Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Gdtc Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân I

là hết sức quan trọng như: Xây dựng bầu không khí tập thể vui vẻ hòa nhã, đoàn kết trách nhiệm cao, thường xuyên cải tiến mối quan hệ trong tập thể, đề ra những qui định thống nhất cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC – TBDH bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để CBGD hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Với cách nhìn nhận ấy, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC ở chương 3.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 nghiên cứu thực trạng về hoạt động dạy học môn GDTC và tổ chức quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, trong đó đã để cập đến các nội dung sau:

- Quá trình phát triển của nhà trường, của bộ môn GDTC.

- Nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy về dạy học môn GDTC.

- Thực trạng dạy học môn GDTC ở nhà trường hiện nay.

- Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học GDTC ở nhà trường hiện nay.

- Xác định được các mặt mạnh, yếu cũng như nguyên nhân của chúng đối với hoạt động quản lý và thực hiện dạy học GDTC ở nhà trường.

Bên cạnh những điểm mạnh tổ chức hoạt động dạy học giáo dục thể chất ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I còn một số tồn tại: Chương trình dạy học chưa linh hoạt; Phương pháp dạy học chưa đổi mới; Các hoạt động phong trào giáo dục thể chất chưa phát triển; Câu lạc bộ thể dục thể thao chưa mạnh; Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy giáo dục thể chất chưa cụ thể…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Những kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn này là cơ sở thực tiễn kết hợp với các cơ sở lý luận tại chương 1 để tác giả tiếp tục đề xuất các biện pháp trọng tâm trong tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC của trường Cao đẳng An ninh nhân dân trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

CHƯƠNG 3

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 11

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY


3.1. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp

Quản lý chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và là công tác trọng yếu nhất của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày (ở chương 1 và 2), tác giả đề xuất các biện pháp quản lý trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu của nguyên tắc này là phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Trong đó tập trung vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động học của học viên, giám sát, kiểm tra hoạt động dạy học và các hoạt động khác. Từ đó nhằm giúp cho việc hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp còn là việc phải quan tâm chú trọng đến việc tạo môi trường giáo dục đồng thuận và tiến hành tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng dạy học. Đó là điều kiện về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đội ngũ giảng viên và đội ngũ những người làm công tác phục vụ trong mỗi bộ môn, mỗi khoa trong nhà trường.

Chất lượng dạy học chỉ được nâng lên khi thực hiện đồng bộ các biện pháp và chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng trong mỗi đơn vị nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Đòi hỏi phải hoàn thiện nhân lực, vật lực, tài lực . Có hướng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường cũng như có chiến lược phát triển giáo dục. Có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC. Muốn vậy

các biện pháp giáo dục phải phù hợp với quan điểm của nhà nước, chế định giáo dục trong quá trình quản lý của ngành.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Tính kế thừa là tính chất đảm bảo việc duy trì bảo vệ các nguyên tắc cũ. Phát huy sáng tạo cái mới nhưng vẫn trân trọng và tôn vinh cái cũ. Không làm mất đi giá trị nguyên gốc của cái cũ mà còn bào tồn và phát huy các giá trị cốt lõi đó. Tính kế thừa đảm bảo phát huy được những tinh hoa của các nguyên tắc cũ, phát triển các nguyên tắc mới dựa trên nền cơ sở của những nguyên tắc cũ đã và đang được áp dụng trong thực tế. Chính vì thế nhà quản lý sẽ tiết kiệm được thời gian khi xây dựng các nguyên tắc mới, đảm bảo các nguyên tắc mới sát với tình hình thực tế của bộ môn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Cần đảm bảo mục tiêu rõ ràng, có kết quả cụ thể, lượng hóa được, có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới các giáo viên trong bộ môn. Để đạt được những vấn đề này, tính khả thi đòi hỏi phải có khả năng vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

3.2.1. Tăng tính linh hoạt trong chương trình GDTC cho học viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011

- 2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự tư duy phân tích, tự tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học viên trong quá trình học tập các hoạt động của nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.

