Kiểm Tra Sự Khác Biệt Về Sự Lựa Chọn Điểm Đến Du Lịch Bình Thuận Của Du Khách Theo Yếu Tố Nghề Nghiệp.


Theo số liệu trên bảng 4.28, giá trị trung bình của 4 nhóm tuổi gần bằng nhau, không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm tuổi khi lựa chọn điểm đến của du lịch Bình Thuận của du khách. Vì vậy không cần quan tâm nhiều khi đưa hàm ý quản trị kiến nghị về lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách tại chương 5, chương nghiên cứu tiếp theo.

4.3.10 Kiểm tra sự khác biệt về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách theo yếu tố nghề nghiệp.

Giả thuyết H0: phương sai năm mẫu bằng nhau. Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ lựa chọn điểm đến Bình Thuận của KDL có nghề nghiệp khác nhau, tác giả thực hiện kiểm định phương sai một chiều (ONE WAY ANOVA).

Bảng 4.29: Bảng kiểm tra tính đồng nhất (Test of Homogeneity of Variances)


Levene Statistic

df1

df2

Sig.

2.261

4

296

.063

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước - 12

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4

Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances ta thấy Sig = 0.63 > 0.05 nên phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính (nghề nghiệp của du khách) không sự khác nhau, tiếp tục phân tích Anova.

Bảng 4.30: Bảng kết quả Anova của KDL theo nghề nghiệp



Tổng

bình phương


df

Bình

phương trung bình


F


Sig.

Giữa các nhóm

1.227

4

.307

1.246

.292

Trong các nhóm

72.860

296

.246



Cộng

74.086

300




Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4


Theo kết quả bảng Anova Với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.292 > 0.05 bác bỏ giả thuyết Ho, chưa có đủ điều kiện để kiểm định sự khác biệt giữa các nghề nghiệp của KDL khi lựa chọn Bình Thuận là điểm đến du lịch.

Bảng 4.31: Bảng so sánh giá trị trung bình về sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận giữa 05 nhóm KDL theo nghề nghiệp



Độ tuổi


Số lượng


Trung bình


Độ lệch chuẩn


Sai số chuẩn

Mức độ tin cậy

95% cho trung bình


Nhỏ nhất


Lớn nhất


Thấp hơn giới hạn

Cao hơn giới

hạn

Công nhân, viên chức

15

3.2667

.46394

.11979

3.0097

3.5236

3.00

4.20

Doanh nhân

81

3.2272

.49975

.05553

3.1167

3.3377

2.00

4.20

Buôn bán

110

3.2691

.52493

.05005

3.1699

3.3683

2.00

5.00

Sinh viên, học sinh

37

3.2541

.43371

.07130

3.1094

3.3987

3.00

4.20

Nghề nghiệp khác

58

3.0966

.47866

.06285

2.9707

3.2224

2.00

4.20

Cộng

301

3.2226

.49695

.02864

3.1662

3.2790

2.00

5.00

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục số 4

Qua bảng số liệu cho thấy giá trị trung bình (Mean) của 5 nhóm nghề nghiệp KDL ta thấy khác nhau. Nghề nghiệp của nhóm KDL buôn bán có giá trị trung bình lớn nhất 3.2691, tiếp đến là nhóm KDL là công nhân viên chức, sinh viên học sinh, doanh nhân, nghề nghiệp khác (3.0966). Vì vậy khi đưa ra kiến nghị, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách thì cần lưu ý những điểm khác biệt về ngành nghề của du khách.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần để đánh giá sự lựa chọn của KDL về điểm đến du lịch Bình Thuận và mô hình nghiên cứu chính thức đã được điều chỉnh. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach’s alpha và EFA. Khi kiểm định thang đo theo Cronbach’s alpha và EFA thì biến NNL4, MTTN3, CSHT5 bị loại vì khi loại các biến này sẽ làm tăng hệ số tin cậy của thang đo. Qua đó, có thể đánh giá sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách được chuẩn xác hơn. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phân tích Anova cho thấy 6 yếu tố khảo sát đều ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách. Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn lựa điểm đến theo thứ tự: Nguồn nhân lực, Giá cả hợp lý, Sự đa dạng của sản phẩm-dịch vụ, Cơ sở hạ tầng, Điểm đến an toàn, Môi trường tự nhiên. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với tình hình thực tế, cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.

Chương cuối cùng, Chương 5 sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những hàm ý quản trị cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO


Trong những năm trở lại đây Bình Thuận được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn làm điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí… trong những kỳ nghỉ của mình. Nhưng so với tiềm năng, lợi thế của một tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển du lịch thì lượng du khách đến Bình Thuận vẫn còn hạn chế. Từ kết quả nghiên cứu đã phân tích được ở các chương trước, Chương 5 tác giả sẽ

(1) tóm tắt kết quả nghiên cứu chính, (2) đề xuất đưa ra một số hàm ý quản trị để phát triển du lịch Bình Thuận, (3) nêu ra mặt hạn chế và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này với mục đích làm rõ những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng, đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước, được khái quát thành 6 nhóm yếu tố chính bao gồm nhiều yếu tố phụ cấu thành các yếu tố đó.

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về chất lượng dịch vụ du lịch, các mô hình Mô hình nghiên cứu của John A. Howard và Jagdish N. Sheth về sự lựa chọn của khách hàng khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Mô hình nghiên cứu quyết định chọn điểm đến của Samuel Seongseop kim, Choong- Ki Lee (2002) Crompton (1979), Dann (1981), cùng với những nghiên cứu trước đây đã nêu phần 2.3.2. Đề tài đã xây dựng được mô hình lý thuyết gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm,tham khảo ý kiến chuyên gia, mô hình nghiên cứu vẫn được giữ nguyên 6 yếu tố với 30 biến quan sát. Kết quả sau khi tiến hành phân tích dữ liệu trên 301 mẫu phiếu khảo sát hợp lệ như sau:

Bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha xác định 29 biến quan sát có tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách trong nước. Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu chính thức còn lại 27 biến quan sát và 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước, gồm: (i) Nguồn nhân lực du lịch, (ii) Giá cả dịch vụ hợp lý,


(iii) Sự đa dạng về các loại sản phẩm dịch vụ, (iv) Điểm đến An toàn, (v) Môi trường tự nhiên, (vi) Cơ sở hạ tầng.

Sau khi tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter để xây dựng phương trình hồi quy và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Kết quả khảo sát cho thấy: Sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách chịu tác động của 6 yếu tố. Cụ thể, cả 06 yếu tố đều tác động dương (+) đến Sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách gồm: (i) Nhân lực đi du lịch, (ii) giá cả dịch vụ hợp lý, (iii) sự đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ, (iv) điểm đến an toàn, (v) môi trường tự nhiên và (vi) cơ sở hạ tầng du lịch.

Yếu tố Nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước (hệ số chuẩn hóa = 0,373), tiếp theo là Giá cả dịch vụ hợp lý (hệ số chuẩn hóa =0,310), Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ (hệ số chuẩn hóa = 0,254), Cơ sở hạ tầng (hệ số chuẩn hóa = 0,254), Điểm đến an toàn (hệ số chuẩn hóa = 0,245) và cuối cùng là môi trường tự nhiên (hệ số chuẩn hóa = 0,126).

5.2 Một số hàm ý quản trị

5.2.1 Yếu tố Nguồn nhân lực

Yếu tố thứ 1 ảnh hưởng đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước, chính là nhóm yếu tố nguồn nhân lực du lịch, bao gồm 5 biến quan sát (NNL1 đến NNL5). Trong quá trình nghiên cứu loại 01 biến NNL3 còn lại 04 biến quan sát. Theo bảng 4.18, thấp nhất là biến quan sát NNL5: Nhân viên khách sạn, nhà hàng thân thiện, chu đáo. Kết quả về mức độ lựa chọn điểm đến của KDL trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình (3.3821) và đứng vị trí số 2 trong bảng đánh giá. Khách du lịch đánh giá chưa cao về nguồn nhân lực của du lịch Bình Thuận. Thực tế cho thấy tuy là tỉnh có tiềm năng du lịch nhưng nguồn nhân lực du lịch của Bình Thuận chưa đáp ứng yêu cầu của khách, nhất là sự hiểu biết về phong tục tập quán vùng miền, khả năng ứng xử... hơn nữa, nguồn nhân lực phân bố không đều, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên gia có kiến thức đầy đủ về phát triển du lịch, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu kiến thức về thực hành,


thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ, nhất là ngoại ngữ. Vì vậy để nguồn nhân lực của du lịch Bình Thuận đáp ứng được yêu cầu của KDL thì công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch phải được chú trọng.

Tỉnh cần phải có chương trình, kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Tập trung đào tạo hướng dẫn viên du lịch kỹ năng giao tiếp, sự am hiểu sâu sắc về giá trị văn hóa, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn, tour du lịch. Lực lượng nhân viên phục vụ trong các khách sạn, nhà hàng phải thân thiện, hiếu khách, cần cù, chăm chỉ tận tình trong công việc. Đối với lao động quản lý, nhà thiết kế chương trình du lịch, nhân viên quảng cáo phải có chuyên sâu, kiến thức rộng và thời gian kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ về ngoại ngữ. Thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho nhân viên. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng vào làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có cơ chế lương, thưởng tốt để khuyến khích tinh thần phục vụ cho nhân viên của mình.

5.2.2 Yếu tố giá cả dịch vụ hợp lý

Yếu tố giá cả dịch vụ hợp lý tác động mạnh thứ 2 đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước. Bao gồm 5 biến quan sát GCHL1 đến GCHL5. Theo bảng 4.19 thấp nhất là biến GCHL3: Giá cả mua sắm hợp lý (2.9601). Kết quả về mức độ lựa chọn điểm đến của KDL trong nước về nhân tố này đạt mức trung bình (3.1003) và đứng vị trí số 6 trong bảng đánh giá, mức độ thấp nhất. Qua đó cho thấy giá cả dịch vụ hàng hóa du lịch Bình Thuận chưa thật sự làm hài lòng KDL khi chọn Bình Thuận là điểm đến du lịch. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý thị trường, để kiểm soát chất lượng, giá cả. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết công khai các loại giá về dịch vụ, có biện pháp tích cực để tuyệt đối không để tình trạng “chặt, chém” khách.

5.2.3 Yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận là nhóm yếu tố sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ gồm 5 biến quan sát: SPDV1 đến


SPDV5. Theo bảng 4.20, điểm trung bình thấp nhất là biến quan sát SPDV5: Nhiều loại đặc sản cho khách chọn lựa (=3.1030). Mức độ cảm nhận của KDL về sản phẩm dịch vụ đạt ở mức trung bình (3.2007), sản phẩm du lịch Bình Thuận KDL đánh giá vẫn không cao. Cao nhất là biến quan sát SPDV2 (3.3322): Có nhiều quầy bán quà lưu niệm. Điều này cho thấy rằng KDL quan tâm nhiều đến các loại hàng hóa lưu niệm khi du lịch tại Bình Thuận. Trong khi đó các sản phẩm khác của Bình Thuận như các món ăn, đặc sản, ẩm thực địa phương … các dịch vụ khác thì KDL chưa đánh giá cao. Vì vậy trong thời gian tới các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lược kinh doanh hợp lý các sản phẩm dịch vụ khác làm đa dạng sản phẩm du lịch Bình Thuận để đáp ứng nhu cầu của du khách. Chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên ưu đãi. Cần phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ẩm thực truyền thống, đặc sản của Phan Thiết- Bình Thuận, nhất là các loại đặc sản biển, đặc thù Bình Thuận ( như con Dông khu lê, Cua huỳnh đế Tuy phong, nước mắm Phan Thiết…). Xây dựng khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Xây dựng những sản phẩm du lịch nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo như sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế.

5.2.4 Yếu tố cơ sở hạ tầng

Yếu tố thứ 4 ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước đó là nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng, bao gồm 4 biến quan sát CSHT1 đến CSHT4. Theo bảng 4.23, thấp nhất là biến quan sát CSHT1: Bãi đổ xe tham quan rộng, sạch, thuận lợi, an toàn (2.9834), cao nhất là biến CSHT3: Bến tàu du lịch, bến xe sạch sẽ, thoáng mát, có nhà chờ (3.2658). Kết quả về mức độ cảm nhận của KDL trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình và đứng vị trí số 5 trong bảng đánh giá. Cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng có vai trò


quan trong trong phát triển du lịch. Nhưng mức độ đánh giá và cảm nhận của KDL về yếu tố này đối với du lịch Bình Thuận thấp, ở mức trung bình. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải có giải pháp thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhanh chóng thảo gỡ khó khăn cho các dự án du lịch để sớm triển khai đi vào hoạt động. Tỉnh cần dành ngân sách thỏa đáng để đầu tư hạ tầng giao thông, điện…nhất là sớm hoàn thành đưa vào sử dung khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia, hoàn thiện hạ tầng Thủ đô Resort Hàm Tiến- Mũi Né…, Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các loại phương tiện giao thông vận chuyển, tạo điều kiện đi lại thuận tiện và an toàn cho du khách. Đầu tư hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc đa dạng của du khách.

5.2.5 Yếu tố điểm đến an toàn

Yếu tố thứ 5 ảnh hưởng đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước là nhóm yếu tố an toàn, bao gồm 5 biến quan sát DDAT1 đến DDAT5. Kết quả cho thấy việc lựa chọn của du khách trong nước về yếu tố này đạt mức trung bình (3.814) và đứng vị trí số 4 trong bảng đánh giá. Điều này cho thấy rằng KDL vẫn chưa hài lòng về nhân tố này khi đến Bình Thuận. Theo bảng

4.21 biến quan sát về yếu tố an toàn KDL đánh giá cao nhất là DDAT2: Có các dụng cụ y tế cho các trường hợp cần thiết (3.3355), thấp nhất là biến quan sát DDAT4: Không có tình trạng thách giá, chèo kéo khách (3.0664). Vì vậy chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và đảm bảo an ninh trật tự cho du khách, hạn chế tình trạng lợi dụng ăn xin, xin đểu, thách giá, chèo kéo khách…. Bố trí nhân viên bảo vệ, cứu hộ chuyên nghiệp, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, không có tệ nạn xã hội, cướp, giật… Tại các khu vui chơi giải trí, trung tâm, cơ sở du lịch, bãi tắm trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thiết bị y tế cần thiết cho nhân viên. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ bảo vệ về kỹ năng bảo vệ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải bố trí đầy đủ lực lượng Công an, cảnh sát đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tốt các tình huống xấu phát sinh đem lại niềm tin cho du khách.

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí