chính thức và đánh giá định kì. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
1.5. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở
* Những điểm mới giữa CTGDPT mới với CTGDPT hiện hành:
- Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo địnhhướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vậndụng kiến thức học được vào thực tiễn.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân.
Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
Vì vậy, trong việc quản lí hoạt động dạy học nói cung và quản lí hoạt động dạy
học môn GDTC nói riêng cũng cần có những thay đổi để đáp ứng yêu cầu đồng thời đạt được mục tiêu giáo dục của CTGDPT mới đã đề ra.
1.5.1. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở
1.5.1.1. Phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở
Có thể bạn quan tâm!
- Đóng Góp Của Đề Tài (Về Khoa Học Và Thực Tiễn)
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Nội Dung Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Huyện
- Khảo Sát Thực Trạng Dạy Học Môn Gdtc Tại Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ
- Ý Kiến Của Cán Bộ Quản Lý Về Sử Dụng Phương Pháp, Phương Tiện Dạy Học Và Cơ Sở Vật Chất Trong Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Theo thông tư 11/2015/TTLT-BGD-BNV ngày 29/5/2015 liên bộ GD-ĐT,Bộ Nội vụ quy định: “Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo với chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học thì việc quản lý trực tiếp các trường THCS nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới
ở các trường trung học cơ sở của các nhà trường là nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.5.1.2. Hiệu trưởng trường THCS trong quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở
Hiệu trưởng trương THCS là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 5 năm đối với trường THCS công lập, thuộc quyền quản lý của Huyện.
Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
1.5.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Giáo dục thể chất
Có thể nói: “Quản lý mục tiêu là hoạt động hàng đầu trong quản lí hoạt động dạy học”. Vì nó có chức năng đặc biệt quan trọng là định hướng cho sự vận động, phát triển của các thành tố trong quá trình dạy học. Việc bấm sát mục tiêu không ngoài mục đích trang bị cho học sinh THCS phát triển về thể chất, kiến thức, kĩ năng, giúp học sinh phát triển về cả phẩm chất và năng lực.
Chương trình dạy học là văn bản pháp luật của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện cầu mục tiêu cấp học. Đây là căn cứ pháp lí để các cấp quản lí tiến hành chỉ đạo, giám sát hoạt động dạy và học của trường THCS. Đó cũng là căn cứ pháp lí để Hiệu trưởng quản lí giáo viên theo yêu cầu Bộ GD&ĐT đã đề ra cho từng cấp học.
1.5.3. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất
Quản lí nội dung dạy học là quản lí các tri thức, cách thức hoạt động và kinh nghiệm sáng tạo, tiêu chuẩn, thái độ đối với thế giới phù hợp về mặt sư phạm nhằm phát triển đúng đắn nhân cách người học. Nội dung dạy học ở cấp THCS là các Bài tập vận động cơ bản như: Đội hình đội ngũ; các môn chạy, nhảy, ném, Bài thể dục,…và các môn Thể thao tự chọn: Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, định hướng cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp để học tập và rèn luyện: Điền kinh; Thể dục; Bơi; Bóng đá; Bóng chuyền; Bóng rổ; Cầu lông; Đá cầu;
Bóng bàn; Võ; Khiêu vũ thể thao; Thể dục nhịp điệu; các môn thể thao truyền thống của địa phương; Trò chơi vận động bổ trợ cho môn thể thao lựa chọn,…
1.5.4. Quản lý việc thực hiện phương pháp dạy học môn Giáo dục thể chất
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội và thực hiện công tác đổi mới này chính là thực hiện một quá trình thay đổi. Quá trình thực hiện đổi mới này chính là thực hiện một quá trình thay đổi. Quá trình thực hiện sự đổi mới này có thành công và thu được những kết quả mong đợi hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác quản lí của nhà quản lí do đó, phải đổi mới quản lí để quản lí sự thay đổi. Trong đối mới phương pháp dạy học, giáo viên và học sinh là những chủ thể có vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học cũng như sự thành công của đổi mới phương pháp dạy học vì vậy, trọng tâm của quản lí đổi mới phương pháp dạy học là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học tập của học sinh [22].
Trong đổi mới phương pháp dạy học, hiệu trưởng cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng giáo viên về những vấn dề cơ bản quan trọng nhất. Ngoài ra, hiệu trưởng phải hướng dẫn giáo viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết cách xác định mục tiêu đứng đắn và tìm ra biện pháp để đạt các mục tiêu đã đề ra [22].
1.5.5. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Giáo dục thể chất
- Quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học.
- Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảo tiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
- Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lí tốt việc sử dụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp.
Việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh THCS là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh THCS. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT. Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo
năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”. Bản thân giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội.
Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn cho học sinh.
1.5.6. Quản lý hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất
Quản lý GDTC đối với học sinh bao gồm cả quản lý thời gian và chất lượng GDTC, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp rèn luyện thể chất. Quản lý tốt việc rèn luyện thể chất của học sinh là nội dung quan trọng của quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.
Xây dựng nhận thức về ý nghĩa của việc tự học, tự rèn luyện cho học sinh. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với trường THCS vì đối với học sinh THCS các em cần có điều kiện thời gian tự học, tự rèn luyện bộ môn vì vậy, hiệu trưởng cần xây dựng nội quy phù hợp, hiểu biết về phong tục tập quán địa phương để xây dựng kế hoạch dạy học hợp lí. Những yêu cầu về giáo dục tinh thần, thái độ học tập cho học sinh được cụ thể hoá trong “quy định đối với học sinh tại trường” để học sinh rèn luyện thành thói quen tự giác thì phải có sự thống nhất về yêu cầu, biện pháp giáo dục tinh thần, thái độ học tập cho học sinh từ các giờ lên lớp chính khóa tới các hoạt động khác. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng khác trong toàn trường cần phối hợp chặt chẽ thống nhất sự giáo dục, cần xây dựng cho học sinh khả năng chủ động học tập, chủ động hoàn thiện các bài tập ngày trên lớp, đề ra những quy định thống nhất về hoạt động học tập, xây dựng tác phong học tập tốt cho học sinh ngăn ngừa những hành vi sai trái. Những vấn đề này cần được quan tâm sâu sắc vi nó ảnh hưởng đến kết quả học tập và nhân cách của học sinh [22].
- Quản lí kế hoạch học tập
Quản lí kế hoạch học tập có nghĩa là các tổ chuyên môn theo dõi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình hục tập theo thời khoá biểu và các quy định về nhiệm vụ học tập của học sinh. Mặt khác là quá trình kiểm tra theo dõi kế hoạch tự học, tự rèn luyện hoặc tham gia các hoạt động TDTT
ở nhà ngoài giờ lên lớp. Đối với học sinh THCS, kế hoạch học tập chính là thời khoá biểu, tất cả các bài tập đều được giải quyết ở trên lớp, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh rèn luyện thêm ở nhà để nắm vững kĩ thuật động tác và có thể tham gia được một số môn thể thao phù hợp với bản thân ngoài giờ lên lớp ở địa phương hoặc ngay trong nhà trường.
1.5.7. Quản lý sử dụng phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất
Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị GDTC của nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh. Quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục. Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, có giá trị sử dụng cao.
Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDTC của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành giáo dục, đồng thời biết vận động, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động GDTC của nhà trường.
1.5.8. Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất
Quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất là quản lí quá trình phát hiện các em học sinh năng khiếu về các môn thể thao để bồi dưỡng tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp đồng thời tham gia vào công tác hướng nghiệp cho học sinh. Định hướng cho các em có thể tham gia đào tạo tại trung tam huấn luyện thể thao có thành tích cao và theo đuổi sự nghiệp TDTT theo năng khiếu của mình.
1.5.9. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất
Mục đích của kiểm tra, đánh giá là để phân tích chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên đồng thời cũng ghi nhận biểu dương những thành tích học sinh đạt được, tư vấn hỗ trợ giải pháp những hạn chế để học sinh hoàn thiện hơn. Đánh giá đúng sẽ làm cho học sinh có sức mạnh tạo dựng, nhân bản niềm tin, truyền cảm hứng học đường, giúp học sinh hứng thú học tập, thích đi học và phát triển toàn diện cho học sinh.
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu dược trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở giáo viên chủ nhiệm lớp. Kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của học sinh được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lí thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp phù hợp, giúp cho học sinh học tập tiến bộ.
Kiểm tra, đánh giá nói chung cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong một quy trình giáo dục, đào tạo thể hiện sự cam kết của nhà trường cũng như của từng giáo viên phụ trách môn học về chất lượng sản phẩm giáo dục cũng như hiệu quả của quá trình giáo dục và cung ứng cho xã hội sản phẩm giáo dục theo mong đợi của cha mẹ học sinh và của xã hội [22].
Qua việc kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên, người quản lí sẽ nắm được chất lượng dạy học ở từng giáo viên một. Đây là cơ sờ để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy và người học. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh là việc làm hết sức cần thiết của hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra - đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
+ Phải thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên từ dó, rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung, giúp cho người quản lí chỉ đạo hoạt dộng này một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.
+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản đánh giá xếp loại học sinh theo quy định.
+ Đánh giá, xếp loại học sinh một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện tiêu cực trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá người quản lí phân công nhiệm vụ cụ thề đến từng thành viên Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo từng cấp học, tổ trưởng, giáo viên, các thành viên phải lập được kế hoạch - đánh giá một cách dầy đủ theo yêu cảu của chương trình, người quản lí phải thường xuyên xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quan tâm đến lời nhận xét trong sản phẩm của học sinh và việc ghi danh thành tích của học sinh thông qua khen thưởng.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học GDTC chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý dạy học GDTC bao gồm:
- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn GDTC đối với việc giáo dụctoàn diện cho học sinh:
+ Nếu nhà quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trong công tác dạy học GDTC như chương trình, giáo trình, sân bãi, phương tiện dạy học, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra đánh giá… Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹ công tác dạy học môn GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý.
+ Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của dạy học môn GDTC trong giáo dục toàn diện cho học sinhchưa thực sự sâu sắc. Nếu hoạt động dạy học môn GDTC được cấp uỷ, chính quyền và lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương coi trọng thì sẽ được đầu tư toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác dạy học môn GDTC, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý dạy học môn này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý.
+ Nhận thức của học sinh đối với hoạt động học tập môn GDTC chưa thực sự đầy đủ. Nước ta là một nước đang phát triển, lịch sử nước ta trải qua nhiều nămdướichế độ phong kiến nửa thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá, bởi vậy hoạt độngdạy học môn GDTC chưa có lịch sử phát triển lâu dài như các nước phát triển. Bên cạnh đó, kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… nên điều kiện tham gia các hoạt động GDTC, hoạt động TDTT cũng như điều kiện tìm hiểu về ý nghĩa, lợi ích tác dụng của hoạt động GDTC đối với sức khoẻ con người còn hạn chế. Với điều kiện như vậy, việc chưa có được các nhận thức đúng đắn về GDTC để tạo ra được động cơ, tinh thần tự giác tích cực trong hoạt động học tập, rèn luyện môn GDTC cũng là điều hiển nhiên. Đây cũng chính là rào cản, là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn GDTC trong các nhà trường.
- Năng lực và kinh nghiệm quản lý của người quản lý các trường THCS:
+ Năng lực quản lý là khả năng sử dụng đúng và kịp thời các công cụ quản lý và phương pháp quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm giải quyết một công việc hoặc sự việc quản lý có hiệu quả.
+ Kinh nghiệm quản lý là những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý trong quá khứ đã ứng dụng và xử lý tốt các sự việc, công việc quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý sẽ có thể sử dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và quản lý công tác GDTC nói riêng trong trường THCS- Yếu tố trình độ năng lực của người thầy.
Trong quản lý hoạt động học học môn GDTC thì yếu tố trình độ năng lực của ngườithầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC. Ngườithầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mựcthì cần phải có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạy tốt môn GDTC trongtrường THCS. Trình độ, năng lực của người thầy thể hiện ở trình độ học vấn, năng lực thực hành, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức điều hành hoạt động dạy học, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong trường học. Do khoa học kỹ thuật TDTT không ngừng phát triển, do phương pháp dạy học không ngừng cải tiến, người thầy cần phải thường xuyên được tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn GDTC và chất lượng quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Kết quả quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS ngoài chịu ảnhhưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn bởicác yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động giảng dạy môn GDTC ở các trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm:
- Điều kiện cơ sở vật chất: Trong dạy học môn GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đến ngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của giáo viên… đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện. Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy môn GDTC có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động giảng dạy môn GDTC trong nhà trường. Ở các nước phát triển, người ta quy định diện tích, số lượng dụng cụ… cho mỗi học sinh, trong khi đó ở nước ta, nhiều trường diện tích sân bãi tập luyện quá ít và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên thể dục.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy học môn GDTC: Như chúng ta đã biết, muốn hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS đạt được chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống cơ sở vật chất không những đầy đủ mà còn ngà