Mục tiêu của biện pháp:

Tăng tính linh hoạt trong chương trình dạy học giáo dục thể chất nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, rèn luyện thể dục thể thao cho học viên.

Nội dung và cách thực hiện:

- Chỉ đạo việc dạy học thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao của học viên

Mục tiêu của GDTC hiện nay có sự thay đổi so với chương trình cũ, do vậy đã có sự chi phối về PP dạy học, nội dung dạy học và cách đánh giá cũng thay đổi theo để đạt được mục tiêu đã đề ra. Ngược lại chính nội dung, PP dạy học và cách đánh giá cũng tác động ngược trở lại đòi hỏi mục tiêu phải hoàn thiện hơn. Để thực hiện được mục tiêu của chương trình GDTC mới đòi hỏi mỗi CBGD khi lên lớp giảng dạy giờ học TDTT cần phải giảm bớt thời gian phân tích, giảng giải, dành thời gian cho học viên tập luyện để nâng cao sức khỏe cho học viên. Với quan điểm học mà chơi, chơi mà học để giờ học diễn ra một cách sinh động, thoải mái, nhẹ nhàng mà hiệu quả cao để đạt được mục tiêu, chương trình của môn học là: sức khỏe và thể lực của học viên là quan trọng hàng đầu. Kết hợp với việc tự học, tự nghiên cứu, tập luyện sẽ giúp cho học viên nắm kiến thức một cách tốt hơn.

- Chỉ đạo tăng cường học tập cá thể với học tập tập thể

Trong mỗi lớp học, trình độ sức khỏe, thể lực, khả năng tư duy của học viên không được đồng đều. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học GDTC theo hướng tích cực hóa người học cần phải sử dụng hàng loạt các PPDH khác nhau. Trong đó phương pháp nêu vấn đề, gợi mở vấn đề để học viên tự tìm tòi, nghiên cứu khám phá những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Tổ chức lại lớp học, chia học viên trong lớp thành nhiều tổ, nhóm nhỏ, chuẩn bị sẵn các câu hỏi, phương tiện để học viên tự thảo luận nghiên cứu, tập luyện (dưới sự giúp đỡ của giáo viên) sau đó cho từng tổ, nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Chính lúc trình bày kết quả thảo luận trước tập thể cũng là một hình thức

tích cực hóa người học trong học tập, vì lúc này xuất hiện sự tranh luận, đánh giá kết quả của nhau rồi cùng đi đến sự thống nhất dưới sự dẫn dắt của học viên.

- Chỉ đạo tăng cường sử dụng trò chơi thi đấu (kể cả biểu diễn, trình

diễn)

Phương án này nhằm khai thác tính tự giác, tích cực của học viên, khả

năng phối hợp đồng đội, tạo hưng phấn cho giờ học. Phương pháp trò chơi ở đây không chỉ hiểu là một trò chơi vận động nào đó mà ngay kể cả những động tác đơn lẻ, các bài tập nào đó cũng có thể dạy dưới hình thức trò chơi, bởi nét nổi bật của phương pháp này là sự so đo lực lượng để tranh giành thành tích cao hoặc ngôi thứ. Không những thế, tinh thần trách nhiệm, tính đồng đội, tính kỉ luật để thực hiện theo những chiến thuật đã đề ra nhằm giành chiến thắng thể hiện rất rõ ràng. Vì vậy, cần tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi thi đấu trong quá trình giảng dạy TDTT nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH bộ môn này.

- Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá và khả năng tự quản dưới sự điều khiển của giáo viên

Tạo điều kiện cho học viên được tham gia đánh giá kết quả học tập của mình và của các bạn trong lớp cũng là một phương pháp để tích cực hóa người học. Sau khi thực hiện (trình diễn) động tác thì chính các em là người phải tự nhận xét, đánh giá kết quả của mình rồi mới đến các bạn nhận xét, đánh giá. Điều này không chỉ có ý nghĩa tích cực hóa người học mà còn có ý nghĩa dân chủ hóa trong quá trình dạy và học theo xu thế hiện nay.

Để các tổ, nhóm tập luyện được kết quả, giáo viên phải rèn cho học viên khả năng tự quản, trong đó vai trò của cán sự tổ, nhóm là rất quan trọng. Cán sự môn GDTC của lớp hay tổ, nhóm không nhất thiết là các cán bộ lớp mà có thể là bất kì một sinh viên nào đó có khả năng chỉ huy, điều khiển tổ nhóm. Đồng thời người giảng viên cũng phải có khả năng tổ chức, bao quát lớp tốt.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học GDTC trong nhà trường

Phương pháp dạy học môn thể dục là hệ thống các tác động của giảng viên đối với sinh viên bằng lời nói, động tác, phương tiện thông tin, hay thông qua phương tiện dạy học để từ đó tổ chức, chỉ dẫn cho sinh viên tập luyện. Từ đó trang bị cho các em những tri thức, kỹ năng, phương pháp và cách tổ chức hoạt động. Giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức cũng như những hiểu biết về giá trị của hoạt động thể dục. Quyền lợi và nghĩa vụ của học viên học tập đó là góp phần đào tạo các em trở thành những người có ích cho xã hội.

Với những biến đổi hết sức to lớn và sâu sắc về quá trình dạy và học hiện nay nên đã tạo ra quá trình dạy học có những đặc điểm khác biệt cơ bản. Hoạt động học tập của học viên được tích cực hóa trên cơ sở nội dung dạy học ngày càng được hiện đại hóa. Bùng nổ thông tin làm nên một cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bão. Vì lẽ đó quá trình dạy học ở các bậc học đang tồn tại mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức đã đươc đổi mới tăng lên, phức tạp hơn với một bên là thời gian học tập vẫn giữ nguyên. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.

Bản chất của phương pháp đổi mới hình thức dạy học đó là khơi dậy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập, sáng tạo của người học thông qua việc tạo điều kiện cho các em phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà các em có thể nắm vững tri thức và học được cách tự học. Do đó việc đề ra biện pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới phương pháp dạy học GDTC có vai trò quan trọng.

Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của tổ bộ môn.

Nội dung và cách thực hiện:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGD về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới PPDH.

Trong những năm gần đây, thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc đổi mới PPDH các cấp, toàn ngành Giáo dục đã thực hiện chương trình đổi mới. Sự bùng nổ thông tin và quá trình toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những phẩm chất trí tuệ mới của học viên. Do đó nhu cầu được tập luyện để tăng cường sức khỏe và giao lưu ngày càng cao đòi hỏi CBGD phải có những năng lực và cách thức làm việc mới.

- Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học GDTC

Chỉ đạo các CBGD khi xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy của năm cần đưa việc đổi mới PPDH thành một nội dung và phải thể hiện được những nét cơ bản như: chương trình tự bồi dưỡng, các chuyên đề trọng tâm cần trao đổi thảo luận, kế hoạch nghiên cứu khoa học về đổi mới PPDH, kế hoạch dạy thí điểm cho việc áp dụng đổi mới PPDH của từng CBGD đối với từng học phần lý thuyết và học phần thực hành. Trong năm học, mỗi CBGD phải thao giảng ít nhất một giờ và dự 5-7 giờ của đồng nghiệp…

- Tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy

Mỗi học phần mỗi môn học đều có PPDH đặc thù. Việc lựa chọn, áp dụng PPDH còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhận thức, trình độ, năng lực của CBGD, nội dung bài giảng, sức khỏe của học viên… Mặc dù vậy, việc tiến hành dạy thử nghiệm, dạy mẫu và nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm sau giờ dạy là cần thiết để khai thác những ưu điểm và nhân rộng những điển hình trong đơn vi.

- Chỉ đạo CBGD bồi dưỡng phương pháp dạy học môn GDTC cho học viên

Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên, hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời và hỗ trợ đắc lực cho nhau. Vì vậy, đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới cách dạy của Thầy mà còn là đổi mới cách học của Trò. Mỗi một phương pháp dạy có một phương pháp học phù hợp. Cho nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng cách học, cách tự học và tự nghiên cứu cho học viên nhằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023