Đội Ngũ Giảng Viên Giảng Dạy Môn Giáo Dục Thể Chất Tại Trường Cao Đẳng An Ninh Nhân Dân I

cấp của trường theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và chủ trương, định hướng của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, đảm bảo liên thông trong quá trình đào tạo.

Nghiên cứu, xây dựng ban hành và tổ chức đào tạo theo chuẩn đầu ra đối với tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo của Trường. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; thường xuyên tổ chức thực hiện cải tiến chất lượng sau kiểm định.

Tổng kết thực tiễn công tác giảng dạy, học tập, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, gắn quá trình đào tạo của trường với thực tiễn công tác chiến đấu, xây dựng lực lượng An ninh nhân dân.

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ khoa học về lý luận nghiệp vụ An ninh và lĩnh vực khác có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định.

Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức công tác tuyển sinh, chiêu sinh theo phân cấp của Bộ trưởng; tổ chức quá trình đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo theo mục tiêu và chỉ tiêu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an quy định; tổ chức đánh giá, công nhận và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; điều động học viên ra trường theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ trưởng.

Quyết định hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh giảng dạy, huấn luyện, các chức danh khác theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng.

Tổ chức thực hiện các chế độ công tác, điều lệnh, các quyết định và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; quản lý thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giảng viên và học viên theo phân cấp của Bộ trưởng; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được Bộ quy định.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phát triển trường và thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng.

Các mặt công tác tài chính, hậu cần , trực ban, y tế, bảo vệ cơ quan, các mặt công tác khác của trường theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng cần được thực hiện.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, cơ quan ban ngành và tổ chức ngoài ngành Công an về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên và nghiên cứu khoa học theo quy định của Bộ trưởng sau đó nghiên cứu đề xuất kế hoạch.

Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự bị chiến đấu của Bộ Công an theo quy

định.

Tham gia xây dựng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước và các quy định của Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Trường do Bộ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân giao.” [Đ2, tr2]

* Tổ chức bộ máy

“Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I do Hiệu trưởng phụ trách, có từ 04 đến 05 Phó Hiệu trưởng.

Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I gồm:

a) Các phòng chức năng

1. Phòng Tổ chức ;

2. Phòng Hành chính tổng hợp;

2. Phòng Đào tạo;

3. Phòng Quản lý học viên;

4. Phòng Hậu cần;

b) Các Khoa, bộ môn, trung tâm:

1. Bộ môn Chính trị

2. Khoa Trinh sát An ninh;

3. Khoa Trinh sát Ngoại tuyến;

4. Bộ môn Nghiệp vụ cơ bản;

5. Bộ môn Pháp luật;

6. Bộ môn Quân sự, võ thuật, thể dục thể thao;

7. Bộ môn Ngoại ngữ - tin học.

8. Khoa cảnh vệ

9. Bộ môn pháp luật

10. Bộ môn tâm lý

11. Trung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe;

12. Trung tâm Lưu trữ và Thư viện;

Mỗi Khoa, Bộ môn có 1 trưởng , 02 hoặc 03 phó Khoa (Bộ môn). Trung tâm có giám đốc trung tâm và phó giám đốc trung tâm.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Dạy nghề và đào tạo lái xe; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học do Bộ trưởng quyết định.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Khoa, Bộ môn, Phòng, Trung tâm do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đề xuất, Tổng cục Trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân quyết định.” [Đ3, tr3].

* Quản lý, chỉ đạo

“Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I chịu sự quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý, toàn diện của Bộ trưởng Bộ Công an.

Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I theo chức năng.

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Nhà nước và Bộ Công an.” [Đ5, tr4].

2.1.3. Đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

Do tính chất đặc thù của trường nên môn GDTC là một trong ba nội dung môn học thực hành gồm: Quân sự – Võ thuật – Thể dục thể thao, trong đó Bộ môn Quân sự – Võ thuật – Thể dục thể thao đóng vai trò chính trong việc thực hiện chương trình. Do đó đội ngũ GV đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng có ý nghĩa hàng đầu ở nhà trường.

