phát từ yêu cầu bảo đảm thực hiện định hướng cải cách tư pháp đã được thể hiện trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu hiệu quả và hiệu lực cao” [3].
Yêu cầu đầu tiên của việc tiếp tục cải cách tư pháp hình sự là phải gắn với quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tiếp tục công cuộc cải cách tư pháp là tiếp tục nhiệm vụ xây dựng, vận hành nền tư pháp công bằng, khách quan, độc lập chỉ tuân theo pháp luật, giữ gìn công lý. Hoạt động xét xử và quyết định hình phạt của Tòa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân, theo đúng bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Yêu cầu quan trọng tiếp theo là phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc trong quyết định hình phạt, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tòa án phải thực sự là công cụ mang lại công bằng, bình đẳng và dân chủ trong xã hội. Điều này không chỉ thể hiện ở chỗ Tòa án phải tạo điều kiện và đảm bảo mọi người phạm tội được bình đẳng trước pháp luật mà còn phải bảo đảm việc quyết định hình phạt không có sự phân biệt trong xã hội.
Một nội dung rất quan trọng nữa của cải cách tư pháp hình sự là yêu cầu về một đội ngũ Thẩm phán có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức trong áp dụng pháp luật hình sự. Bởi lẽ, quá trình đổi mới, cải cách các cơ quan tư pháp hình sự đòi hỏi các Thẩm phán và cả Hội thẩm nhân dân phải luôn được năng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ để có thể đưa ra những quyết định hình phạt chuẩn xác và đề xuất, kiến nghị những sáng kiến đổi mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế, thiếu sót của Tòa án trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục ở tỉnh Đồng Nai đã được chỉ ra ở phần 2.3.2 là do hạn chế của các quy định pháp luật hình sự hiện hành. Do vậy, trong thời gian tới các nhà lập pháp cần hoàn thiện một số quy định sau:
Thứ nhất, rà soát tất cả quy định của BLHS về hình phạt đối với các tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng để tiến tới việc rút ngắn khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt.
Biên độ khung hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục hiện nay đang khá lớn nên việc rút ngắn biên độ này sẽ giúp hạn chế việc quyết định hình phạt mang tính “tùy nghi” của Tòa án, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của hình phạt. Về vấn đề này, tác giả ủng hộ quan điểm của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh khi đưa ra khái niệm “mức phạt tương thích”. Đây là đề xuất đưa ra một đại lượng hình phạt phù hợp để đo lường các loại tội phạm trong BLHS, cũng như để quy định với từng tội danh khi xét xử [19, tr.63]. Số lượng mức phạt tương thích trong BLHS hiện hành là 10 mức. Theo tác giả, quy định càng cụ thể, chi tiết càng dễ áp dụng và tránh được sự tùy tiện. Do vậy, tác giả kiến nghị khi xây dựng khung hình phạt cho từng tội danh, nhà làm luật nên điều chỉnh khoảng cách tùy nghi trong khung hình phạt theo hướng thu hẹp dần biên độ hình phạt, không nên quy định kiểu tùy nghi như hiện nay. Điều này sẽ đáp ứng được yêu cầu “cá thể hóa hình phạt”, đảm bảo tính công bằng và tránh sự tùy tiện trong quyết định hình phạt.
Thứ hai, ban hành văn bản quy định tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá “tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” cũng như hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ thứ hai trong những căn cứ quyết định hình phạt tại khoản 1 Điều 50 BLHS năm
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai (Giai Đoạn 2015 – 2020)
- Một Số Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Quyết Định Hình Phạt Đối Với Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai Và Nguyên Nhân
- Các Yêu Cầu Bảo Đảm Quyết Định Hình Phạt Đúng Đối Với Các Tội Xâm Phạm Tình Dục
- Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
2015. Để đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nói chung và các hành vi phạm tội xâm phạm tình dục nói riêng, thiết nghĩ nhà làm luật cần quy định cụ thể các tiêu chí sau: mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, mức độ lỗi, tính chất, động cơ phạm tội,… Điều này sẽ giúp những người áp dụng pháp luật mà cụ thể là các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có đủ cơ sở để cân nhắc, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bởi lẽ, bất kỳ hành vi phạm tội nào gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại càng lớn, ý thức và mức độ quyết tâm khi thực hiện tội phạm càng cao thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó càng cao. Cho nên, quy định cụ thể các tiêu chí để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chính là cơ sở để bảo đảm tính chuẩn xác và thống nhất của việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.
Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản mô tả cụ thể về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS như đối với tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Điều này không chỉ góp phần khắc phục được bất cập về mặt quy định của pháp luật mà còn hạn chế việc áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ, tặng nặng TNHS trong khi quyết định hình phạt như đã phân tích trong phần thực tiễn.
Thứ ba, sửa đổi Điều 141 và Điều 143 BLHS hiện hành theo hướng sắp xếp lại các khung hình phạt trong từng Điều luật theo trật tự từ nhẹ tới nặng.
Cụ thể, đối với Điều 141 BLHS hiện hành về tội hiếp dâm, chuyển quy định “Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm” của khoản 4 hiện tại lên thành vị trí khoản 2. Tương tự, khoản 4 Điều 143 “Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” cũng chuyển lên vị trí khoản 2. Và do đó, các khoản 2, 3 trong từng Điều luật hiện hành sẽ trở thành khoản 3, 4. Việc sắp xếp lại thứ tự các khung hình phạt này sẽ giúp cho điều luật được thiết kế theo đúng trật tự,
khắc phục được bất cập trong trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật tại khoản 1 Điều 54 BLHS.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng.
Các nhà làm luật nên cân nhắc sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 54 theo hướng “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật và hình phạt được áp dụng phải cùng loại với hình phạt trong khung hình phạt mà người phạm tội bị xét xử khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”. Việc quy định như vậy sẽ tránh trường hợp khi chuyển sang khung hình phạt khác liền kề nhẹ hơn nhưng lại dẫn tới quyết định hình phạt đối với bị cáo không tưng xứng với tính chất và hành vi phạm tội. Đồng thời, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 BLHS hiện hành để các Tòa án trên cả nước nói chung, các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng áp dụng thống nhất, khắc phục tối đa những hạn chế, thiếu sót trong quá trình quyết định hình phạt.
3.3. Một số giải pháp khác
Thứ nhất, nâng cao chất lượng của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân Trong hoạt động của Tòa án, chất lượng và hiệu quả của hoạt động quyết
định hình phạt được quyết định chủ yếu bởi đội ngũ thẩm phán – những người làm công tác xét xử và quyết định hình phạt. Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng, các Tòa án nhân dân ở Đồng Nai trước hết phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ thẩm phán làm công tác xét xử hình sự. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa then chốt, đã từng được đề cập trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị.
Thẩm phán là người giữ vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của việc quyết định hình phạt. Vì thế, trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm phát triển đội ngũ Thẩm phán cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức, nhận thức chính trị. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán có thể bắt đầu từ việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho các Thẩm phán. Mở rộng nguồn thi tuyển để có thể tuyển chọn, bổ nhiệm được những Thẩm phán có năng lực chuyên môn tốt, đồng thời đảm bảo chế độ đãi ngộ tốt nhất cho đội ngũ Thẩm phán để họ yên tâm công tác. Bên cạnh đó, lãnh đạo các Tòa án nhân dân ở Đồng Nai cũng cần kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp thoái hóa, biến chất, tham nhũng, vi phạm pháp luật; không bổ nhiệm lại đối với các Thẩm phán yếu về năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục thì việc nâng cao năng lực cho các Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử cũng là đòi hỏi cấp thiết. Bởi vì, ngoài Thẩm phán thì các Hội thẩm nhân dân cũng là chủ thể của việc quyết định hình phạt. Nhiệm vụ xét xử của Tòa án đối với các tội xâm phạm tình dục không thể hoàn thành nếu thiếu sự tham gia của đội ngũ Hội thẩm nhân dân. Mặc dù vậy, chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của ngành Tòa án tại tỉnh Đồng Nai vẫn chưa tương xứng với vai trò, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ quyết định hình phạt. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua cũng đã cho thấy nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động quyết định hình phạt đều liên quan đến yếu tố con người. Do đó, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ và năng lực cho cả đội ngũ Hội thẩm nhân dân của địa phương. Việc đào tạo bồi dưỡng, tập huấn hàng năm đối với Hội thẩm cần phải có kế hoạch cụ thể, rò ràng để các Hội thẩm nhân dân sắp xếp công việc tham gia đầy đủ. Trong công tác tuyển chọn Hội thẩm nhân dân,
các tiêu chí về trình độ, kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân cần được quy định cụ thể, rò ràng hơn. Chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng cần phải được nghiên cứu, thay đổi cho tương xứng với với vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác xét xử.
