Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Mục Tiêu,nội Dung, Chương Trình Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

và có 53,9% đến 66.7% cán bộ quản lý và giáo viên chỉ đánh giá vai trò phát triển thể chất của GDTC trong giáo dục học sinh ở mức bình thường.

Đối với nhận thức của học sinh có 17,4% cho rằng GDTC có vai trò rất quan trọng để phát triển thể chất; 68,4 số học sinh được hỏi cho là GDTC chỉ có vai trò bình thường đối với phát triển thể chất. Điều đáng quan tâm là còn có tỷ lệ không nhỏ 14,2% đánh giá vai trò GDTC trong việc phát triển thể chất cho học sinh là không quan trọng.

Từ các kết quả điều tra trên ta có thể rút ra nhận xét chung là: Các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đã có nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây cũng chính là một trong những rào cản trong việc nâng cao chất lượng GDTC mà công tác quản lý GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam cần tháo gỡ.

2.5.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu,nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Về thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học môn GDTC ở huyện Lục Nam trong thời gian qua đều dựa theo nội dung, chương trình về GDTC khối THCS mà Bộ GD&ĐT đã ban hành trong chương trình giáo dục phổ thông mới về môn GDTC. Nếu chỉ đánh giá hoạt động dạy học môn GDTC theo tiêu chí môn học do Bộ GD&ĐT đã ban hành thì GDTC huyện Lục Nam là đạt yêu cầu. Nhưng những phân tích cụ thể cho thấy là mục tiêu hiện nay chưa cụ thể: Thông qua kế hoạch bài giảng của giáo viên thể dục (giáo án bài giảng) chỉ có thể đánh giá được mục tiêu cụ thể trong từng bài, từng tuần và chỉ thuần túy là định hướng đến kỹ năng cần đạt được.

Mục tiêu về giáo dục sức khỏe cần đạt, kiến thức về an toàn để tránh chấn thương trong tập luyện, kiến thức cần trang bị về giữ gìn vệ sinh và các kiến thức liên quan là chưa được đề cập đến. Trong kế hoạch cả năm học cũng chưa có các hoạt động GDTC thông qua các hoạt động ngoại khóa...

Để đánh giá, thực trạng về quản lý nội dung, chương trình dạy học môn GDTC, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi và khảo sát ở một nhóm đối tượng là 65 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng Giáo dục huyện Lục Nam và 31 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng 2.14:

Bảng 2.14. Thực trạng về quản lý thực hiện mục tiêu nội dung, chương trình dạy học môn GDTC


TT


Nội dung

Ý kiến

Tông sô

phiếu

Điểm trung

bình

Thứ bậc

Rất

đúng

Đúng

Chưa

đúng


1

Kế hoạch quản lý về thực hiện mục tiêu nội dung chương trình môn GDTC chưa đặt ra các mục tiêu cụ

thể cho từng năm

52

13

0

65


2.8


1


80%


20%


0%


100%


2

Công tác quản lý các hoạt động trong thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học GDTC chưa được quan

tâm đúng mức

43

13

9

65


2.52


4


66.1%


20%


13.9%


100%


3

Chưa đặt ra được các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn

học GDTC đối với nhà trường

48

13

4

65


2.67


3


73.8%


20%


6.2%


100%


4

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá về việc thực hiện mục tiêu,nội dung, chương trình TDTT trong nhà

trường


52


13


0


65


2.8


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 10

Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến ở bảng 2.14 nhận thấy số ý kiến cho rằng kế hoạch quản lý về thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn học GDTC chưa đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn chiếm 100% số ý kiến cho là đúng và rất đúng. Số ý kiến về việc chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động về mặt dạy học TDTT trong nhà trường có 100% cho là đúng và rất đúng. Như vậy việc hoạch định mục tiêu chưa đặt ra cụ thể. Công tác quản lý các hoạt động trong nội dung, chương trình môn học GDTC chưa được quan tâm đúng mức là mặt yếu kém nhất trong quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS.

2.5.3.Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang

Để khảo sát nội dung này, tác giả đã sử dụng phiếu hỏi theo mẫu bảng 2.15 và đối tượng được hỏi là 65 cán bộ quản lí của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT Lục Nam và các trường THCS huyện lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV dạymôn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang


STT


Các khía cạnh thể hiện

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực hiện


1

Đầu học kì, nhà quản lí đưa ra kế hoạch, quy

định về việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên


65


0


0


3


1


2

Xây dựng chương trình học môn GDTC theo định hướng chương trình giáo dục phố thông mới phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của giáo viên; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh; đảm bảo tính vừa sức- phù hợp với

mục tiêu phát triển chung của nhà trường, phù hợp với đặc điểm tại địa phương


54


11



2.88


3

3

Kiểm tra, đánh giá công tác phân công dạy học

cho giáo viên bộ môn

9

38

18

1.86

9


4

Các cấp quản lí phổ biến, hướng dẫn giáo viên bộ

môn nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo môn GDTC đáp ứng yêu cầuCTGDPTM.


