Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Tại Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân I

Đôi khi/ít ảnh hưởng: 2 điểm, từ 1,67 đến 2,33 Thường xuyên/ảnh hưởng: 3 điểm, từ 2,34 đến 3

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

2.3.1. Thực trạng mục tiêu, cấu trúc, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo trình dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Cao đẳng An ninh nhân dân I

Để đánh giá được thực trạng thực hiện mục tiêu, cấu trúc, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo trình dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I chúng tôi tiến hành khảo sát 100 cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.2. Quan điểm của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng, giáo trình dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng ANNDI

Đối tượng

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

CBQL, GV

7

7.0%

59

59.0%

34

34.0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 8


Trường Cao đẳng An ninh nhân I là trung tâm đào tạo lớn của lực lượng CAND với nhiệm vụ đào tạo cán bộ, chiến sỹ An ninh tương lai phục vụ sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Rèn luyện thể chất, phát triển thể lực cho mỗi học viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp họ khi tốt nghiệp ra trường, sẽ nhanh chóng hòa nhập với thực tế công tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Chất lượng giáo dục trong trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đòi hỏi học viên phải hình thành được những năng lực cơ bản như: năng lực thích ứng những thay đổi, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát triển hiện và giải quyết vấn đề, năng lực lựa chọn và tự quyết định, năng lực tự học và tự đánh giá.

Như vậy, môn GDTC trong trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cần xây dựng nội dung, chương trình của minh theo hướng đặc thù nghề nghiệp của công tác nghiệp vụ An ninh, Đây là môn học cơ bản nhằm rèn luyện sức dẻo dai và kỹ năng chiến đấu thành thạo cho mỗi học viên An ninh trong thực tiễn công tác và chiến đấu.

Vừa qua, Bộ Công an đã ký chương trình khung giáo dục trong các trường CAND gồm ba phần: Khối kiến thức chung; khối kiến thức cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành. Môn GDTC nằm trong phần kiến thức chung với mục tiêu yêu cầu chương trình đào tạo hiện nay là:

- Củng cố sức khỏe cho học viên, phát triển hài hòa và cấn đối tất cả các hệ thống và chức năng của cơ thể, đạt tới khả năng làm việc cao và sự hoàn thiện về thể lực, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết.

- Nâng cao mức độ thích ứng nghề nghiệp của học viên bằng các bài tập thể dục ứng dụng nghề nghiệp, hình thành và phát triển kiến thức, những ký năng ký xảo chuyên môn, tạo điều kiện để nắm vững và nhanh chóng thích ứng nghề nghiệp.

- Hình thành ý thức giác ngộ XHCN, giáo dục đạo đức nhân cách phù hợp với chuẩn mực đạo đức, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Tổ chức các hoạt động thể thao cho học viên

Theo quyết định số 980/2003/QĐ-X11 ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND thì chuẩn kiến thức kỹ năng đối với môn GDTC áp dụng cho các trường Trung cấp, Cao đẳng ANND hiện nay là:

- Giúp học viên hiểu và nắm bắt được kỹ thuật cơ bản một số nội dung của môn TDTT như: Chạy, nhảy, co tay xà đơn, bơi ếch … Vận dụng các phương pháp tập luyện để nâng cao thành tích, áp dụng vào thi đấu đạt kết quả cao.

- Học viên có khă năng tập luyện khoa học, đúng kỹ thuật, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc tập luyện võ thuật, quân sự và một số môn thực hành khác; thực hiện tốt cá chỉ tiêu rèn luyện chiến sỹ công an khỏe, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

công tác, chiến đấu của lực lượng CAND.

- Học viên có ý thức trách nhiệm, thói quen tự giác rèn luyện TDTT để học tập tốt, rèn luyện tốt trong nhà trường và công tác sau này, để có đủ điều kiện về sức khỏe phục vụ lâu dài cho sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Để đạt được chuẩn về kiến thức kỹ năng nêu trên thì công tác xây dựng bổ sung, chỉnh lý tài liệu dạy học, giáo trình phù hợp với thực tiễn là vô cùng quan trọng, cần thực hiện một cách cẩn thận và thường xuyên.

Giáo trình môn GDTC được tập thể GV Bộ môn xây dựng và được hội đồng khoa học cấp cơ sở nghiệm thu đưa vào sử dụng trong năm học 2011- 2012. Giáo trình xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản được nêu trong chương trình chi tiết học phần môn học và trên sự góp ý của tập thể GV và học viên đã học xong môn GDTC về giáo trình xây dựng trước đó vào năm 2008, đã được sử dụng trong 03 năm học vừa qua. Giáo trình được chia thành 5 bài với nội dung chính như sau: Bài 1: Nhận thức chung về GDTC; bài 2: Kỹ thuật chạy cự li ngắn; Bài 3: Kỹ thuật cự ki trung bình; Bài 4: Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi; Bài 5: Kỹ thuật bơi ếch. Có thể nói rằng nội dung giảng dạy của giáo trình như trên là tương đối hợp lý với học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Tóm lại, với chương trình đào tạo, chuẩn KT-KN, giáo trình như đã nêu, trong quá trình giảng dạy, GV cần sử dụng đa dạng các bài tập thể chất với những hình thức và phương pháp dạy học khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của môn học này. Trong quá trình đó cũng cần hình thành những phẩm chất đạo đức và nhân cách cho học viên, cần phải sử dụng toàn bộ những tác động sư phạm, tâm lý xã hội có liên quan tới việc tổ chức và nội dung các giờ học, các buổi học GDTC, thi đấu thể thao và các hình thức tập luyện khác. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn KT-KN nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC thì còn cần phải có các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học môn học này một cách khoa học.

2.3.2. Thực trạng các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học môn

Giáo dục thể chất cho học viên tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Qua quan sát giờ học giáo dục thể chất cho thấy phương pháp giảng dạy của giảng viên tập trung chủ yếu bằng việc trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn cho học viên các nội dung của môn học và theo sát việc thực hành của các em trên lớp. Bên cạnh đó, giảng viên còn tích cực khuyến khích các em học viên tập luyện thể thao ngoài giờ học khu giảng đường, tại phòng ở.

Để có ý kiến từ nhiều chiều, chúng tôi khảo sát ý kiến của 50 cán bộ trẻ có tham gia tổ chức phong trào thể dục thể thao cho học viên ngoài giờ lên lớp về các con đường giáo dục thể chất cho học viên, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Quan điểm của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng và hiệu quả của các con đường giáo dục thể chất trong trường cao đẳng


TT

Các con đường giáo dục thể chất

Mức độ quan trọng

(n=100)

Mức độ thực hiện

(n=100)

BT

QT

RQT

BT

Tốt

Rất tốt

1

Thông qua giờ học

GDTC trên lớp

6

(6.0%)

60

(60.0%)

34

(34.0%)

20

(20.0%)

26

(26.0%)

54

(54.0%)

2

Thông qua rèn luyện

thể thao tại nơi ở

10

(10.0%)

20

(20.0%)

70

(70.0%)

68

(68.0%)

16

(16.0%)

16

(16.0%)

3

Thông qua CLB

10

(10.0%)

60

(60.0%)

30

(30.0%)

8

(8.0%)

26

(26.0%)

66

(66.0%)


4

Thông qua thi đấu thể thao trong và ngoài

trường

6

(6.0%)

26

(26.0%)

68

(68.0%)

30

(30.0%)

34

(34.0%)

36

(36.0%)


Qua bảng trên ta thấy được hiệu quả của các con đường giáo dục thể chất trong trường cao đẳng thông qua 4 con đường: Thông qua giờ học GDTC trên lớp; Thông qua rèn luyện thể thao tạo nơi ở; Thông qua câu lạc bộ; Thông qua thi đấu thể thao trong và ngoài trường. Hai con đường được đánh giá ở mức độ

rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao đó là: “Thông qua rèn luyện thể thao tại nơi ở” có 70.0% ý kiến đánh giá ở mức độ rất quan trọng; “Thông qua thi đấu thể thao trong và ngoài trường” có 68.0% ý kiến đánh giá ở mức độ rất quan trọng. Tuy nhiên đối với mức độ thực hiện thì hai con đường được thực hiện nhiều hơn đó là: “Thông qua câu lạc bộ” có 66.0% ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt; “Thông qua giờ học giáo dục thể chất trên lớp” có 54.0 ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt. Có thể nói, giờ học trên lớp dù có dài bao nhiêu cũng không đủ, nếu không giáo dục cho người học ý thức rèn luyện thể thao thường xuyên ngoài giờ lên lớp. Kết quả điều tra bảng 2.2 cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả của việc rèn luyện ngoài giờ học là rất cần thiết. Ví dụ như trong môn bơi lội, võ thuật,... trang thiết bị không thể phục vụ một lúc cho tất cả tập thể lớp được, mà các em

phải chia nhóm ra tập và tập ở những thời điểm khác nhau, ngoài giờ trên lớp.

2.3.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất cho học viên tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Nghiên cứu chương trình giáo dục đại học, cao đẳng cho thấy, GDTC là môn học bắt buộc trong chương trình khung đặc biệt đối với học viên các trường Công an nhân dân. Học viên cần phải học và thi hết môn cho môn GDTC, số điểm đạt được tuy không được cộng vào bảng điểm cho học viên nhưng học viên cần đạt tối thiểu là điểm 5 để được tốt nghiệp. Kết quả phỏng vấn những giáo viên dạy GDTC giàu kinh nghiệm cho thấy, vì đây dù là môn học bắt buộc nhưng lại là môn điều kiện nên học viên nhiều khi không cố gắng đạt được điểm cao trong môn GDTC mà chỉ cần thi cho qua (đạt điểm trung bình). Đây cũng là một trong các yếu tố hạn chế trong việc thúc đẩy học viên học tập tích cực môn GDTC.

Bảng 2.4. Kết quả học tập của học viên môn giáo dục thể chất năm học 2018 - 2019


TT

Các nội dung GDTC

Kết quả học tập (n=200)

Không

đạt

Đạt

Khá

Giỏi

Xuất

sắc

1

Võ thuật

36

(18.0%)

112

(56.0%)

36

(18.0%)

12

(6.0%)

4

(2.0%)

2

Bắn súng

20

(10.0%)

100

50%

48

(24.0%)

20

(10.0%)

12

(6.0%)

3

Bơi lội

10

(5.0%)

78

(39.0%)

74

(37.0%)

32

(16.0%)

6

(3.0%)

4

Bóng chuyền

12

(6.0%)

112

(56.0%)

60

(30.0%)

12

(6.0%)

4

(2.0%)


Bảng 2.4 cho thấy chất lượng học viên thi hết môn môn GDTC là tốt, có rÊt it học viên phải thi lại môn thực hành. Tuy nhiên cũng có một số học viên không đạt các nội dung giáo dục thể chất. Đối với nội dung võ thuật có 36 học viên không đạt chiếm tỷ lệ 18.0%; đối với nội dung bắn súng có 20 học viên không đạt chiếm tỷ lệ 10.0%; đối với nội dung bơi lội có 10 học viên không đạt chiếm tỷ lệ 5.0%; đối với nội dung môn bóng chuyền có 12 học viên không đạt chiếm tỷ lệ 6.0%. Theo như nhận định của nhiều giáo viên, kết quả thu được không đồng đều. Đa số học viên chỉ có kết quả ở mức độ đạt và khá, rất it sinh viên giỏi, xuất sắc.

Tuy nhiên cũng phải kể đến, ở mỗi khối lớp đều có các cá nhân xuất sắc trong hoạt động TDTT và góp mặt trong đội tuyển của trường đi thi đấu các giải thể thao cho học viên trong toàn ngành. Truyền thống thể thao học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I được duy trì và phát triển ngày một rực rỡ, gặt hái được các thành tích cao ở các giải thi đấu những năm gần đây như: giải nhất bắn súng trong cuộc thi các cụm trường Công an nhân dân, giải ba cuộc thi bơi lội trong cuộc thi Công an khỏe.

2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

2.4.1. Nhận thức của chủ thể tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

2.4.1.1. Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của những nội dung hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Về vấn đề này tác giả xin ý kiến đánh giá của 100 cán bộ quản lý và giáo viên trong trường, kết quả được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện những nội dung tổ chức quản lý hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I


TT

Nội dung

tổ chức quản lý

Mức độ cần thiết (n=100)

Mức độ thực hiện

(n=100)

RCT

CT

BT

RT

T

TB

Y

K


1

Xây dựng chương trình giảng

dạy


58

(58.0%)


52

(26.0%)


32

(16.0%)


64

(32.0%)


56

(28.0%)


64

(32.0%)


12

(6.0%)


4

(2.0%)


2

Thực hiện chương

trình

56

(56.0%)

38

(38.0%)

6

(6.0%)

34

(34.0%)

38

(38.0%)

22

(22.0%)

2

(2.0%)

2

(2.0%)


3

Bồi dưỡng chuyên môn cho

giảng viên


32

(32.0%)


38

(38.0%)


30

(30.0%)


30

(30.0%)


28

(28.0%)


26

(26.0%)


12

(12.0%)


4

(4.0%)


4

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ

dạy học


36

(36.0%)


32

(32.0%)


32

(32.0%)


28

(28.0%)


28

(28.0%)


30

(30.0%)


8

(8.0%)


6

(6.0%)

Qua kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết của những nội dung tổ chức quản lý hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cho thấy:

Các cán bộ quản lý của bộ môn và nhà trường có nhận thức đúng đắn về các nội dung trọng tâm công tác tổ chức quản lý hoạt động dạy học GDTC trong nhà trường, xong việc nhận thức về nội dung này còn chưa đạt được toàn diện, điều này được thể hiện ở việc cán bộ quản lý còn coi trọng việc quản lý việc xây dựng chương trình giảng dạy và thực hiện chương trình giảng dạy hơn các biện pháp quản lý khác. Việc đề cao vai trò quản lý việc xây dựng chương trình giảng dạy và thực hiện chương trình giảng dạy cho hoạt động dạy học GDTC là đúng nhưng chưa đủ, bởi để quản lý tốt hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học GDTC nói riêng góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học thì không chỉ coi trọng việc quản lý chương trình dạy học mà còn phải coi trọng thực hiện một cách đồng thời các biện pháp quản lý khác như: Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học. Đây là những nội dung giúp cho việc thực hiện tốt chương trình và kế hoạch giảng dạy đã đề ra. Chỉ có sự phối hợp đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.

2.4.1.2. Tổ chức xây dựng chương trình giảng dạy

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác tổ chức xây dựng chương trình đào tạo được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.6. Thực trạng tổ chức việc xây dựng chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất


TT

Nội dung

Mức độ cần thiết

(n=100)

Mức độ thực hiện

(n=100)

RCT

CT

BT

RT

T

TB

Y

K


1

Chỉ đạo

đổi mới,

cập nhật

19

(19.0%)

53

(53.0%)

28

(28.0%)

8

(8.0%)

19

(19.0%)

58

(58.0%)

9

(9.0%)

6

(6.0%)

chương trình thường

xuyên










2

Khuyến khích hợp tác trong phát triển chương

trình


26

(26.0%)


22

(22.0%)


52

(52.0%)


16

(16.0%)


19

(19.0%)


56

(56.0%)


7

(7.0%)


2

(2.0%)


3

Định hướng chương trình lấy người học làm trung

tâm


53

(53.0%)


42

(42.0%)


5

(5.0%)


14

(14.0%)


36

(36.0%)


43

(43.0%)


6

(6.0%)


1

(1.0%)


4

Chỉ đạo

đa dạng

các hình thức, phương pháp dạy

học.


32

(32.0%)


36

(36.0%)


32

(32.0%)


5

(5.0%)


10

(10.0%)


48

(48.0%)


25

(25.0%)


12

(12.0%)


5

Khảo sát nhu cầu và mức độ hài lòng của người

học.


48

(48.0%)


46

(46.0%)


6

(6.0%)


1

(1.0%)


7

(7.0%)


23

(23.0%)


30

(30.0%)


39

(39.0%)

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí