Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Cao Đẳng

việc dạy và học. Bên cạnh đó, với sinh viên ngày một trẻ, khỏe, năng động và xu hướng đạt được các giá trị về văn, thể, mỹ ngày một cao thì yêu cầu về đổi mới mục tiêu và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn giáo dục thể chất ở nhà trường đại học hiện nay là một nhu cầu mang tính cấp thiết.

Thể hình và thể trạng của sinh viên đại học hiện nay đã có những khác biệt đáng kể so với sinh viên đại học hai đến ba năm về trước. Quan niệm và xu hướng về văn, thể, mỹ của các em sinh viên cũng thay đổi rất nhiều so với trước đây. Bằng chứng là ngày một nhiều các câu lạc bộ thể dục thể thao như leo núi, dance sport, khiêu vũ, võ cổ truyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, bóng đá, trượt pa-tin,… mở ra với nòng cốt là các bạn học sinh, sinh viên đang học trong các nhà trường.

Chính vì vậy, mục tiêu giảng dạy, nội dung giảng dạy, cũng như phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên đại học nên cần được thay đổi, đa dạng hoá và thực sự đang là vấn đề thách thức các nhà quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tổ chức hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng

1.5.1. Các yếu tố thuộc về nhà trường

- Định hướng của cán bộ quản lý về tổ chức quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Nhận thức hiểu biết của cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Tri thức kinh nghiệm của cán bộ quản lý nhà trường.

- Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường đối với tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất đối với sinh viên trong quá trình đào tạo. Nếu nhà quản lý nhận thức đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đến các yếu tố trong giáo dục thể chất như: chương trình, giáo trình, sân bãi, dụng cụ luyện tập, phương tiện dạy học, công tác bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học môn giáo dục thể chất.

- Năng lực và kinh nghiệm của người quản lý trong nhà trường là yếu tố có vai trò quyết định trong công tác quản lý. Nếu chủ thể quản lý có năng lực và kinh nghiệm quản lý thì có thể sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý nói chung và quản lý công tác giáo dục thể chất nói riêng.Trong hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy giáo dục thể chất nói riêng, yếu tố trình độ năng lực của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất.

Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2019 cũng đã xác định người thầy là nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Chính vì thế, người thầy bên cạnh việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mực thì cần phải có năng lực thực hành, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức điều hành hoạt động dạy học và thi đấu các môn thể thao trong trường học.

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão, người thầy luôn phải thường xuyên cập nhật, nội dung dạy học luôn được đổi mới, phương pháp dạy học không ngừng được cải tiến nhằm thu hút nhu cầu học tập của sinh viên. Chính vì vậy người giáo viên cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của mình để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy học giáo dục thể chất, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục thể chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Nhận thức của học viên đối với hoạt động giáo dục thể chất, học viên phần lớn không xác định được việc rèn luyện thân thể, luyện tập thể thao có liên quan đến việc định hướng phát triển năng lực, phẩm chất, thái độ. Vấn đề gìn giữ và bảo vệ sức khỏe là một vấn đề rất quan trọng đối với mỗi con người, bởi “sức khỏe là vốn quý nhất” “có sức khỏe là có tất cả”. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay do điều kiện kinh tế nước ta còn khó khăn, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa, vùng hải đảo... mỗi người dân, trong đó có sinh viên còn phải vật lộn với cuộc sống nên nhận thức về lợi ích tác dụng của hoạt động giáo dục thể chất đối với sức khỏe con người còn hạn chế. Đó cũng chính là rào

cản, nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 6

- Cơ sở vật chất và nguồn lực cho hoạt động giáo dục thể chất, Trong hoạt động dạy học giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực cần thiết việc đảm bảo cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập. Việc giảng dạy chính khóa trên lớp đến ngoại khóa cho sinh viên, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của giáo viên đều cần có đủ điều kiện như: sân bãi, phương tiện và dụng cụ luyện tập để đáp ứng cho việc dạy và học. Ở các nước phát triển diện tích, số lượng dụng cụ...cho mỗi sinh viên được quy định cụ thể. Trong khi ở nước ta, rất nhiều trường học, diện tích sân bãi, dụng cụ luyện tập đều chưa đáp ứng đủ, chính điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục thể chất.

- Chương trình, giáo trình môn học giáo dục thể chất; Chương trình và giáo trình môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển thể chất của sinh viên, trong đó mục tiêu yêu cầu đào tạo đã mô hình hóa các kiến thức và trình độ thể chất của sinh viên sau khi hoàn thành môn học. Đồng thời chương trình cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung, thời lượng học tập, yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Năng lực kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Ý thức trách nhiệm trong giảng dạy của giảng viên.Hứng thú học tập của sinh viên.Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học của nhà trường. Mối quan hệ giữa nhà quản lý với giảng viên trong quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người học.

1.5.2. Các yếu tố thuộc về bên ngoài nhà trường

Môi trường học tập và rèn luyện ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học, đặc biệt là môn giáo dục thể chất. Kết quả quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực SV ở các trường Cao đẳng ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố:

+ Nhận thức của các cán bộ ngành và địa phương chủ quản đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của giáo dục thể chất trong đào tạo nguồn nhân lực.

+ Cán bộ các ngành, cơ quan chủ quản đối với trường là các cơ quan có

quyền quyết định về chương trình, nội dung, quy mô đào tạo, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất...Vì vậy nếu hoạt động giáo dục thể chất được cán bộ quản lý các Bộ, ngành và cơ quan chủ quản coi trọng thì sẽ được đầu tư toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác giáo dục thể chất, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý công tác này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý.

Vì vậy, nếu chương trình và giáo trình mang tính khoa học tiếp cận hiện đại thì sẽ giúp cho các giảng viên thực hiện được các mô hình đào tạo, đáp ứng được thực tiễn và nhu cầu của xã hội. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đào tạo các mô hình đáp ứng cho thực tiễn cuộc sống và xã hội.

- Hành lang pháp lý về đào tạo giáo viên giáo dục thể chất...là các yếu tố khách quan quy định công việc quản lý dạy học môn giáo dục thể chất theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường cao đẳng và đại học.

- Về phía địa phương: Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Sự quan tâm của địa phương đối với đào tạo của nhà trường.Nhu cầu xã hội đối với đào tạo giáo viên giáo dục thể chất.Mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương.

Tiểu kết chương 1

Ở chương 1 tác giả đã trình bày một số lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu bao gồm:

Hệ thống khái niệm cốt lõi của đề tài: Giáo dục thể chất, hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất, quản lý nhà trường.

Nội dung hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất gồm: xây dựng chương trình giảng dạy, tổ chức công tác quản lý giáo dục đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy..

Nội dung tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất gồm:

- xây dựng kế hoạch môn giáo dục thể chất trong nhà trường. tổ chức dạy học môn giáo dục thể chất kiể tra, đánh giá môn giáo dục thể chất. Phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường.

Những nội dung đựơc trình bày trong chương 1 lả những vấn đề thuộc lý luận, là cơ sở để xây dựng các tiêu chí khảo sát đánh giá đựợc các vấn đề trình bày ở chương 2.

Đồng thời là cơ sở để đưa ra hệ thống các giải pháp cho tổ chức hoạt động dạy và học môn giáo dục thể chất phù hợp với tình hình thực tế của trường Công an nhân dân được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I

TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI HIỆN NAY


2.1. Vài nét chung về Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

2.1.1. Giới thiệu chung

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I (ANNDI) được thành lập ngày 15/5/1968 theo Quyết định số 515/CA-QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn trên cơ sở sáp nhập các trường Sơ cấp Công an I, Sơ cấp Công an II và Sơ cấp Công an IV nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công an làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cũng như thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Qua từng giai đoạn xây dựng và phát triển trường mang các tên gọi: Trường Đào tạo cán bộ Công an (1968 – 1971); Trường Đào tạo cán bộ An ninh Miền Nam (1971 – 1974); giai đoạn 1974 – 1984, trường lần lượt có tên Trường Đào tạo cán bộ An ninh A, Trường Hạ sĩ quan An ninh A, Trường Hạ sĩ quan An ninh I, Trường Trung học ANNDI; giai đoạn 1984 – 1989, trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng ANNDI theo Quyết định số 2628/QĐ-NV ngày 6/11/1984 của Bộ trưởng Bộ Công an; giai đoạn 1989 – 2008, trường có tên gọi là Trường Trung học ANNDI; giai đoạn 2008 – 2013, trường có tên gọi Trường Trung cấp ANNDI và từ năm 2013 đến nay là Trường Cao đẳng ANNDI. Dù mang nhiều tên gọi khác nhau song Nhà trường luôn là địa chỉ đào tạo cán bộ an ninh tin cậy của Đảng và Bộ Công an. Trường Cao đẳng ANNDI đã đào tạo cho Bộ Công an hàng nghìn cán bộ công an tham gia kháng chiến chống Mỹ, tham gia chi viện cho chiến trường B, C, K; là một trong những đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ cong an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã đào tạo

hàng trăm lưu học sinh, cán bộ cho nước bạn Lào, Campuchia... Đến nay, Trường Cao đẳng ANNDI đã vươn lên trở thành cơ sở giáo dục cao đẳng có uy tín lớn của ngành Công an, góp phần đào tạo các thế hệ sĩ quan ANND thực hành hệ cao đẳng, trung cấp vững về chính trị, tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ. Dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an nhà trường ngày càng phát triển không ngừng. Hiện nay, về tổ chức Đảng, nhà trường có cơ cấu tổ chức là Đảng bộ cơ sở với 19 chi bộ khối khoa, phòng, bộ môn, trung tâm. Phát huy tốt vai trò là tổ chức lãnh đạo của nhà trường, Đảng bộ trường luôn đề ra những chủ trương phù hợp, lãnh đạo nhà trường cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác các năm học. Đảng bộ trường luôn được cấp trên đánh giá là đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tổ chức quần chúng trong nhà trường gồm có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Công đoàn nhà trường. Các tổ chức quần chúng tập hợp và phát huy tốt vai trò của đông đảo thành viên, luôn xung kích đi đầu, động viên các thành viên tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Về đội ngũ giáo viên nhà trường có số lượng và trình độ đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của Bộ Công an. Đến nay, 85% cán bộ, giáo viên có trình độ từ đại học trở lên. Ban Giám hiệu Nhà trường các thời kỳ luôn coi trọng đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực sư phạm và chuyên môn vững vàng. Các đồng chí không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn là lực lượng bổ sung có hiệu quả cho nhu cầu công tác công an ở các đơn vị thực tiễn cũng như ở các cơ quan khác trong hệ thống chính trị nước ta. Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên nhà trường là 258. Về trình độ cán bộ, giáo viên: 10 tiến sĩ, 95 thạc sĩ, 115 cử nhân, 33 đồng chí có trình độ trung cấp. Về chức danh giảng dạy, Nhà trường có 1 Phó giáo sư, 17 giảng viên cao cấp, 67 giảng viên chính, 34 giảng viên trong đó có 01 nhà giáo Nhân dân, 15 Nhà giáo Ưu tú [Số liệu khai thác tại Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Cao đẳng ANNDI, tháng 01/2019].

Trong 5 năm gần đây, trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có sự chuyển biến tích cực về chất và lượng. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn và sự quan tâm đầu tư thích đáng của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đối với công tác phát triển đội ngũ trí thức bậc cao. Với đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có, Nhà trường đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo cao đẳng, trung cấp và thực sự là một trong những trung tâm đào tạo, NCKH hàng đầu trong hệ thống các trường CAND.

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường

Ngày 18/11/2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã kí ban hành Quyết định số 6492/QĐ-BCA Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

* Vị trí, chức năng

“Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I có trách nhiệm đào tạo cán bộ An ninh có trình độ cao đẳng, trung cấp theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.” [Đ2,tr1]

* Nhiệm vụ và quyền hạn

“ Nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, chủ trương, định hướng, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.

Đào tạo cán bộ An ninh có trình độ cao đẳng, trung cấp cho Công an các đơn vị, địa phương, lực lượng Công an bán chuyên trách và nhu cầu xã hội (nếu có) theo quy chế văn bằng của Nhà nước và quy định của Bộ trường Bộ Công an.

Tham gia thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định và phân công của cấp có thẩm quyền.

Chỉ trì nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học của các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, trung

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023