15


39


11


2.06


6

5

Quy định về quản lí việc soạn giáo án và chuẩn

bị cho giờ lên lớp của giáo viên

11

47

7

2.06

6


6

Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị các phương tiện (thiết bị, đồ dùng...) phục vụ cho công tác

giảng dạy


33


32


0


2.51


5


7

Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để giáo viên sử

dụng giáo án in, ứng dụng các công nghệ, sáng chế vào giờ giảng


46


19


0


2.71


4


8

Xử lí kịp thời những giáo viên vi phạm quy chế

giảng dạy

7

50

8

1.98

7


9

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng và yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của học sinh


63


2


0


2.97


2


10

Tổ chức thao giảng, dự giờ và trao đổi, góp ý về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính

tích cực của người học mà giáo viên đã sử dụng


54


11


0


2.83


3


11

Khuyến khích giáo viên tham gia hoạt dộng TDTT thực tế, xem tạp chí, các chương trình truyền hình trong và ngoài nước để trau dồi kinh

nghiệm


6


49


10


1.94


8


12

Kiểm tra và xử lí các giáo viên từ chối hoặc không tham gia thường xuyên các hoạt dộng bồi

dưỡng, nâng cao trình độ


7


50


8


1.98


7


2.40


Từ kết quả khảo sát thu được cho thấy, phần lớn cán bộ quản lí tham gia khảo sát đều nhận định rằng việc quản lí hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới có mức độ thực hiện tương đối thường xuyên (điểm trung bình mức độ thực hiện từ 1.86 đến 3.0). Thường xuyên nhất là “đưa ra kếh oạch, quy định về việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên” (điểm trung bình 3.0). xếp thứ 2 là “Tồ chức bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng và xu hướng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” (điểm trung bình là 2.97).

Các hoạt động ít được thực hiện ở các trường THCS thuộc địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là “Xử lí kịp thời những giáo viên vi phạm quy chế giảng dạy”, “Kiểm tra và xử lí các giáo viên từ chối hoặc không tham gia thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ” (có điểm trung bình là 1.98) và “Khuyến khích giáo viên tham gia hoạt dộng TDTT thực tế, xem tạp chí, các chương trình truyền hình trong và ngoài nước để trau dồi kinh nghiệm” (điểm trung bình 1.94).

Nội dung tổ chức hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, đề cương môn GDTC tương ứng với chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đều được cả cán bộ quản lí và giáo viên đồng tình lựa chọn là thường xuyên (điểm trung bình là 2.88).

2.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Giáo dục thể chất của học sinhđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Hoạt động học tập môn giáo dục thể chất đều tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong từng năm học. Việc triển khai các nội dung chương trình được tiến hành hàng ngày, hàng tuần và có sự kiểm tra giám sát đều đặn của cán bộ quản lý. Khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ này là ở một số trường không đủ giáo viên theo biên chế quy định, hoặc trình độ giáo viên không đảm bảo. Việc thiếu giáo viên dẫn đến việc dạy dồn, dạy ghép các lớp trong cùng khối; có những trường phân công giáo viên dạy các môn khác còn ít giờ thì bố trí dạy thêm môn thể dục, mặc dù có thể họ không đủ năng lực, trình độ để dạy môn này. Điều đó làm ảnh hưởng tương đối lớn tới việc học tập môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Để làm rõ hơn, tác giả đã sử dụng phiếu hỏi trong bảng 2.16.

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Giáo dục thể chất của HS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang‌


TT


Các khía cạnh thể hiện

Các khía cạnh

thể hiện


Điểm trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực

hiện


1

Xây dựng nội quy phù hợp với đặc điểm văn hoá tạiđịa phương từ đó xây dựng kế hoạch DHMGDTC đáp ứng yêu cầu

chương trình giáo dục phố thông mới


62


3


0


2.95


2


22

Theo dõi, kiểm tra sự đôn đốc việc thực hiện theo chương trình học tập của học sinh (tự

học tự tham gia các hoạt động TDTT tại)


65


0


0


3.00


1


3

Kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm

học tập; ý thứchọc tập trong giờ học môn GDTC của học sinh


50


15


0


2.77


3


2.91


Từ kết quả khảo sát thu được cho thấy, phần lớn cán bộ quản lí và giáo viên tham gia khảo sát đều nhận định rằng việc quản lí hoạt động học tập môn GDTC của học sinh THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới có mức độ thực hiện tương đối thường xuyên (điểm trung bình mức độ thực hiện từ 2.77 đến 3.0). Thường xuyên nhất là “Theo dõi, kiểm tra sự đôn đốc việc thực hiện theo chương trình học tập của học sinh” (điểm trung bình 3.0). Xếp thứ 2 là “Xây dựng nội quy phù hợp với đặc điểm vãn hoá tại địa phương từ đó xây dựng kế hoạch DHMGDTC đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” (điểm trung bình là 2.95). xếp thứ 3 là “Kiểm tra, đánh giá thông qua sản phẩm học tập; ý thức học tập trong giờ học môn GDTC của học sinh” (với điểm trung bình 2.77).

Nội dung quản lí hoạt động học tập môn GDTC của học sinh THCS trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đều được cả cán bộ quản lí và giáo viên đồng tình lựa chọn là tương đối thường xuyên và đảm bảo.

2.5.5. Thực trạng quản lý sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trunghọc cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Để đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ quản lý các hoạt động ngoại khoá môn thể dục của học sinh.

Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 65 cán bộ quản lý của 31 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.17.

Qua kết quả thăm dò ý kiến cho thấy:

Khó khăn lớn nhất là việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá thể thao của địa phương. Các địa phương không tổ chức tốt các hoạt động này nguyên nhân là do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu kinh phí tổ chức, đời sống khó khăn, việc phải hàng ngày lo công việc làm ăn nuôi sống gia đình khiến người dân không nghĩ đến nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao.

Bên cạnh đó, lực lượng đứng ra tổ chức các hoạt động không đủ năng lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc thiếu các hoạt động văn hoá thể thao tại các địa phương.

Khó khăn thứ 2 là khó khăn về điều kiện dụng cụ thể thao, sân bãi cho tập luyện, hầu hết các nhà trường đều thiếu dụng cụ và sân bãi phục vụ tập luyện trong nhiều năm nay. Lý do bởi cơ sở hạ tầng ở nhiều nhà trường vẫn đang thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn hạn chế, bãi tập cho học sinh hết sức khó khăn... Dụng cụ tập luyện cũng trong tình trạng tương tự khi mà nguồn kinh phí hàng năm cho việc mua sắm thiết bị, dụng cụ luyện tập không đáng kể so với nhu cầu thực tế.

Khó khăn thứ 3 là vấn đề kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDTC, hằng năm kinh phí tổ chức các hoạt động trong nhà trường đều do ngân sách nhà nước cấp, nguồn ngân sách địa phương không hỗ trợ bởi điều kiện kinh tế của địa phương còn rất khó khăn.

Bảng 2.17. Ý kiến của cán bộ quản lý về quản lý sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới


TT


Nội dung - Yêu cầu

Mức độ

Tổng số phiếu

Điểm trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

Trang bị đầy đủ hệ thống CSVC phục vụ nội dung

các môn học GDTC


48


17


0


65


2.73


1

2

Lập kế hoạch trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy học

ngay từ đầu năm học


0


43


22


65


1.66


5

3

Trang bị các tài liệu tham khảo trong thư viện trường phù hợp với nội dung,

chương trình đào tạo


0


22


43


65


1.33


6

4

Tổ chức bảo quản, giữ gìn CSVC, dụng cụ, trang thiết

bị, dạy học.


43


18


4


65


2.6


2

5

Cuối mỗi năm học tổ chức

kiểm kê tài sản

0

48

17

65

1.73

4

6

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị

dạy học


30


35


0


65


2.46


3

Phần lớn các cán bộ quản lý ở địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đều nhận định rằng việc quản lý sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới có mức đô thực hiện tốt (điểm trung bình thực hiện ~ 2.1). Cơ bản các nhà trường đều thực hiện việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho mon học giáo dục thể chất, tuy nhiên sự trang bị này lại không được xây dựng một cách cụ thể thông qua kế hoạch mà chỉ là trang bị bổ sung, chủ yếu là tập

trung trang bị cho các môn có thế mạnh của nhà trường để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tham gia thi đấu các giải thể thao do cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức chứ chưa xây dựng được kế hoạch trang bị dàu hạn phục vụ công tác dạy học đồng đều các môn học giáo dục thể chất để học sinh được tiếp cận nhiều nội dung học phong phú hơn.

2.5.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn học môn Giáo dục thể chất cũng như các môn học khác là nhiệm quan trọng nhằm sớm phát hiện ra các em học sinh có tố chất đặc biệt để bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các em phát huy hết năng khiếu của mình, qua đó cũng đóng góp vào công tác tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp của nhà trường, giúp tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em học sinh thể hiện tố chất đặc biệt của mình. Quản lý tốt công tác này còn giúp nhà trường có thành tích cao trong công tác thi đua hàng năm học.

Bảng 2.18. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới‌

ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Điểm trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực

hiện

1

Việc bồi dưỡng HS có năng khiếu môn

Giáo dục thể chất trong nhà trường

57

0

0

3

1

2

Nhà trường hỗ trợ kinh phí tập luyện cho

GV và HS

10

40

7

2.1

3

3

Vừa dạy chính khóa vừa kết hợp bồi dưỡng

HS có năng khiếu môn Giáo dục thể chất

35

20

2

2.6

2

4

Bồi dưỡng HS có năng khiếu môn Giáo

dục thể chất vào các giờ ngoại khóa

10

40

7

2.1

3

5

Việc kiểm tra của BGH nhà trường

5

45

7

2.0

5

6

Điểm trung bình

2.33


Từ kết quả trên cho thấy việc bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu về môn Giáo dục thể chất vẫn được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên về chất lượng chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023