Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

Nôvicốp và Mátvêép thì cho rằng “GDTC là hoạt động cơ bản có định hướng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp thunhững giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trường các cấp” [37].

Còn các nhà lý luận TDTT của Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì cho rằng do bắt nguồn từ gốc hán nên có người gọi tắt GDTC là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp vì theo nghĩa rộng của từ Hán cũ Thể dục còn có nghĩa là TDTT. Bởi vậy theo hai tác giả trên thì GDTC là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục và giáo dưỡng chung (chủ yếu trong các nhà trường. Trong quá trình GDTC ngoài giáo dưỡng thể chất thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phòng cách TDTT cho người học cũng hết sức quan trọng [45, tr.32].

Cũng theo hai tác giả trên thì đặc trưng cơ bản và chuyên biệt thứ nhất của giáo dưỡng thể chất là dạy học vận động và đặc trưng thứ hai là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức vận động của con người. Từ đó hai tác giả đã đưa ra định nghĩa: “GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác)và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người”[45, tr.24].

Theo chúng tôi, giáo dục thể chất là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học.

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhân cách người học trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, nó có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, trong đó con đường dạy học môn thể dục là con đường cơ bản và quan trọng nhất.

1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở

Với cách tiếp cận Quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nói riêng là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý xã hội Xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, các nhà quản lý học TDTT của Liên Xô cũ và Trung Quốc như Nôvicốp, Mátvê ép (Liên Xô cũ), Dụ Kế Anh, Chu Nghiêm Kiệt (Trung Quốc) đã đi đến khái niệm về quản lý TDTT trong đó có quản lý TDTT trường học tức GDTC trường học như sau:“Quản lý GDTC là sự tác động liên tục

mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra”[37, tr.27].

Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nước ta với cách tiếp cận quản lý TDTT hướng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm không ngừng phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho học sinh, sinh viên trường học các cấp, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngoài nước, ta có thể khái quát về quản lý GDTC như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTC nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

- Quản lý GDTC với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao. Trong quá trình quản lý hiệu quản GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản.

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 4

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý HĐGDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu giáo dục và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”.

1.3. Yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở và vấn đề đặt ra cho quản lý hoạt động dạy học môn học Giáo dục thể chất

1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao và quản lý Giáo dục thể chất

Trong suốt các chặng đường lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng GDTC là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ pháp triển toàn diện, có tri thức, đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Quan điểm này của Đảng đã được thể hiện trong văn kiện các lần đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Đảng ta đã nêu rõ: “… Con người là vốn quý nhất của chế độ XHCN, bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của ngành y tế, TDTT…”[15].

Năm 1961 trong nghị quyết TW8 khoá III, Đảng ta đã chỉ thị: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học”.

Tháng 6 năm 1975, khi miền Nam mới được giải phóng, Đảng ta đã ra chỉ thị 221 CT/TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị đã nêu rõ: “Nội dung giáo dục phổ thông phải toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hoá khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất”.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1976, tổng bí thư Lê Duẩn lại một lần nữa nhấn mạnh “… cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục, hiện đại hoá chương tình học tập khoa học và kỹ thuật, mở rộng kiến thức quản lý kinh tế. Coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập luyện quân sự” [16].

Năm 1986 trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khoá VI đã tiếp tục nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT… nâng cao chất nước GDTC trong các trường học” [17].

Trong Văn kiện hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII năm 1991, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “…cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học” [18].

Trong văn kiện đại hội Đảng các khoá VIII, IX, X Đảng ta đều tái khẳng định cần phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cần đổi mới tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng và hiệu quả GDTC đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước[19]; [20]; [21]. Qua quan điểm đường lối thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, ta có thể nhận thấy Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi trọng công tác GDTC trong trường học các cấp. Coi GDTC là một bộ phận quan trọng trong nền giáo dục XHCN, là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo ở các trường học. Đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý GDTC trong các Nhà trường nói chung và Phòng GD- ĐT Lục Nam nói riêng.

Trong quá trình thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để chỉ đạo cho công tác GD và GDTC.

Trước hết ta có thể nhận thấy tính chất pháp lý của hoạt động GDTC thể hiện qua điều 41 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ: “Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học các cấp”.

Tính chất pháp lý của hoạt động GDTC còn được thể hiện rất rõ ở các điều 22, 27, 33, 39 của Luật giáo dục ngày 04/6/2005. Các điều luật này đã xác định rõ mục tiêu phát triển toàn diện Đức, Trí, Thể, Mỹ cho đối tượng giáo dục.

Luật quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh, thiếu niên nhi đồng. GDTC là nội dung bắt buộc với học sinh sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học”.

Pháp lệnh TDTT được uỷ ban thường vụ quốc hội khoá X thông qua ngày 25/9/2000 ở điều 14 chương III quy định “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động ngoại khoá cho người học”. “GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc nhằm nâng cao sức khoẻ phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích ngoại khoá trong nhà trường”.

Tính chất pháp lý của hoạt động GDTC còn thể hiện ở các thông tư, chỉ thị, các quy chế, quyết định về công tác GDTC của Bộ GD-ĐT, cụ thể các chỉ thị như sau:

Chỉ thị 14/TDQS ngày 24/6/1971 của Bộ GD-ĐT về việc thực hiện chế độ RLTT theo lứa tuổi trường học các cấp.

Thông tư liên Bộ GD - TDTT số 403 ngày 17/6/1975 ban hành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.

Ngày 10/01/1990 Thông tư liên Bộ GD-ĐT-TDTT-Tài chính lao động thương binh xã hội số 01/TT đã quy định chế độ bồi dưỡng và trang phục thể thao.

Quyết định số 931/RLTC ngày 29/4/1993 của Bộ GD-ĐT quy định về các yêu cầu được cấp chứng chỉ TDTT để hoàn thành điều kiện cần và bắt buộc khi thi tốt nghiệp của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng vàTHCN.

Thông tư liên tịch số 04-93/GD-ĐT-TDTT ngày 17/6/1993 về việc xây dựng kế hoạch đồng bộ, xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp nhằm cải tiến công tác tổ chức quản lý TDTT và GDTC trong trường học các cấp đến năm 2025.

Chỉ thị ngày 02/5/2004 của Bộ GD-ĐT và quyết định ngày 01/9/2004 của Bộ GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT nói chung và GDTC nói riêng.

Tất cả các cơ sở về quan điểm và đường lối chỉ đạo công tác GDTC của Đảng và Nhà nước ta, các văn bản pháp quy, thông tư, chỉ thị, quy chế của Nhà nước và Bộ GD-ĐT là những cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động GDTC ở các trường học ở nước ta.

1.3.2. Một số vấn đề đặt ra cho hoạt động dạy học môn học Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở

GDTC góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh (HS); bên cạnh đó, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, giáo dục thể chất giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất và văn hoá thể chất, ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; biết lựa chọn môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của bản thân để luyện tập; biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.

Nội dung chủ yếu của môn học GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập đa dạng như rèn kỹ năng vận động cơ bản, đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn:

- Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, GDTC là môn học bắt buộc, giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện.

- Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể thao, HS được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. Các em được tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao định hướng nghề nghiệp phù hợp.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, một số vấn đề đặt ra cho hoạt động dạy học môn học giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS là:

- Mục tiêu dạy học môn Giáo dục thể chất.

- Nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất.

- Phương pháp, hình thức dạy học môn Giáo dục thể chất.

- Hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất.

- Hoạt động giảng dạy của giáo viên với môn Giáo dục thể chất.

- Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Giáo dục thể chất.

- Hoạt đông bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Giáo dục thể chất.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất.

1.3.3. Một số vấn đề đặt ra cho quản lý hoạt động dạy học môn học Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững.

Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương

trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Theo yêu cầu đó, Giáo dục thể chất trong các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng cũng cần đổi mới để đáp ứng với yêu cầu trong thời kì đổi mới. Mà muốn đổi mới có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra thì việc quản lý hoạt động dạy học môn GDTC trong các trường THCS là là yếu tố then chốt trong việc hoàn thành mục tiêu đó; Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTC nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội; Quản lý GDTC với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao. Trong quá trình quản lý hiệu quản GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản.

“Quản lý HĐGDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”.

Từ đó, ngày 26/12/2018 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT, Thông tư Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó:

Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.

Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và

phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.

Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khỏe và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Chương trình môn Giáo dục thể chất quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dụcđược quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:

* Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học,tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục,điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.

* Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh; phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

* Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023