Thực Trạng Xây Dựng Chiến Lược Khách Hàng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Thời Gian Qua


việc xây dựng chiến lược khách hàng đối với sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu, luận văn tiến hành phân tích thực trạng xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại chương 2.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHÁCH HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA‌‌


2.1. Tình hình chung về hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây.

2.1.1. Môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng là sản phẩm “bậc cao” của kinh tế thị trường, độ nhạy cảm lớn, do vậy mọi biến động của môi trường kinh tế, xã hội đều tác động, ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô không còn bó hẹp là môi trường kinh tế của một nước, một quốc gia riêng rẽ nữa, mà trong nhiều trường hợp, nó còn bao hàm là môi trường kinh tế quốc tế, là sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế chung của cả thế giới. Vì vậy mà trong điều kiện hội nhập quốc tế, ngoài những thách thức có nguyên nhân từ nội tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, các ngân hàng thương mại còn chịu tác động của môi trường kinh tế trong nước và quốc tế gây ra.

2.1.1.1 Môi trường trong nước

Sau gần 20 năm (tính từ Đại hội Đảng IV năm 1986) đổi mới và phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, làm thay đổi bộ mặt đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức cao so với các nước trong khu vực. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển đúng hướng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh, quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác liên doanh phát triển và ngày càng mở rộng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong các năm tới. Nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy các nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Việt Nam nằm ở vị chiến lược thuộc vùng Đông Nam Á, một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Mối quan hệ vòng cung Thái Bình Dương được mở rộng có tác dụng tích cực đến sự phát triển của Việt Nam, nhất là sau khi Chính phủ Mỹ huỷ bỏ cấm vận đối với nước ta, chúng ta càng có cơ hội củng cố, mở rộng và chính thức quan hệ với các nước. Do chính sách đối ngoại của Nhà nước phù hợp với xu thế thời đại, nên các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực, muốn bắt tay làm ăn với ta. Sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Kinh tế đối ngoại đã được phát triển trên nhiều mặt: mở rộng thị trường thương mại, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế. Tình hình trên đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với cộng đồng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng có nhiều tiến bộ đáng kể:

- Nước ta đã chặn đứng được tình trạng lạm phát phi mã, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện còn phải đối phó với nhiều khó khăn nghiêm trọng.

- Chế độ bao cấp trong hoạt động tín dụng, giá cả đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã được xoá bỏ về cơ bản, đảm bảo tính bình đẳng của các thành phần kinh tế.

- Hoạt động tiền tệ - tín dụng có bước chuyển quan trọng. Hệ thống ngân hàng hai cấp được xác lập. Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hệ thống tiền tệ. Các ngân hàng thương mại đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng.

- Quy mô đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Đã có bước chuyển mạnh mẽ từ cơ chế cấp phát đầu tư có tính chất bao cấp từ ngân sách qua tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.


- Dự trữ ngoại hối tăng dần đủ điều kiện để Nhà nước can thiệp thị trường bình ổn giá trị đồng tiền.

Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn trong những năm qua, nền kinh tế nước ta còn một số yếu kém chủ yếu:

Nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế kém phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, còn thiếu kinh nghiệm quản lý sản xuất và kỹ năng chuyên môn, năng suất lao động thấp tạo ra sự bất lợi trong cạnh tranh quốc tế.

Thị trường tiền tệ mới phôi thai, thị trường vốn chưa hình thành đã hạn chế khả năng huy động vốn, nhất là vốn trung dài hạn cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Tốc độ cải cách kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước diễn ra với tốc độ chậm. Các thể chế kinh tế thị trường chưa phát triển tương xứng và đồng bộ. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp và hiệu quả chưa cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độc cải cách của khu vực tài chính - ngân hàng. Các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy hết năng lực, chưa được thực sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh bị méo mó bởi những khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh của cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật.

Môi trường đầu tư, kinh doanh còn chưa hấp dẫn do còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, hiệu lực pháp chế còn yếu, các chính sách quản lý vĩ mô thiếu ổn định đang là mối lo ngại lớn cho các ngân hàng.

2.1.1.2 Môi trường quốc tế


Kinh tế thế giới trong thời gian gần đây có xu hướng ảnh hưởng chuyển sang nền kinh tế “mềm” và tốc độ biến đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Trong vài thập niên gần đây, thế giới diễn ra sự biến đổi nhanh chóng về công nghệ. Nếu trước kia chủ yếu là công nghệ “ống khói” thì ngày nay kinh tế thế giới hướng vào sự phát triển công nghiệp “chất xám”, các yếu tố điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, vật liệu mới phát triển nhanh. Do vậy nhu cầu về vốn, cơ cấu vốn cũng có sự biến đổi.

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã diễn ra và đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục theo các tầng nấc: toàn cầu, liên khu vực, cấp vùng, tiểu vùng. Nó là bước ngoặt trong tự do buôn bán toàn cầu khi tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/1995 thay cho Hiệp định chung về buôn bán và thuế quan (GATT) và nó đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc tế, làm cho sự lưu chuyển vốn diễn ra dễ dàng và tự điều chỉnh trên thị trường.

Trong điều kiện thị trường càng mở cửa, tính cạnh tranh càng gay gắt hơn, đòi hỏi phải có sự liên kết kinh tế giữa các nước và thực hiện quá trình quốc tế hoá. Có như vậy các nước mới phát huy được mọi nguồn lực, khai thác lợi thế của mình để tham gia liên kết, chống lại cạnh tranh và hỗ trợ phát triển.

