Thực Trạng Phát Triển Chuyên Môn Cho Giáo Viên Dạy Môn Giáo Dục Thể Chất Tại Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân I

thông qua việc tổ chức học tập cho học viên”, điểm trung bình đạt được là 2,32; ở mức độ Trung bình. Theo báo cáo của Nhà trường, hằng năm nhà trường vẫn tổ chức đánh giá cán bộ thông qua bản báo cáo kết quả công tác, tuy nhiên việc lấy tiêu chí dạy học để đánh giá cán bộ vẫn chưa thực hiện cụ thể. Kiểm tra, đánh giá là nội dung quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá nhằm phát hiện những sai lệch yếu kém trong công tác giảng dạy để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Qua khảo sátchúng tôi nhận thấy việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên chưa được đánh giá cao, tỷ lệ CB-GV đánh giá ở mức trung bình còn rất lớn, cá biệt có nội dung chỉ được đánh giá ở mức Trung bình, đây cũng là nội dung cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.


2.4.5. Thực trạng phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Công tác bồi dưỡng chuyên môn là công tác có tầm quan trọng đặc biệt của tổ chuyên môn, nhằm tăng cường sức mạnh của đội ngũ cán bộ giảng dạy, góp phần duy trì chất lượng dạy học bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Thực trạng công tác này thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I


TT

Các nội dung phát triển chuyên môn

Mức độ thực hiện (n=100)

Rất tốt

Tốt

Trung

bình

Yếu

Kém

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

cho CBGD

20

(20.0%)

29

(29.0%)

32

(32.0%)

16

(16.0%)

3

(3.0%)


2

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành cho

CBGD

32

(32.0%)

37

(37.0%)

29

(29.0%)

1

(1.0%)

0

(0.0%)

3

Tạo điều kiện cho CBGD đi học

tập nâng cao

15

(15.0%)

18

(18.0%)

52

(52.0%)

13

(13.0%)

2

(2.0%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 10

Phân công chuyên môn theo

năng lực của CBGD

38

(38.0%)

43

(43.0%)

16

(16.0%)

3

(3.0%)

0

(0.0%)

5

Phân công chuyên môn theo

nguyện vọng của CBGD

20

(20.0%)

18

(18.0%)

53

(53.0%)

8

(8.0%)

1

(1.0%)

6

Phân công theo điều kiện của

đơn vị

34

(34.0%)

32

(32.0%)

26

(26.0%)

6

(6.0%)

2

(2.0%)

7

Phân công chuyên môn kết hợp

các điều kiện

32

(32.0%)

37

(37.0%)

24

(24.0%)

5

(5.0%)

2

(2.0%)

4


Bảng 2.10 cho thấy: Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBGD được tổ chuyên môn đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, thực hiện phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, bộ môn đã động viên các CBGD tích cực tự giác tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ cho CBGD, thành lập các Câu lạc bộ TDTT, mời các chuyên gia giỏi các môn TDTT về tập huấn, nâng cao trình độ, tổ chức thi đấu trọng tài TDTT. Hàng năm tổ đều xây dựng kế hoạch cử CBGD đi học tập nâng cao trình độ, tạo mọi điều kiện để anh em trong đơn vị được ôn thi và dự thi các lớp cao học, tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD & ĐT, Bộ Công an tổ chức.

Hạn chế: Mặc dù tổ chuyên môn cũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức dưới nhiều hình thức để bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBGD song vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: Chưa chủ động cao trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; một số hoạt động bồi dưỡng chưa được duy trì một cách thường xuyên, tổ chức chủ yếu đi sâu vào việc nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về TDTT mà chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực về PPGD cho giảng viên. Điều này dẫn tới bất cập là việc tiếp cận PPDH mới, PPDH bộ môn của CBGD trong đơn vị còn hạn chế.

Kết quả khảo sát công tác sử dụng đội ngũ CBGD cũng cho thấy: Để sử dụng đội ngũ CBGD khi phân công lao động, tổ chuyên môn đã căn cứ vào một

số điều kiện thực tiễn như: Căn cứ vào nguyện vọng cá nhân; Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đơn vị để phân công lao động cho CBGD trong tổ bộ môn trên cơ sở tận dụng tối đa khả năng, sở trường của CBGD với quan điểm là giáo viên trẻ phải đảm nhận những nội dung giảng dạy mang tính vận động cao, đảm bảo tính kế cận trong chuyên môn. Tức là một đồng chí đứng lớp giảng dạy học phần, đồng thời kèm theo một đồng chí cùng nghiên cứu chuyên môn, cùng ra đề, cùng ôn tập… để sẵn sàng có thể dạy thay khi cần thiết.

2.4.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

CSVC – TBDH là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học GDTC nói riêng. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới PPDH thì CSVC – TBDH có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Qua quan sát cho thấy CSVC – TBDH bộ môn GDTC bao gồm:

- 1 phần nhà tập đa năng (có thể cùng lúc chứa được 2 lớp học thể dục nhịp điệu, cầu lông, bóng bàn, và bóng rổ).

- 2 sân tập ngoài trời 40 x 60m

- 2 kho chứa dụng cụ tập luyện TDTT.

Do đặc thù của môn học nên nhà trường giao cho bộ môn trực tiếp quản lý CSVC – TBDH của bộ môn và có kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, dụng cụ tập luyện TDTT.

Để thực hiện tốt nội dung này, bộ môn đã đề ra những quy định cụ thể cho việc quản lí và sử dụng CSVC – TBDH bộ môn như: Đề ra những quy định về việc mượn – trả dụng cụ, quy định về việc quản lý và sử dụng nhà tập đa năng đối với CBGD có giờ học TDTT, quy định về việc về sinh nhà tập và sân tập TDTT… Tổ thường xuyên kiểm tra, rà soát CSVC – TBDH, có kế hoạch đề nghị nhà trường mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ dạy và học của tổ bộ môn, xây dựng kế hoạch bổ sung khi cần thiết, về vấn đề này, kết quả kiểm tra cho thấy tổ bộ môn thực hiện tương đối tốt. Riêng nội dung xây dựng qui định

cụ thể cho việc quản lý và sử dụng CSVC – TBDH bộ môn được đánh giá là chưa được tốt, điều này cũng có những nguyên do bởi: mét phÇn nhµ thi ®Êu ®a n¨ng đã cũ và xuống cấp.

Kết quả điều tra thực trạng đảm bảo CSVC được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất – thiết bị dạy học môn Giáo dục dục thể chất


TT

Biện pháp quản lý CSVC- TBDH cho hoạt động dạy học

GDTC

Mức độ thực hiện (n = 100)

Rất tốt

Tốt

TB

Yếu

Kém


1

Xây dựng quy định cụ thể cho việc quản lý, sử dụng CSVC-

TBDH của bộ môn

39

(39.0%)

35

(35.0%)

3

(3.0%)

0

(0.0%)

23

(23.0%)


2

Xây dựng kế hoạch trang bị, sửa chữa CSVC-TBDH của bộ

môn

22

(22.0%)

27

(27.0%)

5

(5.0%)

3

(3.0%)

43

(43.0%)


3

Thống nhất với các đơn vị trong nhà trường về việc quản

lý và sử dụng nhà tập đa năng

35

(35.0%)

32

(32.0%)

3

(3.0%)

2

(2.0%)

28

(28.0%)

4

Thường xuyên kiểm tra, rà soát

CSVC-TBDH

23

(23.0%)

26

(26.0%)

6

(6.0%)

2

(2.0%)

43

(43.0%)

Với đặc thù là môn học cơ sở nên các lớp trong trường đều phải học tập môn học này. Vì thế số lượng lớp tham gia học thì đông trong khi CSVC – TBDH bộ môn thì hạn chế.

Việc quản lý nhà tập đa năng là do tổ chuyên môn, xong một số đơn vị khác trong nhà trường cũng có nhu cầu sử dụng như tổ dịch vụ của nhà trường, tổ công đoàn và một số hoạt động tập thể trong nhà trường. Vì vậy, để làm tốt vấn đề này bộ môn đã thống nhất một số nội dung với các đơn vị có sử dụng nhà tập đa năng như việc bảo quản, giữ gìn dụng cụ trong nhà tập, ra vào khóa

mở, tắt điện, giữ gìn vệ sinh nhà tập… về vấn đề này kết quả điều tra cho thấy tổ thực hiện tương đối tốt.

2.5. Đánh giá chung về kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I và căn cứ vào cơ sở lý luận của đề tài đã cho thấy những nguyên nhân có tác động tới hiệu quả các nội dung hoạt động dạy học GDTC của bộ môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I như sau:

Trước hết đề cập tới nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về quản lý hoạt động dạy học GDTC. Các cán bộ quản lý đã nhận thức rõ hoạt động dạy học GDTC là hoạt động quan trọng của đơn vị, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác. Từ kết quả khảo sát và nhận thức của riêng mình, bộ môn GDTC đã xây dựng một hệ thống biện pháp quản lý cụ thể và trên thực tế đã thành công ở một số khâu của từng nội dung quản lý.

Với mỗi nội dung quản lý, bộ môn đều chú ý xây dựng một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo có những nội dung có biện pháp quản lý được thực hiện tốt, có biện pháp quản lý thực hiện chưa tốt, hiệu quả chưa cao. Dưới đây là những thành công, hạn chế, nguyên nhân, và yếu tố ảnh hưởng tới các biện pháp quản lý.

2.5.1. Ưu điểm và hạn chế

Về đội ngũ cán bộ giảng dạy

- Ưu điểm:

Đội ngũ CBGD bộ môn phần đa có tuổi nghề từ 5 năm công tác trở lên. Các cán bộ đa phần có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tổ chức thi đấu và trọng tài các môn thể thao. Đội ngũ CBGD bộ môn tương đối đồng đều, đa số đều tốt nghiệp từ trường Đại học TDTT. Có thói quen, tác phong sư phạm TDTT, năng nổ, nhiệt tình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao và nghiêm túc trong công việc. Nhiều người có trình độ chuyên môn tốt, nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua và giáo viên giỏi. CBGD của đơn vị đa số là nam giới (19/20 đồng

chí) rất phù hợp với hoạt động dạy học bộ môn; là đơn vị có tinh thần đoàn kết cao, nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng.

Có được những thành công trên trước hết có thể nói bộ môn được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo trường, sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị, phòng ban chức năng trong nhà trường và một điều không thể không có đó chính là nội lực của chính bản thân mỗi CBGD.

Ngoài những mặt mạnh đã nêu ở trên thì đội ngũ CBGD của đơn vị cũng còn bộc lộ những bất cập, hạn chế:

Sự yếu kém về chuyên ngành, chuyên sâu do một số đồng chí CBGD tốt nghiệp từ các trường ngoài ngành, không được đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu riêng cho các trường Công an nhân dân mà đào tạo chung. Do vậy kiến thức chuyên ngành không cao, một số chuyên ngành còn thiếu, không có giáo viên giảng dạy chuyên môn. Đa số CBGD tốt nghiệp từ trường Đại học TDTT Từ Sơn có nhiều thuận lợi trong hoạt động dạy học giáo dục thể chất, song lại hạn chế rất nhiều về lĩnh vực chuyên ngành chuyên sâu để giảng dạy một số chuyên ngành tự chọn hay nâng cao.

- Về việc thực hiện chương trình đào tạo

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I hiện đang thực hiện theo bộ chương trình: Chương trình giáo dục cao đẳng đại cương dùng cho các trường cao đẳng ban hành theo Quyết định 3244/GD – ĐT ngày 12/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Chương trình đào tạo áp dụng cho tất cả các đối tượng học viên, song rất khó khăn trong việc cho học viên tự chọn các môn học, bởi còn liên quan tới rất nhiều vấn đề, như CSVC – TBDH, đội ngũ, đối tượng học đặc biệt lµ học viên các trường Công an nhân dân. Vì vậy việc thực hiện chương trình tự chọn được bố trí chủ yếu là môn học bơi lội, bóng rổ.

- Về trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý

Các cán bộ quản lý trực tiếp hoạt động dạy học cấp bộ môn là những đồng chí có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác và có uy tín trong tập thể mà chưa kinh qua lớp nghiệp vụ quản lý nào. Trên thực tế các cán bộ quản lý đã đề ra được rất nhiều các biện pháp và đạt được những thành công nhất định, góp phần cùng với các đơn vị nâng cao vị thế của nhà trường, tuy nhiên, do chưa kinh qua trường lớp nghiệp vụ mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết cá nhân để đề ra các biện pháp quản lý do vậy không tránh khỏi những hạn chế.

