Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Trong Nhà Trường Cao Đẳng, Đại Học

kỹ năng của một số môn thể thao, mức độ về phát triển thể chất mà người học phải đạt được trong quá trình học tập môn giáo dục thể chất.

* Phần lý thuyết:

- Yêu cầu: Nắm được nội dung cơ bản trong các học phần của chương trình; Hiểu biết một số điều luật thi đấu cơ bản của môn học.

* Phần thực hành:

+ Học phần bắt buộc:

- Yêu cầu: Nắm được nội dung cơ bản học phần Giáo dục Thể chất bắt buộc của chương trình; biết luật thi đấu, phương pháp tự luyện tập và rèn luyện thể chất, sức khỏe.

- Mô tả các học phần: Kiến thức, kỹ năng thực hành môn Điền kinh, điều luật cơ bản, phương pháp tự tập luyện và rèn luyện thể chất, sức khỏe.

+ Học phần tự chọn:

- Yêu cầu: Nắm được nội dung cơ bản học phần Giáo dục Thể chất tự chọn của chương trình; biết phương pháp tự luyện tập kỹ thuật, biết Luật thi đấu, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích thể thao môn tự chọn.

- Mô tả các học phần: Kiến thức, kỹ năng thực hành các môn Điền kinh, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bơi lội; luật, trọng tài, phương pháp tổ chức thi đấu; phương pháp tự tập luyện nâng cao thành tích thể thao môn tự chọn.

Việc tổ chức, quản lý đánh giá kết quả học tập đối với các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất được thực hiện theo Quy chế đào tạo hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học, cao đẳng.

Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần: Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm thành phần) được tính như sau: Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia học tập, điểm chuyên cần (15%); điểm thi giữa học phần (15%); điểm thi kết thúc học phần (70%). Điểm đánh giá bài điều kiện, bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 , làm tròn đến một chữ số thập phân. Tổng các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng chính là điểm học phần.

- Loại đạt: Điểm từ 4,0 trở lên (theo thang điểm 10)

- Loại không đạt: Điểm dưới 4,0 (theo thang điểm 10).

* Cách tính điểm trung bình chung

Điểm trung bình chung môn học GDTC là điểm trung bình cộng kết quả đánh giá của các học phần đã tích lũy của sinh viên, lấy sau dấu phẩy một chữ số thập phân (theo thang điểm 10).

Căn cứ điểm trung bình cộng kết quả đánh giá các học phần đã tích lũy của sinh viên, kết quả học tập môn học GDTC được xếp loại như sau:

STT

Điểm TBC môn học

Xếp loại

Ghi chú

1

Từ 8.5 đến 10

Giỏi


2

Từ 7.0 đến 8.4

Khá


3

Từ 4.0 đến cận 6.9

Trung bình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn đổi mới hiện nay - 5


Điểm học phần và điểm trung bình chung tích lũy để xếp hạng loại học lực công nhận kết quả học tập, được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.

1.4. Tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

1.4.1. Chủ thể tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học.

Theo Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi năm 2018 chủ thể tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học bao gồm:

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất trong nhà trường; chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình học, thời khóa biểu; Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học; Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học [13, tr31].

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ các công việc liên quan đến nhà trường, hiệu trưởng phân công cho các phó hiệu trưởng phụ trách các mảng

khác nhau trong nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng Phó hiệu trưởng phụ trách quản lý hoạt động dạy - học, giúp việc cho hiệu trưởng vạch kế hoạch công tác, báo cáo với hiệu trưởng về phần công việc của mình được giao phó.

Việc phân định chức trách vì thế là rất cần thiết. Ngoài ra, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất đường lối chung cùng các trợ lý của mình. Cần bàn bạc thống nhất quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo, lắng nghe giáo viên và làm công tác bồi dưỡng giáo viên...

- Tổ trưởng chuyên môn quản lý trực tiếp giáo viên trong tổ bộ môn của mình, đóng góp ý kiến và báo cáo các phần việc lên cấp trên.

Tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp tỏ vào từng tuần, từng tháng hoặc các chương trình công tác đầu năm cũng như tổng kết cuối năm. Báo cáo phương hướng nhiệm vụ đầu năm và tổng kết cuối năm những việc làm được và chưa làm được với trưởng khoa, trưởng bộ môn. Ngoài ra còn thảo luận cũng như đưa ra các yêu cầu lên lớp cho từng giáo viên. Tìm hiểu được nguyện vọng tâm tư của từng giáo viên, từ đó giúp giáo viên phát huy tối đa năng lực chuyên môn, sở trường. Tổ chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên và có biên bản báo cáo. Góp ý trao đổi các tài liệu tham khảo trong tổ chuyên môn.

- Đối với giáo viên: Tìm hiểu xem học viên có ham muốn học tập không; Xu hướng tình cảm biểu hiện của học viên khi đạt kết quả cao hoặc thấp khi tham gia môn học, khi thực hiện các yêu cầu của giáo viên có hưởng ứng hay không hưởng ứng hoặc đối phó…

1.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

- Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

Trên cơ sở khung chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an ban hành, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận về các nội dung dạy học ở bộ môn, trong từng bài cần phải dạy như thế nào và các nội dung dạy giáo dục thể chất cần được đưa vào mỗi bài học;

đồng thời hướng dẫn giáo viên xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch dạy học theo hướng phát huy năng lực người học sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tổ chuyên môn góp ý, chỉnh sửa và thống nhất nội dung phân phối chương trình, kế hoạch dạy học của từng môn học, khối lớp trong năm học trình hiệu trưởng phê duyệt để triển khai thực hiện.

Xây dựng các nội dung của mỗi bài dạy, mỗi chủ đề dạy học của từng môn dạy sao cho phù hợp thực tiễn và đảm bảo yêu cầu đề ra.

- Soạn giáo án giảng dạy môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

Trước hết, tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án cách thiết kế và đưa các nội dung của môn học giáo dục thể chất vào trong giáo án sao cho phù hợp với từng bài học.

Giáo viên đưa các nội dung cần dạy từng môn học giáo dục thể chất vào từng bài dạy đã được xây dựng trong phân phối chương trình, kế hoạch dạy học vào soạn trong giáo án lên lớp.

1.4.3. Tổ chức quá trình dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

* Hoạt động chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Quản lý hoạt động chuẩn bị bài của giáo viên là tác động có định hướng, kế hoạch của cán bộ quản lý nhà trường (Ban Giám Hiệu, trưởng bộ môn...) để hoạt động chuẩn bị bài của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng chuẩn bị bài của giáo viên.

Nội dung quản lý hoạt động chuẩn bị bài lên lớp bao gồm:

- Chỉ đạo thiết kế bài giảng: mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy hướng đến người học.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá bài soạn của giáo viên.

- Tổ chức, chuẩn bị đồ dùng dạy học, sân bãi, công cụ luyện tập đáp ứng việc hình thành kỹ năng.

- Tổ chức chuẩn bị bài giảng ứng dụng công nghệ trong dạy học.

* Tổ chức việc dạy học trên lớp:

Dạy học trên lớp của giáo viên được tổ chức bằng một hệ thống các biện pháp:

- Xác định hệ thống năng lực và các năng lực đạt được thông qua môn học GDTC

- Xây dựng quy trình, các bước lên lớp theo hướng phát huy năng lực sinh viên.

- Tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng nhằm phát huy năng lực của học viên đã được xác định.

- Xây dựng đề cương, chương trình dạy học.

- Tổ chức cho sinh viên tự tìm tòi, khám phá, phát hiện, tự hình thành hiểu biết, năng lực.

- Tổ chức lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên

- Chỉ đạo sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm phát huy tính chủ động của người học.

* Tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên

Tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của người học là tác động có định hướng, kế hoạch của cán bộ quản lý nhà trường đến hoạt động học tập, rèn luyện của sinhv iên nhằm đạt được mục đích tổ chức tốt hoạt động học tập cho sinh viên trong nhà trường.

Nội dung tổ chức học tập rèn luyện của sinh viên bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch học tập.

- Quản lý giờ giấc, nề nếp học tập của sinh viên nhằm rèn luyện các kỹ năng, năng lực học tập.

- Tổ chức học tập, rèn luyện của sinh viên theo nhóm nhằm hình thành và phát triển các năng lực.

- Tổ chức học tập, rèn luyện của sinh viên theo hướng phát triển năng lực sở trường mỗi cá nhân

- Tổ chức các hoạt động, thi đấu thể thao trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy năng lực sinh viên.

- Hình thành và rèn luyện năng lực tự học cho sinh viên trong học tập

1.4.4. Kiểm tra đánh giá môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển năng lực là tác động có định hướng, có kế hoạch của cán bộ quản lý nhà trường đến hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm đạt được mục tiêu là đánh giá khách quan kết quả học tập của sinh viên và phát triển được năng lực cho sinh viên.

Kiểm tra đánh giá kết quả môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học được tiến hành thông qua các biện pháp:

- Xây dựng tiêu chí và cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng đánh giá năng lực.

- Đánh giá, đo lường các năng lực của sinh viên được hình thành trong quá trình học tập môn GDTC.

- Tổ chức nhân sự tham gia đánh giá kết quả học tập sinh viên.

- Đánh giá giảng viên thông qua việc tổ chức học tập cho sinh viên.

- Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên và giáo viên.

Thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng: Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình thu thập xử lí thông tin về trình độ và khả năng học tập của sinh viên, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp sinh viên học tập tiến bộ.

Thông qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên của các cán bộ giảng dạy, ban chủ nhiệm khoa sẽ nắm được chất lượng dạy của các cán bộ giảng dạy và chất lượng học tập của mỗi sinh viên ở mỗi bộ môn, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo. Với các cán bộ quản lí chuyên môn trong khoa, việc quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của các cán bộ giảng dạy là rất cần thiết và nó không chỉ giúp cho cán bộ quản lí nắm được chất lượng dạy và học mà còn là cơ sở để đánh giá công tác tổ chức hoạt động dạy học và từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

+ Quản lí việc thực hiện quy chế của các cán bộ giảng dạy trong kiểm tra điều kiện, thi học phần, đánh giá xếp loại sinh viên.

+ Quy định, quy trình chuyên môn trong công tác kiểm tra đánh giá sinh viên phải được tổ chức và thực hiện thật nghiêm chỉnh. Các nhiệm vụ đề ra phải giám sát tốt, thi chấm thi và kiểm tra phải thực hiện đúng qui định.

+ Đảm bảo được tính chính xác và sự công bằng trong việc xây dựng các phương án, hình thức đánh giá phù hợp với từng học phần, tín chỉ.

1.4.5. Phát triển chuyên môn cho giáo viên dạy môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên GDTC trong các trường cao đẳng, đại học không chỉ nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên GDTC trong trường cao đẳng, đại học về phương pháp dạy và học môn học GDTC; phương pháp tổ chức phong trào thể thao và luật thi đấu một số môn thể thao tự chọn trong chương trình, mà còn đáp ứng chương trình của môn học, đồng thời tập trung làm rõ hơn quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ của môn học và cũng là dịp để các giáo viên GDTC trong trường cao đẳng, đại học chia sẻ kinh nghiệm, đế xuất những phương pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn cùng đẩy mạnh nội dung môn học Giáo dục thể chất và phong trào thể thao trường học.

Nhiều năm qua công tác Giáo dục thể chất luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục thể chất. Môn học Giáo dục thể chất là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình

các trường cao đẳng, đại học. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm qua, các trường cao đẳng, đại học cả nước đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng môn học cũng như phát triển phong trào thể thao trường học. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số nhà trường chưa bám sát vào nhiệm vụ đổi mới đầu tư cho môn học GDTC, cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho môn học cũng như chậm đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá,... nên đã dẫn tới học sinh, sinh viên sợ môn học này, nhiều học sinh chưa hiểu được tác dụng việc tập luyện thường xuyên và chưa biết vận dụng vào cuộc sống...

1.4.6. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất dạy học môn giáo dục thể chất trong nhà trường cao đẳng, đại học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học GDTC trong trường học một phần do bộ môn quản lý, một phần do nhà trường trực tiếp quản lý song cho dù là đơn vị nào quản lý thì cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học được đảm bảo đầy đủ

- Cơ sở vật chất – phương tiện trong hoạt động dạy học cần được sử dụng có hiệu quả

- Tổ chức quản lý bảo quản tốt cơ sở vật chất – phương tiện dạy học

Với bộ môn giáo dục thể chất, cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học có thể có như nhà thể thao ®a n¨ng, s©n bãng ræ ngoµi trêi, s©n bãng ®¸... Trong đó tổ bộ môn (hoặc Khoa) giáo dục thể chất có thể chịu trách nhiệm quản lý một số phương tiện dạy học hoặc cơ sở vất chất chuyên biệt dành cho môn giáo dục thể chất.

1.4.7. Yêu cầu đổi mới mục tiêu và nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất ở nhà trường cao đẳng trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục Đại học, Cao đẳng ở nước ta hiện nay, nội dung phương pháp dạy và học có những biến đổi lớn. Cần phát huy tính chủ động của người học, cần khai thác triệt để công nghệ thông tin ứng dụng vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023