Thị trường tài chính tiền tệ thế giới đang vận động theo các xu hướng cơ bản sau:

+ Xu hướng chuyển giao vốn trên phạm vi toàn cầu

+ Xu hướng thay đổi cơ cấu dòng vốn quốc tế

+ Xu hướng biến đổi tương quan các đồng tiền mạnh

+ Xu hướng tăng trưởng nhanh của các nước Châu Á Thái Bình Dương Xu hướng sáp nhập mua lại công ty: Để tăng cường khả năng cạnh

tranh, một xu thế khá phát triển trong thời gian gần đây là sáp nhập các hãng


(tự nguyện hoặc thôn tính theo kiểu mua lại) nhằm mục đích cơ cấu lại tổ chức, giảm chi phí tăng cường vốn đầu tư, giảm đối thủ cạnh tranh.

Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên của môi trường kinh doanh tạo ra những cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng chiến lược hoạt động nói chung và chiến lược khách hàng nói riêng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng có nhiều cơ hội kinh doanh trong một môi trường chính trị ổn định, có nhiều khách hàng hơn và một bối cảnh kinh tế xã hội thuận lợi cho hoạt động ngân hàng phát triển. Các ngân hàng có những cơ hội về trao đổi, hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận nhanh hơn với công nghệ ngân hàng mới, về tổ chức quản lý và điều hành của ngân hàng tiên tiến nhất từ đó tạo thế và lực để mở rộng hoạt động ngân hàng trong nước nói chung và hoạt động ngân hàng ra nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên có nhiều thách thức đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh tất yếu sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam tuy được đánh giá là đang phát triển, nhưng chúng ta có xuất phát điểm thấp và cơ cấu kinh tế không hợp lý, hiệu quả chưa cao, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh chưa hoàn thiện. Đây cũng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2.1.2. Quy mô của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2.1 Quá trình phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam

Từ khi Ngân hàng quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) được thành lập ngày 6/5/1951, hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức theo mô hình một cấp ở Miền Bắc trước năm 1975 và cả nước từ năm 1975 tới năm 1990. Mô hình này được rập khuôn theo Liên Xô cũ và các nước XHCN trước đây, theo đó chỉ tồn tại Ngân hàng Nhà nước do Nhà nước độc quyền nắm giữ - vừa làm chức năng quản lý của ngân hàng trung ương


vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng một cấp phù hợp với cơ chế quản lý tập trung bao cấp với quan điểm Nhà nước phải nắm độc quyền về ngân hàng và ngoại thương. Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đổi mới hệ thống ngân hàng được coi là đột phá, then chốt vì ngân hàng là huyết mạch, đồng thời là tấm gương phản ánh nền kinh tế. Từ năm 1988, thực hiện Nghị định 53/HĐBT của Chính phủ, thành lập các ngân hàng chuyên doanh tách khỏi Ngân hàng Nhà nước. Tới tháng 5/1990 Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời chính thức đánh dấu sự hình thành ngân hàng hai cấp; Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và tín dụng, là ngân hàng phát hành, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp luật.

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lớn mạnh khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế và xu hướng đi lên không ngừng.

Bảng 2.1: Số lượng các NHTM Việt Nam vào thời điểm 31/12 hàng năm


Năm Ngân hàng

91

92

93

94

95

96

97

98

99

00

01

02

NHTMCP

4

22

41

45

48

51

51

50

48

48

43

36

NHTM QD

4

4

4

4

4

4

5

5

5

5

5

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - 5

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước

Trong những năm qua ngành ngân hàng đã có những bước tiến trên nhiều mặt khác nhau. Về mặt số lượng, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta chiếm 63,9% tổng số ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, trong khi đó con số này dành cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khiêm tốn


hơn: 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Số lượng các NHTMCP giảm từ 50 vào thời điểm cao nhất xuống còn 36 như hiện nay là do quá trình chấn chỉnh lại các ngân hàng này thông qua việc sắp xếp, củng cố, sáp nhập, giải thể, bán lại.

2.1.2.2. Quy mô của các NHTM Việt Nam Quy mô của các NHTMQD

Hệ thống NHTMQD có mạng lưới rất rộng lớn, phân bổ trên khắp đất nước. Trong đó, khối các ngân hàng thương mại nhà nước có mạng lưới rộng hơn cả. Ngân hàng Nông nghiệp và phát trển nông thôn có tới trên 1.600 chi nhánh; Ngân hàng Công thương có 113 chi nhánh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển cũng có 98 chi nhánh và Ngân hàng Ngoại thương có 40 chi nhánh.

Với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng lớn trên khắp đất nước, với lịch sử phát triển, các NHTMQD Việt Nam đã xây dựng được cho mình một thị phần rộng lớn hơn rất nhiều so với chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng này đang chiếm 78% thị trường vốn huy động, 73% thị trường tín dụng trong toàn hệ thống.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng Việt Nam khá đông đảo và có kinh nghiệm làm việc. Phần lớn cán bộ ngân hàng đều mong muốn phục vụ lâu dài cho ngân hàng của mình.

Mặc dù có được những lợi thế kể trên nhưng cho đến nay hệ thống NHTMQD vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao nhưng quy mô tổng tài sản của các ngân hàng vẫn còn khá nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Đây là một hạn chế lớn đối với các NHTMQD khi tham gia hội nhập.

Theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn hoạt động thì tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có của các ngân hàng phải đạt tối thiểu là 8%. Nhưng lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2023