Việc lập kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học chưa đồng bộ, chưa bao quát được cả quá trình, đôi lúc còn chung chung, chưa cụ thể, thậm chí còn “nước đến đâu bắc cầu đến đó” dẫn tới nhiều hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có nguyên nhân khách quan tác động tới vấn đề này, đó là kế hoạch của tổ còn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của nhà trường và của khoa, sự phối hợp của các phòng ban khoa tổ chức năng. Một nguyên nhân chủ quan nữa cũng có tác động không nhỏ tới công tác kế hoạch hóa của đơn vị, đó là những kiến thøc về xây dựng kế hoạch, kiến thức về dự báo…

- Về CSVC – TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học GDTC

Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều cố gắng quan tâm đầu tư CSVC – TBDH cho các đơn vị nói chung và tổ bộ môn nói riêng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.

+ Về nhà tập đa năng: Nhà trường đã đầu lát gỗ sàn nhà tập, hệ thống đèn chiếu sáng, lưới bao đã được cải thiện. Tuy nhiên, 12 cặp bóng tuýp trên trần nhà liên tục cháy, hỏng. Sàn nhà tập đã bắt đầu có những chỗ bị hỏng, co gỗ; trần nhà mỗi khi trời mưa thì đã bị dột ở một vài chỗ. Đồng thời, bộ môn cũng không được hoàn toàn sử dụng nhà đa năng mà chỉ được sử dụng một phần (sân bóng rổ, 1 nửa số phòng ban, nhà vệ sinh…)

+ Dụng cụ luyện tập TDTT còn thiếu, số lớp trong trường thì đông, có khi cả 3 lớp cùng có giờ học thể dục. Việc sinh viên không đủ dụng cụ để thực hành trong giờ học là thường xuyên xảy ra.

+ Vẫn còn hạn chế về giáo trình và tài liệu tham khảo.

2.5.2. Nguyên nhân

Việc quản lý hoạt động dạy học GDTC của bộ môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân cơ bản như: Năng lực quản lý và trình độ đội ngũ còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển chung, kinh phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập luyện chua đáp ứng, việc tổ chức các hoạt động phong trào TDTT cho CBGD và học viên còn chưa phổ biến, các thiết bị dạy học hiện đại cho bộ môn thì chưa có, việc quản lý, sử dụng CSVC chưa được hiệu quả dẫn đến chất lượng của hoạt động dạy học chưa cao, biện pháp quản lý thiên nhiều về quản lý hành chính mà chưa chú trọng tới quản lý sâu về nội dung, chất lượng công việc. Vì vậy để quản lý tốt hoạt động dạy học GDTC ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân cần đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ, chú trọng cả công tác quản lý hành chính và quản lý chuyên sâu để tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động này.

Cùng với những biện pháp quản lý trên, bằng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau ở lĩnh vực khoa học quản lý thì việc quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động dạy GDTC nói riêng cần phải luôn có sự cầu thị và hướng tới cái mới theo đó phải đảm bảo qui trình quản lý một cách toàn diện. Đó là quản lý từ khâu đầu vào, quá trình quản lý và đầu ra.

Đầu vào của qui trình quản lý bao gồm: Chương trình, kế hoạch giảng dạy, CSVC – TBDH, đội ngũ, trình độ học viên.

Quá trình quản lý: Qui chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, sử dụng TBDH.

Đầu ra: Chuẩn đánh giá giờ dạy, chất lượng dạy học, kiểm tra học viên. Trong đó lấy chất lượng làm trung tâm, lấy sự tham gia của toàn thể

CBGD làm cơ sở để đạt được thành công lâu dài, mục đích là nâng cao chất lượng dạy học, sự hài lßng của học viên, nâng cao uy tín của tổ chức.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, cùng với cách nhìn nhận và đánh giá của cá nhân, kết hợp với việc phải làm tốt ngay từ đầu tất cả các công việc (cho dù là nhỏ nhất); ngoài việc quản lý hành chính và quản lý chuyên môn sâu (quá trình quản lý) thì việc cải thiện điều kiện làm việc, môi trường công tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023