Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 2


Trong những năm qua, huyện Đắk Glong rất quan tâm và chăm lo đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng, phần lớn giáo viên có ý thức chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn đã phần nào đáp ứng yêu cầu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt với chương trình GDPT 2018, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập. Một phần đội ngũ được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều hệ khác nhau. Tình trạng cơ cấu đội ngũ có nơi thiếu, nơi thừa, có sự mất cân đối giữa các vùng miền, giữa các môn... đang còn tồn tại. Chất lượng chuyên môn của một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục để đáp ứng với nhu cầu của chương trình GDPTmới. Bên cạnh đó, vẫn còn những GV thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa làm tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Hiệu quả của việc thực hiện chương trình GDPT 2018 đạt được hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo chương trình GDPT 2018 là một yêu cầu bức thiết.

Vì thế, để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường tiểu học để đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả và khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học là vấn đề cấp thiết. Chính vì những lý do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018”.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên tại nhà trường tiểu học

Hoạt động bồi dưỡng là hoạt động quan trọng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Do vậy, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề này.


Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên còn được thực hiện dưới góc độ quản lý giáo dục ở cấp vĩ mô và vi mô. Nhiều Hội thảo khoa học về chủ đề đội ngũ giáo viên dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã thực hiện. Có thể kể đến một số nghiên cứu loại này của các tác giả: Đặng Quốc Bảo [4]; Nguyễn Thanh Bình [5]; Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [20]; [21]; [22]; [23]; Nguyễn Thành Hoàn [34]; Trần Bá Hoành [36]; [37]; [38];... Việc xây dựng ĐNGV cũng đã dược một số công trình nghiên cứu, đề cập. Tại Hội thảo Khoa học “Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên” do Khoa Sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn thị Mỹ Lộc, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Đặng xuân Hải... cũng đã đề cập đến việc đào tạo đội ngũ giáo viên trước nhiệm vụ mới của giáo dục

– đào tạo [28]. Tác giả Nguyễn Đức Trí trong Báo cáo tổng kết đề tài B99-52-36 (Hà nội, 2000) “Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật ở trình độ đại học cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” đã đề cập đến khía cạnh đào tạo đội ngũ giáo viên giảng viên bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề [56]. Những nhà giáo nghiên cứu giáo dục và quản lý giáo dục thực tiễn rất quan tâm vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong bài viết “Chất lượng giáo viên” đăng lên tạp chí Giáo dục tháng 11/2001, tác giả Trần Bá Hoành đã đề xuất cách tiếp cận chất lượng giáo viên từ các góc độ: đặc điểm lao động của người giáo viên, sự thay đổi chức năng của người giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng giáo viên, chất lượng từng giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên. Các thành tố tạo nên chất lượng giáo viên là phẩm chất và năng lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

2.2. Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng GV tại trường TH

Vấn đề bồi dưỡng GV thông qua nghiên cứu khoa học chưa thực sự được chú ý đến ở nước ta trước những năm 1960 sau này mới có chủ trương lấy nghiên cứu khoa học làm phương thức bồi dưỡng GV nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích chứ chưa bắt buộc. Ngày 1/1/1988, trong một bài nói chuyện với cán bộ ngành giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: “Ông thầy quan trọng lắm! Bộ phải chăm lo đội ngũ ông thầy, phải luôn bồi dưỡng họ. Phải nghiên

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - 2


cứu sớm và đặc biệt bồi dưỡng những người có tài năng.” Mười năm sau đó, vấn đề bồi dưỡng GV đã được đưa thành chính sách bồi dưỡng GV đã được đưa thành chính sách quốc gia: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”. Từ năm 1992, hàng năm Bộ GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho GV theo chu kỳ 5 năm. Từ năm học 2001 – 2004, Bộ GD&ĐT thường xuyên tổ chức bồi dưỡng GV theo chương trình thay sách giáo khoa. Trong giai đoạn này có rất nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể đến các tác giả như: Nguyễn Trí với bài viết “Bồi dưỡng GV dạy sách giáo khoa mới – Thực tiễn và quan niệm”; Trần Ngọc Chi [15], dưới góc dộ quản lý từ Sở GD&ĐT Gia Lai nêu “Mấy suy nghĩ về công tác bồi dưỡng GV tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học”; Bài viết “Một số vấn đề về phương thức bồi dưỡng thường xuyên GV phổ thông” của Nguyễn Thị Thu Thủy [79] đã tổng hợp về Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, III cho giáo viên mầm non và phổ thông của Bộ GD&ĐT cho thấy, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất là về chất lượng bồi dưỡng GV. Tác giả đề xuất các hình thức BDTX GV: a) BDTX bằng tự học của GV kết hợp với sinh hoạt tập thể về chuyên môn nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường; b) BDTX tập trung; c) BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). Tác giả khẳng định, GV có vai trò chính trong việc thực hiện BDTX theo kế hoạch năm học. Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ và giám sát hoạt động này. Tác giả Nguyễn Sĩ Thư với Luận án Tiến sĩ “Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS các tỉnh Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục THCS” [80]. Tác giả Trần Ngọc Chi đã khẳng định “Công tác bồi dưỡng là khâu quyết định trong việc nâng cao trình độ đội ngũ GV”. Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV còn có các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học giáo dục chuyên ngành, trong đó một bài viết đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GV ở các cấp QLGD như: Nguyễn Văn Lê “Khoa học quản lý nhà trường” [55]; Nguyễn Cảnh Toàn “Về các biện pháp lớn


nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng GV” (Tạp chí NCGD số 1, 2 – 1987); Vũ Văn Dụ “Một số đổi mới trong công tác đào tạo bồi dưỡng GV phổ thông” (Tạp chí NCGD số 6 – 1992). Bên cạnh đó, còn có một số đề tài các cấp cũng đã nghiên cứu đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các bậc học như: Đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải cách công tác đào tạo bồi dưỡng GV phổ thông” do Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm; Đề tài nghiên cứu cấp Viện KHGD Việt Nam: “Thực trạng công tác bồi dưỡng cho GV dạy ở các trung tâm giáo dục thường xuyên” do Nguyễn Hoài Thu làm chủ nhiệm [78]. Các công trình nghiên cứu theo hướng này của các nhà khoa học nêu trên đã đề cập các vấn đề cơ bản sau: 1) Khẳng định tầm quan trọng của công tác BDGV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đối với từng cá nhân GV, nhà quản lý cũng như đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của mỗi quốc gia. 2) Coi trọng công tác bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. 3) Các công trình nghiên cứu đã đưa ra được một số biện pháp QLGD nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận quản lý hoạt động BDGV tại các trường tiểu học và phân tích và chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động BDGV tại các trường tiểu học.

- Phân tích và chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất một số giải pháp QL để nâng cao chất lượng BDGV tại các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường tiểu học theo tiếp cận năng lực giáo viên và tiếp cận chức năng quản lý.

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại 4 trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trong đó gồm: Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Trường Tiểu học Lê Lợi.

- Giới hạn về khách thể khảo sát

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên 4 trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

- Tiếp cận hoạt động: Khi nghiên cứu hoạt động BDGV ở các trường TH cần nghiên cứu về quản lý của Hiệu trưởng và hoạt động BD của GV để làm bộc lộ biện pháp QL của Hiệu trưởng đối với hoạt động BDGV ở các trường tiểu học.

- Tiếp cận năng lực: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường tiểu học là hoạt động hướng tới sự hình thành và phát triển các năng lực cơ bản của giáo viên. Tiếp cận năng lực sẽ tạo cơ sở phương pháp luận để luận giải một số các vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường tiểu học.

- Tiếp cận chức năng quản lý: Quản lý hoạt động BDGV tại trường tiểu học cần dựa trên các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường tiểu học.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu

a. Mục đích nghiên cứu

Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên trường tiểu học. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước xác định phương pháp tiếp cận, cơ sở lý luận để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực tiễn của đề tài.

b. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước, của cơ quan quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT).

- Nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận văn.

- Nghiên cứu các số liệu thứ cấp qua (báo cáo của cơ quan quản lý giáo dục, các trường tiểu học huyện Đắk Glong,...).

- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động BD của các trường TH huyện Đắk Glong, Đắk Nông. Trong đó nghiên cứu sâu 4 trường: Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Tiểu học Lê Lợi. Đây là 4 trường tiểu học luận văn lựa chọn để điều tra, khảo sát thực trạng.

c. Cách thực hiện phương pháp

Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận văn; Dịch các tài liệu nước ngoài ra tiếng Việt; Phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu.

Từ phân tích các tài liệu xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận văn, các khái niệm công cụ của luận văn, nội dung lý luận về hoạt động BD cho GVTH và quản lý hoạt động này cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo để xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của luận văn.

(2) Phương pháp điều tra bảng hỏi;

(3) Phương pháp phỏng vấn sâu;

(4) Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học;


Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 và chương 3 của luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu QL hoạt động BDGV tại trường tiểu học. Trong đó gồm có các khái niệm, các vấn đề lí luận về hoạt động BDGV tại trường tiểu học, quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trường TH và các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động BDGV tại trường tiểu học. Từ cách tiếp cận chức năng QL nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung QL như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV tại trường tiểu học là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường tiểu học và đối tượng quản lý là học sinh tiểu học.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động BDGV, QL hoạt động BDGV, các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động BDGV tại các trường TH huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Luận văn chỉ ra một số hạn chế trong việc thực hiện các nội dung QL lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá QL hoạt động BDGV. Nghiên cứu phát hiện ra các điểm yếu, hạn chế ở các nội dung QL này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất được các biện pháp QL hoạt động BDGV tại các trường TH huyện Đắk Glong, Đắk Nông phù hợp và hiệu quả.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường tiểu học huyện Đắk Glong, Đắk Nông. Các biện pháp được phân tích cụ thể về mục tiêu, cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện mỗi biện pháp, để chuyển giao thực hiện trong thực tiễn. Vì vậy kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho lãnh đạo quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.


- Chương 2: Thực trạng đội ngũ và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông.

Chương 3: Những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023