Kết Quả Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết, Tính Khả Thi Và Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

Giáo viên đưa nội dung giáo dục không gian mạng vào hoạt động giáo dục ngoài giờ để định hướng đúng cho các em cách tiếp cận và xử lý thông tin trên mạng. Hướng các em đến những kênh thông tin chính thống như chương trình được phát trên đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam hoặc đài của tỉnh.

Thường xuyên cung cấp cho học sinh những tin tức chính thống để các em có cái nhìn đúng đắn tránh bị kích động, xúi giục.

Phản ứng kịp thời với những thông tin sai sự thật, trấn an học sinh trước những thông tin thất thiệt để tránh gây hoang mang, kích động trong học sinh và nhân dân.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu cần có kế hoạch giáo dục văn hóa tiếp nhận và xử lý thông tin cho học sinh.

Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch giáo dục cho học sinh văn hóa sử dụng mạng xã hội.

Chú trọng công tác giáo dục văn hóa tiếp nhận và xử lý thông tin cho học sinh qua không gian mạng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong luận văn này tác giả đã trình bày bảy biện pháp nhằm tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn. Các biện pháp này dựa trên cơ sở lý luận về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, phù hợp với chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra đối với học sinh dân tộc thiểu số, phù hợp với nội dung, quy trình của công tác tổ chức đồng thời dựa trên các quy định về đạo đức, văn hóa đối với học sinh, phù hợp với thực tiễn quá trình giáo dục của các nhà trường. Các biện pháp có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau. vì vậy, thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ tạo nên sự tác động từ nhiều phía.

Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, nhằm trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Nhờ có giáo dục truyền thống VHDT, học sinh của các trường PTDTNT được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục truyền thống VHDT trong trường PTDTNT còn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển VHDT và từng bước đưa văn hóa hội nhập với văn hóa các dân tộc khác cũng như văn hóa thế giới.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. (Số cán bộ, giáo viên là 58, học sinh là 210. Tổng số là 268 người).

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá theo 03 mức độ: Rất cần thiết (RCT): 03 điểm, cần thiết (CT): 02 điểm, không cần thiết (KCT): 01 điểm.

Phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được đánh giá theo 03 mức độ: Rất khả thi (RKT): 03 điểm, khả thi (KT): 02 điểm, không khả thi (KKT): 01 điểm.

Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc. Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất


TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Tính khả thi


RCT


CT


KCT

Giá

trị TB

Thứ hạng


RKT


KT


KKT

Giá

trị TB

Thứ hạng


1

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng chủ đề dạy học tích hợp đối với các nội dung giáo dục truyền

thống văn hoá dân tộc


238


30


0


2,88


1


243


25


0


2,90


1


2

Phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị

văn hoá truyền thống địa phương


237


31


0


2,88


1


227


41


0


2,84


3


3

Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường gắn với những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc,

phù hợp với bối cảnh hội nhập


227


41


0


2,84


2


231


37


0


2,86


2


4

Đầu tư thiết kế, xây dựng cảnh quan nhà trường để truyền bá thông điệp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và

của địa phương


198


70


0


2,73


3


205


63


0


2,76


4


5

Chỉ đạo giáo viên Giáo dục học sinh cách tiếp nhận và xử lý thông tin mạng xã

hội trong bối cảnh hội nhập


227


41


0


2,84


2


226


42


0


2,84


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh hội nhập - 15

2.95


2.9


2.85


2.8


2.75


2.7


2.65


2.6

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5


Tính cần thiết Tính khả thi


Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được tính cần thiết và tính khả thi, sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Cả bốn biện pháp đều được cán bộ, giáo viên, học sinh tán thành và khẳng định đều cần thiết và khả thi. Trong năm biện pháp trên thì biện pháp thứ nhất và biện pháp thứ hai được cho là cần thiết nhất (xếp thứ 1). Biện pháp thứ 1- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng chủ đề dạy học tích hợp đối với các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, vừa cần thiết nhất và tính khả thi cũng cao nhất. Thực tế cũng cho thấy đây là biện pháp cần thiết hiện nay trương các trường để giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh, đồng thời biện pháp này cũng dễ thực hiện bởi hoàn toàn nằm trong sự chỉ đạo chuyên môn của các nhà trường. Đối với biện pháp 2 - Hỗ trợ về chuyên môn và tài chính tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị văn hoá truyền thống địa phương, đây cũng là biện pháp được cho là cần thiết hiện nay. Tìm hiểu thêm tác giả thấy rằng nhiều giáo viên không phải họ ngại thực hiện giáo dục văn hóa cho học sinh mà là do hiểu biết, nhận thức của học về văn hóa truyền thông chưa được thấu đáo, cặn kẽ. Họ lúng túng trong việc tổ

chức, thực hiện các hoạt động giáo dục, đặc biết hoạt động trải nghiêm. Cũng có nhiều giáo viên rất muốn thực hiện nhưng thiếu kinh phí, thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ phía nhà trường. Tuy nhiên để thực hiện biện pháp này phụ thuộc rất nhiều yếu tố vì vậy tính khả thi chỉ xếp ở vị trí thứ 3. Đối với biện pháp thứ 5 - Giáo dục học sinh tiếp nhận và xử lý thông tin, được cho là mức độ cần thiết xếp thứ 2, mức độ khả thi xếp thứ 3. Đây là biện pháp được giáo viên đánh giá là quan trong cần thiết thực hiện trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Tuy nhiên mức độ khả thi được xếp ở thứ 3. Tìm hiểu thêm tác giả được biết, những giáo viên có tuổi không quan tâm đến mạng xã hội, cũng không biết mạng xã hội có những gì, khả năng tiếp thu thông tin không còn nhanh nhạy do đó khó khăn trong việc hướng dẫn, giáo dục học sinh.

Đối với biện pháp 3 và 4 cũng được đánh giá là cần thiết, tuy nhiên với biện pháp 4 - Đầu tư thiết kế, xây dựng cảnh quan nhà trường để truyền bá thông điệp giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và của địa phương, được cho là tính khả thi thấp nhất. Điều này cũng dễ hiểu, bởi để xây dựng được khuôn viên trường theo như ý muốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đôi khi vượt khỏi tầm tay của các trường, chẳng hạn quỹ đất xây dựng các khuôn viên, kinh phí xây dựng nhà truyền thống. Hay việc thiết kế, quy hoặc để xây dựng khuôn viên trường mang đậm tính đặc trưng cũng rất khó khăn…

Biểu đồ cũng đã thể hiện rất rõ các biện pháp có sự tương ứng về chỉ số giữa hai cấp độ đó là tính cần thiết, tính khả thi của từng biện pháp, mức tương quan này cũng chỉ ra rằng việc nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là điều rất quan trọng và cần thiết phải ưu tiên hàng đầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được trình bày trong chương 3 là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu trên thực tiễn ở các trường PTDTNT THCS của tỉnh Bắc Kạn. Với các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh như đã trình bày ở chương 3 hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Vấn đề tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hết sức quan trọng và tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường nói chung và góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc nói riêng. Chính vì vậy các nhà trường cần có những biện pháp cụ thể nhằm tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang hội nhập với thế giới, học sinh chịu sự tác động rất lớn từ mặt trái của kinh tế thị trường, của sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông. Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, xuất phát từ thực tiễn mỗi nhà trường tác giả đề xuất các biện pháp tổ chức nhằm giáo dục có hiệu quả nhằm xây dựng những quy định về chuẩn mực văn hóa nhà trường, góp phần xây dựng nhà trường có kỷ cương, có nền nếp, có văn hóa. Các biện pháp đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Có các biện đóng vai trò định hướng, có các biện pháp là quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Để các biện pháp mang hiệu quả cao cán bộ quản lý, giáo viên phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đồng thời mỗi cán bộ giáo viên phải thực sự gương mẫu về thực hiện quy định chuẩn mực văn hóa là tấm gương cho các em học sinh noi theo, các biện pháp kể trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi đơn vị.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Hoạt động tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS là một nhiệm vụ quan trọng cần thiết mà cán bộ quản lý luôn tìm hiểu, nghiên cứu. Chất lượng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ BGH các nhà trường, người đóng vai trò quản lý, chỉ đạo tổ chức trực tiếp các hoạt động dạy và học các nhà trường. Đội ngũ giáo viên các bộ môn: Ngữ Văn, lịch Sử, Địa lý, GDCD..., giáo viên phụ trách Đoàn, Đội và giáo viên chủ nhiệm của nhà trường đóng vai trò tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho trường PTDTNT THCS.

Trong quá trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS cần có một đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, luôn hăng say học hỏi truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, bởi lẽ mỗi dân tộc có nền văn hóa với những đặc trưng riêng. Vì vậy, cán bộ quản lý những người có trách nhiệm không ngừng nghiên cứu học tập, đi sâu, đi sát tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc tại địa phương. Đồng thời xây dựng biện pháp quản lý, kế hoạch cụ thể để nâng cao mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT THCS nói riêng và học sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.

Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS. Việc nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết trong công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn nói riêng và học sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.

Vai trò, nhiệm vụ của ban giám hiệu các trường PTDTNT THCS tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được thể hiện ở 5 nội dung:

- Tổ chức các lực lượng trong nhà trường rà soát chương trình cập nhật và tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục của nhà trường

- Phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn với đặc điểm địa phương

- Tổ chức đánh giá và hiệu chỉnh chương trình thường xuyên đáp ứng nhu cầu người học và sự thay đổi của bối cảnh

- Định hình các giá trị văn hoá nhà trường phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc trong bối cảnh mới

- Hiện thực hóa các giá trị trong nội quy, quy tắc ứng xử và môi trường cảnh quan nhà trường

Những nội dung trên định hướng và xác lập cơ sở vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn.

Luận văn đã khảo sát và đánh giá một cách cụ thể, nghiêm túc về tình hình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của cán bộ quản lý, giáo viên các bộ môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý, GDCD, Âm nhạc, và giáo viên chủ nhiệm của 6 trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, nêu lên được những mặt mạnh, những mặt yếu, trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc phù hợp với đặc thù của trường trong giai đoạn hiện nay. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các tường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn, trong năm năm học 2017-2018, qua đó cho thấy công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộ có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, biện pháp quản lý công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập như nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế; việc triển khai kế hoạch còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền về công tác dục truyền thống văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023