Thứ hai, nâng cao ý thức trách nhiệm của những người làm công tác xét
xử
Những giải pháp đề xuất nêu trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu tự bản thân mỗi
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của tỉnh Đồng Nai không tự nâng cao ý thức trách nhiệm thông qua việc tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện đạo đức và bản lĩnh chính trị. Những người làm công tác xét xử của các Tòa án nhân dân ở Đồng Nai phải tự nâng cao trách nhiệm của mình trong việc xét xử và quyết định hình phạt, đặc biệt là đối với các tội xâm phạm tình dục. Tự bản thân mỗi cá nhân phải nhận thức rò tầm quan trọng, trách nhiệm đặc biệt của mình trong công tác xét xử và quyết định hình phạt. Tòa án thông qua các hoạt động tuyên dương, phổ biến rộng rãi những gương người tốt, việc tốt và phản ảnh kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong công tác xét xử và quyết định hình phạt. Xây dựng được đội ngũ Thẩm phán vừa hồng vừa chuyên như vậy thì mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm, sai lầm trong hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trong thời gian tới, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Tòa án nói chung, ngành Tòa án tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Thứ ba, tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn công tác xét xử đối với các tội xâm phạm tình dục
Việc kiểm tra, hướng dẫn của TAND cấp trên đối với TAND cấp dưới là một trong những phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động xét xử và quyết định hình phạt của Tòa án. Từ thực tiễn những hạn chế, thiếu sót trong việc xét xử và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai cần thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc áp dụng các quy định pháp luật về quyết định hình
phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.
Trên cơ sở những báo cáo tổng kết, kiến nghị của TAND các địa phương, hằng năm TAND tối cao cần tổng hợp những tồn tại, hạn chế trong việc quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng. Đối với những nội dung về quyết định hình phạt mà còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất, TAND tối cao cần ban hành văn bản chỉ đạo thống nhất áp dụng trong toàn ngành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn, khắc phục những vi phạm, sai lầm.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng ta cần phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiến nghị nêu trên.
KẾT LUẬN
Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) trong phạm vi quy định tại các Điều 141 đến Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để áp dụng đối với người phạm tội phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt nói chung, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng, Tòa án phải căn cứ vào quy định của BLHS, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của quyết định hình phạt.
Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong 6 năm gần đây cho thấy, các cấp Tòa án nhân dân tại địa phương luôn chú trọng bảo đảm việc quyết định hình phạt đúng. Minh chứng của nhận định này thể hiện thông qua việc không có nhiều vụ án về xâm phạm tình dục bị hủy, bị cải sửa theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm trên thực tế. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ phía Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Đồng Nai trong việc vượt qua những hạn chế, khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác xét xử và quyết định hình phạt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số những hạn chế, thiếu sót nhất định như: quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, quyết định hình phạt không công bằng giữa các tội phạm có hành vi phạm tội tương tự nhau, không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt.…
Nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra rằng những hạn chế, thiếu sót này không chỉ bắt nguồn từ những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành, hạn chế trong công tác kiểm tra xét xử mà còn chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