợ: Các doanh nghiệp nhà nước vẫn là khách hàng chủ yếu của các NHTMQD. Những năm trước, cơ cấu tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước thường chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên tỷ lệ này của Ngân hàng Nông nghiệp là khá thấp, trong khi của Ngân hàng đầu tư và Phát triển lại cao. Nguyên nhân là do Ngân hàng Nông nghiệp đang giữ vai trò chủ lực trong hoạt động tín dụng ở nông thôn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn trung dài hạn cho các dự án của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như xây dựng, giao thông, dầu khí, điện…

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay của các ngân hàng thương mại Việt nam

Đơn vị:%

Nhóm ngân hàng

2000

2001

2002

1. Ngân hàng Nông nghiệp




- Cho vay đối với DNNN

29,0

22,1

21,3

- Cho vay các thành phần khác

71,0

77,9

78,7




2. Ngân hàng Công thương




- Cho vay đối với DNNN

64,0

61,0

60,0

- Cho vay các thành phần khác

36,0

39,0

40,0

3. Ngân hàng Ngoại thương




- Cho vay đối với DNNN

75,4

76,8

76,8

- Cho vay các thành phần khác

24,6

23,2

23,2

4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển




- Cho vay đối với DNNN

92,0

91,0

89,1

- Cho vay các thành phần khác

8,0

9,0

10,5

5. NHTMCP á châu




- Cho vay đối với DNNN

14,0

8,9

9,1

- Cho vay các thành phần khác

86,0

91,1

90,9


Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng


Phân theo kỳ hạn: Những năm 90, cho vay ngắn hạn của hệ thống ngân hàng chiếm tới 90%, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 5% trong tổng dư nợ. Đến những năm gần đây, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng trên 60%

Phân theo ngành kinh tế: Năm 1995, cho vay nông, lâm ngư nghiệp của khu vực ngân hàng khoảng 26,5%; cho vay công nghiệp là 37,5%, cho vay đối với khu vực dịch vụ là 36%. Đến nay cơ cấu này không có sự thay đổi nhiều. Những năm gần đây cho vay vẫn tập trung đáng kể vào khu vực nông - lâm - ngư nghiệp với cơ cấu đạt khoảng 27% dư nợ của cả hệ thống [5].

Chất lượng tín dụng

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

NHTMQD

9,1

11,0

12,0

11,0

10,8

9,7

8,5

6,4

NHTMCP

3,3

4,2

13,5

16,4

23,0

24,4

16,8

8,9

Toàn hệ thống

7,9

9,3

12,4

12,0

13,2

13,1

8,5

7,0

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 07/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí