Một Số Giải Pháp Xây Dựng Chiến Lược Dài Hạn Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Của Việt Nam Nhằm Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Nông Thủy

là tiếp xúc với các xu hướng tiêu thụ mới và phân công lao động trên diện rộng với chi phí sản xuất thấp và kỹ thuật tiên tiến.

Phần phân tích trên cho thấy các DNN&V, đặc biệt là với những doanh nghiệp xuất khẩu có được rất nhiều cơ hội từ tác động tích cực của việc Việt Nam gia nhập WTO . Bên cạnh đó, các DNN&V nước ta đang ngày càng được Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện phát triển. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2008 đến nay, các DNN&V là đối tượng chính trong giải pháp hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp, nằm trong gói các biện pháp kích cầu của chính phủ.

2.4.4. Thách thức


Bên cạnh những lợi ích nêu trên, DNN&V thường gặp phải khó khăn nhất định trong quá trình tham gia hội nhập. Đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, Những thách thức với các DNN&V còn lớn hơn rất nhiều.

- Chính sách vĩ mô như chính sách tiền tệ, tài khóa bảo đảm một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định (bao gồm giá cả hàng hóa dịch vụ, lãi suất và tỷ giá hối đoái linh hoạt, phản ánh đúng cung cầu thị trường…) là những điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định. Hiện nay các DNN&V đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn từ khu vực tài chính chính thức-theo bộ kế hoạch và đầu tư, chỉ có 32,4% DNN&V đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức [12]. Do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh. Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế trầm trọng như hiện nay, biện pháp hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi của Chính phủ được coi là một biện pháp hữu hiệu để cứu trợ các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện nay, mà DNN&V là đối tượng trợ giúp chính. Tuy nhiên, nhiều DNN&V không thể tiếp cận với nguồn vốn này do thời hạn cho vay vốn chỉ kéo dài 8 tháng và nhiều DNN&V không đủ khả năng trả nợ quá hạn

khi thời hạn cho vay đã kết thúc. Vì thế, đây lại là một thách thức lớn với các DNN&V trong việc chống chọi với cơn khủng hoảng hiện nay.

- Khi Việt Nam tham gia nhiều hơn vào quá trình toàn cầu hóa sau khi trở thành thành viên WTO, nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các biến cố của nền kinh tế thế giới. Theo truyền thống đồng Việt Nam được gắn chặt với đô la Mỹ, nhưng sự tăng giảm của đồng đô la Mỹ khiến chính phủ phải mở rộng sự kiềm tỏa để tạo điều kiện sho sự giao dịch giữa đồng và đô la. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đang nhận thấy những áp lực khiến thu nhập thấp hơn do đô la tăng giảm. Nỗi lo sợ về lạm phát cũng đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực DNN&V [2].

- Do quy mô nhỏ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, các DNN&V thậm chí còn bị nhiều tác động hơn từ những vấn đề như dòng vốn và chính sách tiền tệ. Như đã được đề cập trong báo cáo của Đặng đức anh, thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế Việt Nam

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện nhiều, nhưng chưa nhanh, chưa thực sự mang tính cách mạng và chưa thực sự phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo xếp hạng của "Doing Business - 2007" - một tổ chức có uy tín, Việt Nam xếp hạng 104/175 nước tham gia khảo sát, tụt 6 bậc so với năm 2006; ở hàng năng lực cạnh tranh tụt 3 bậc, đứng thứ 132 trên thế giới. Ngày 15-12-2007, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở hội thảo về "Đánh giá sự tác động của WTO đến nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập", đa số các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi cơ chế quản lý chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, cơ cấu và phương thức phân bổ các nguồn lực chưa hiệu quả. Do đó chưa tác động mạnh nhằm mang lại những thay đổi lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng [24].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Sự phát triển năng động của doanh nghiệp thường phải dựa trên cơ sở gắn kết lợi thế so sánh về chi phí cùng việc nâng cao khả năng cạnh tranh về

chất được nhìn nhận trong tổng thể những biến động về môi trường kinh tế vĩ mô, thị trường bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và công nghệ. Trên những lĩnh vực này, các DNN&V Việt Nam thường có nhiều yếu kém đặc biệt là do thiếu thông tin. Các DNN&V này chưa nhận diện rõ cơ hội và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế và WTO mang lại, do vậy chưa xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp. Tăng cường khả năng cập nhập thông tin sẽ tạo điều kiện cho các DNN&V trở nên năng động hơn cho các hoạt động tác nghiệp của mình.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 10

- Thiếu hiểu biết về kiến thức kinh tế, pháp luật quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các luật giao dịch của thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập cùng những cơ hội và thách thức đặt ra cũng sẽ làm giảm rất nhiều khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để làm được việc này cần có sự phối hợp chủ động, đồng bộ của các Bộ ngành và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào tiến trình tuyên truyền, tìm hiểu các kiến thức liên quan.

- Việc Việt Nam chưa được thừa nhận có nền kinh tế thị trường. Theo cam kết khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018. Điều này đã tác động đến khả năng tự vệ, chống bị kiện phá giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Các DNN&V Việt Nam sẽ thường xuyên gặp phải tranh chấp trong thương mại quốc tế và luôn ở thế yếu hơn.

- Hệ thống ngân hàng ở các nước Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều đang có vấn đề về khả năng thanh khoản, do đó việc cho vay và bảo lãnh tín dụng cho các nhà nhập khẩu bị thu hẹp. Thậm chí, nhiều ngân hàng chưa đến mức khó khăn, nhưng do niềm tin bị suy giảm hoặc vì mục tiêu thu hồi bớt các khoản vay nên cũng hạn chế cho vay, bảo lãnh nhập khẩu.

- Thực hiện các cam kết WTO cũng có nghĩa là doanh nghiệp không được nhà nước bao cấp vì phải bỏ những loại trợ cấp, hỗ trợ trái quy định của WTO. Theo cam kết WTO, Việt Nam bỏ tài trợ trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu (tài trợ đèn đỏ). Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với các doanh

nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo cam kết WTO, Việt Nam phải bãi bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa ngay khi gia nhập [7]. Các DNN&V trong lĩnh vực nông nghiệp để gia nhập được thị trường nước ngoài phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm chứng chỉ “nông sản an toàn” hay “nông nghiệp tốt” GAP, các quy định về chất lượng: chững chỉ về giống (không thuộc loại giống có biến đổi gen), về chất lượng sản phẩm( hàm lượng protein, vitamin, chống lão hóa…), đồng bộ về kích cỡ, màu sắc…; đảm bảo các yêu cầu số lượng, khả năng giao hàng và các yêu cầu tổ chức lại sản xuất, đồng ruộng theo hướng chuyên môn hóa, liên hiệp, hợp tác để giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo có thể cạnh tranh về giá cả.

Trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, hàng hóa cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm như: dư lượng chất kháng sinh và những tiêu chuẩn khắt khe khác về chất lượng sản phẩm như: hàm lượng protein, chất đạm, chất bảo quản thực phẩm… Đây rõ ràng là một thách thức lớn đối với các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực nông thủy sản, đặc biệt trong bối cảnh nền sản xuất nông nghiệp và thủy sản Việt Nam còn phân tán, năng suất và chất lượng chế biến thấp.

DNN&V nước ta đang đứng trước những bước phát triển mới về hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp, chủ thể của quá trình này, phải chủ động nắm bắt, nhận biết về yêu cầu của quá trình này và phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập. Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế, nền kinh tế có khả năng cạnh tranh, quốc gia sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo thêm việc làm và thu nhập, trình độ khoa học công nghệ được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Ngược lại, chậm hoặc mơ hồ với áp

lực của hội nhập khiến cho các doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất, thậm chí giải thể hay phá sản dẫn đến sự rối ren chung cho toàn xã hội.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN RA NƯỚC NGOÀI‌‌


3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM

3.1.1. Xuất khẩu nông sản


3.1.1.1. Thuận lợi

- Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản cao. Mở rộng thị trường là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu của quá trình chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa. Bên cạnh việc coi trọng thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản được coi là một trong những định hướng chiến lược của phát triển nông nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Quá trình đó cũng tạo nên sức ép hữu hình thúc đẩy đổi mới quá trình sản xuất, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ để phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, tài nguyên sinh học đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào của nông thôn Việt Nam [4].

- Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả. Trong thời gian này nhiều nước khác không thể trồng trọt được gì, nhưng nhu cầu tiêu thị ở đó lại lớn. Các đối thủ cạnh tranh như: Thái Lan, Philippin lại kém thế hơn so với Việt Nam [18].

- Một số nông sản được các nước trên thế giới ưa chuộng như: nhãn, điều, dứa, lạc…lại có thể trồng được ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc hay trên đất phèn, mặn, trên đất cát hoặc xen canh gối vụ mà không bị

các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn những khả năng mở rộng sản xuất.

- Một số thị trường như Châu Phi, các nước Trung Đông, Cuba, Nga và các nước Đông Âu có nhu cầu lớn về sản phẩm gạo, cao su, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, rau quả…đồng thời đây cũng là những thị trường được coi là truyền thống và tương đối dễ tính phù hợp với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam [15].

- Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu các tư liệu sản xuất rẻ hơn, tức là hạ giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông sản trong nước- tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

- Thể chế kinh tế chính trị luôn ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

- Sản xuất nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước trong khu vực.

3.1.1.2. Khó khăn

- Nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, hiệu quả kinh tế thấp đang là một khó khăn rất lớn tác động đến quy mô và tốc độ phát triển đến năm 2010. Dự kiến cơ cấu sản xuất sẽ được chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn: gia tăng phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng và phát triển khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP, nền kinh tế về cơ bản vẫn còn lạc hậu hơn so với nhiều nước khác, điều đó ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu nông sản.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn chung còn chậm, tuy đã hoàn thành được một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh hàng hóa lớn nhưng do thiếu và không đồng bộ các yếu tố sản xuất (điện, nước, thị trường, vốn, kỹ thuật, công nghệ…) đã làm hạn chế khả năng khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa bám sát và theo kịp tín hiệu của thị trường, chưa phải là những chuyển đổi theo chiều

sâu. Nên nhiều sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, bên cạnh đó năng suất, chất lượng, giá thành nhiều loại hàng nông sản không có tính cạnh tranh. Mặt khác, quy mô đầu tư vào các khâu để nâng cao khả năng cạnh tranh như: các khâu tiêu thụ của sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại, lập các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài và các dịch vụ thu ngoại tệ…chưa thỏa đáng và chưa đúng vị trí của nó.

- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến đã được quan tâm, nhưng nhìn chung còn lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính. Nhìn tổng thể thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn ở dạng thô và sơ chế là chính, hệ số sử dụng công suất các nhà máy chế biến ở nước ta thấp gây lãng phí và hao tổn nguyên vật liệu, nhưng chất lượng chế biến không cao. Đặc biệt sự hao hụt và thất thoát sau thu hoạch còn lớn. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh.

- Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua vẫn là thị trường có sức mua thấp thiếu tính bền vững, tính rủi ro cao. Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là các nước trong khu vực và thị trường Châu Á. Thị trường xuất khẩu tuy nhiều nhưng không vững chắc, nhiều loại nông sản và trong nhiều thời điểm còn phải xuất qua trung gian, nên bị ép cấp và thua thiệt về giá, dẫn đến hiệu quả không cao. Hơn nữa, với thị trường sức mua thấp hoặc tái chế, tái xuất không cho phù hợp với định hướng chiến lược xuất khẩu các sản phẩm có giá trị tăng cao của Việt Nam trong giai đoạn tới. Triển vọng về mở rộng thị trường các nước và khu vực (Châu ÂU, Châu Mỹ, EU, Nhật Bản, Mỹ…) vẫn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu đổi mới và cải tiến liên tục về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, mẫu mã và kể cả các quy định và thông lệ thương mại quốc tế.

- Năng lực quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là marketing, nghiên cứu và dự báo thị trường. Mối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022