Đội ngũ GV của bộ môn Quân sự – Võ thuật – Thể dục thể thao dạy môn GDTC của trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I, được trình bày tại bảng 2.1 và biểu đồ 2.1.

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất


TT

Đội ngũ GV

Nội dung

Tổng số

Tỷ lệ

n

%

1

Giới tính

nam

5

83.33

nữ

1

16.67


2


Trình độ

TS

0

0.00

ThS

0

0.00

ĐH

6

100.00

0

0.00


3


Trình độ sư phạm

Bậc 1

0

0.00

Bậc 2

2

33.33

ĐH

4

66.67


4


Thâm niên công tác

<5 năm

2

33.33

5-10 năm

2

33.33

>10 năm

2

33.33

5

Chức danh

GV

2

33.33

Trợ giảng

4

66.67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 7

7

6

6

5

5

4

4

4


3

2

2 2

2 2

2

1

1

0 0

0 0

0

nam nữ TS ThS ĐH CĐ Bậc 1 Bậc 2 ĐH <5 5-10 >10 Giáo Trợ

năm năm năm viên giảng


Biểu đổ 2.1. Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC

Kết quả bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cho thấy.

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức

Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân I được công tác, rèn luyện trong môi trường nhà trường của lực lượng vũ trang có nề nếp kỷ cương cho nên họ đều có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt, có lập trường chính trị quan điểm vững vàng; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, không ngừng học tập để nâng cao nhận thức chính trị; chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội qui, qui chế đã qui định. Luôn yên tâm, nhiệt tình say mê trong công tác giảng dạy, luôn gương mẫu về mọi mặt, quan hệ tốt với học viên, có lòng thương yêu học viên; luôn thể hiện một nhân cách sống, một lương tâm nghề nghiệp trong sáng … Vì thế họ có uy tín cao được nhà trường tin tưởng, được học trò quí trọng, mến phục. Đây chính là nhân tố, là động lực, là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao năng lực thực hành cho học viên.

- Về trình độ chuyên môn nghề nghiệp

Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân I đều

tốt nghiệp các trường Đại học TDTT, số GV là nữ có 01/06 chiếm tỷ lệ 16.67%, số GV có trình độ chuyên môn tiến sĩ, thạc sỹ, cao đẳng không có, 100% GV giảng dạy môn GDTC đều có trình độ đại học.

- Về trình độ, kĩ năng sư phạm

Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trình độ sư phạm bậc 2 có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33%, số GV trình độ sư phạm đại học có 04/06 người chiếm tỷ lệ 66.67%. Năng lực sư phạm là loại một năng lực chuyên biệt, rất quan trọng và cần thiết đối với quá trình giảng dạy của người GV, nó quyết định rất lớn đến chất lượng dạy học. Không phải cứ có tri thức sâu sắc về bộ môn khoa học đang giảng dạy là GV đã dạy tốt. Cũng không phải cứ có trình độ lý luận dạy học cao là có năng lực hoạt động sư phạm tốt. Cho nên muốn dạy tốt, đòi hỏi người thầy một mặt phải có tri thức về bộ môn khoa học đang giảng dạy, đồng thời phải có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận dạy học để trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã có vào bài giảng thì bài giảng mới sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học viên.

- Về thâm niên thời gian công tác

Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dan I có thâm niên công tác dưới 5 năm có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33%, số GV công tác từ 5 – 10 năm có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33% và thâm niên công tác trên 10 năm có 02/06 người tỷ lệ 33.33% cơ bản họ đã nắm vững tri thức khoa học của môn học, phần học và các môn học khác có liên quan, họ có khả năng đảm nhiệm giảng dạy cả lý thuyết lẫn thực hành, nên có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập cho học viên.

- Về các chức danh giảng dạy

Đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng An ninh nhân dân I chức danh GV có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33%, số GV ch ức danh trợ giảng có 04/06 người chiếm tỷ lệ 66.67%, đây có thể là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng môn học GDTC của học viên.

Như vậy, nhìn chung đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC trường Cao đẳng

An ninh nhân dân I: 100% GV đều có trình độ đại học (có 01 nữ), trình độ sư phạm bậc 2 có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33%, thâm niên công tác có 02 người trên 10 năm chiếm tỷ lệ 33.33%, chức danh chỉ có 02/06 người chiếm tỷ lệ 33.33%. Đây có thể coi là những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn học GDTC, đặc biệt là hoạt động thể lực. Mặc dù Ban giáo hiệu Nhà trường đã quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng cho GV, cử GV tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công an, hoàn thiện chức danh nhưng đối với các lớp đào tạo trên đại học còn tỉ lệ còn thấp.

Mặt khác, số GV giảng dạy môn GDTC của trường Cao đẳng An ninh nhân dân I vừa làm công tác giảng dạy, vừa phải làm công tác phong trào, làm trọng tài, huấn luyện viên các đội tuyển. Những điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác giảng dạy môn GDTC và hướng dẫn học viên tập luyện TDTT, rèn luyện thân thể do GV phải kiêm nhiệm nhiều việc, không tập trung toàn bộ thời gian, công sức cho công tác giảng dạy.

Đồng thời, trong những năm qua, việc phát triển đội ngũ GV giảng dạy môn GDTC của Nhà trường chưa có định hướng cụ thể, chưa có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ này một cách hiệu quả, cũng như chưa tiến hành cập nhật các kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới cho GV giảng dạy môn học này. Tỉ lệ GV lâu năm, nhiều kinh nghiệm còn ít dẫn tới khó khăn trong việc phân công GV có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn giúp đỡ GV mới hoặc giúp đỡ GV còn hạn chế ở những mặt nhất định.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Phương pháp quan sát

Mục đích: Thu thập thông tin định tính về thực trạng dạy học bộ môn giáo dục thể chất, chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và hiệu quả hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất.

Nội dung:

- Quan sát một số giờ học lý thuyết và giờ học thực hành để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên, mức độ hứng thú của học viên và kết quả dạy học.

- Quan sát buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để hiểu về công tác sinh hoạt tổ chuyên môn, trong đó có hoạt động dạy học của bộ môn giáo dục thể chất.

Cách thức thực hiện: Với mỗi nội dung, quan sát trong những thời điểm, điều kiện hoàn cảnh khác nhau và có sự đối chiếu so sánh, ghi chép lại nội dung quan sát theo mẫu

Sử dụng kết quả quan sát để giải thích cho những số liệu khảo sát định lượng thu được từ các phiếu điều tra viết.

2.2.2. Phương pháp khảo sát

Mục đích: Thu thập thông tin định lượng về thực trạng dạy học và thực trạng tổ chức dạy học bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường.

Nội dung:

- Thu thập ý kiến của 200 học viên (là những học viên đã học môn giáo dục thể chất – thể hiện ở bảng 2.4)

- Thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy giáo dục thể chất: 100 người.

Cách thức thực hiện: Phát phiếu điều tra cho đối tượng cần khảo sát, thu thập số liệu và sử dụng các công thức toán học để xử lý số liệu.

Quy ước xử lý số liệu:

- Với thang đo 5 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,8 Kém/chưa bao giờ: 1 điểm, từ 1-1,8

Yếu/hiếm khi: 2 điểm, từ 1,81- 2,61

Trung bình/thỉnh thoảng: 3 điểm, từ 2,62-3,42 Thường xuyên/khá: 4 điểm, từ 3,43 đến 4,23

Rất thường xuyên/tốt: 5 điểm, từ 4,24 đến 5

- Với thang đo 3 mức độ, khoảng điểm trung bình là 0,66 Chưa bao giờ/không ảnh hưởng: 1 điểm, từ 1- 1,66

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí