KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong công tác tổ chức giáo dục TTVHDT các nhà trường đã rất quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục TTVHDT nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực hiện thường xuyên, nội dung giáo dục truyền thống còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức còn đơn điệu và lạc hậu chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các em học sinh. Chính vì vậy, vẫn còn tình trạng học sinh trường PTDTNT THCS vi phạm nội quy nhà trường như: đánh nhau, uống rượu, nhuộm tóc, xăm người. Đặc biệt nhiều em có nguy cơ bị lôi kéo bởi những phần tử kích động theo đạo Dương Văn Mình, Đức chúa trời. Đa số các em dân tộc Mông đều theo đạo Tin lành.
Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa tại các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn cho thấy các nhà trường đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh và rất quan tâm, triển khai thực hiện công tác quản lý với nội dung bảo tồn văn hóa của dân tộc mình. Các đơn vị đã chú trọng đến việc xây dựng các kế hoạch, đã có những biện pháp để quản lý giáo dục truyển thống văn hóa cho học sinh. Học sinh của nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các quy định của nhà trường về kỷ cương, nền nếp, về lối sống tập thể ở khu nội trú nhà trường.... Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực hiện thường xuyên, nội dung giáo dục truyền thống còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức còn đơn điệu và lạc hậu chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các em học sinh. Kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đè ra, một sống hành vi, lời nói, lối sống của các em vẫn còn chưa phù hợp với chuẩn mực lối sống văn hóa. Nguyên nhân chính là do nhà trường chưa xây dựng được các chuẩn mực văn hóa phù hợp, nội dung giáo dục truyển thống văn hóa còn sơ sài, cách thức thực hiện còn chiếu lệ. Hơn nữa lối sống văn hóa của các em học sinh còn bị ảnh hưởng bởi
rất nhiều các tác động xấu từ bên ngoài dẫn đến chất lượng giáo dục lối sống văn hóa của nhà trường cho các em học sinh là chưa cao. Điều này đòi hỏi các nhà trường phải căn cứ vào thực trạng, có nhận thức đúng đắn để có các giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh nhà trường. Ngoài ra từ việc khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh cho thấy: Công tác quản lý chưa thật sự chặt chẽ, nhận thức về sự cần thiết của giáo dục lối sống văn hóa chưa đầy đủ, công tác phối hợp giáo dục còn lỏng lẻo, chính vì vậy mặc dù các hoạt động giáo dục truyển thống văn hóa cho học sinh có thực hiện nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đồng thời nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh thì các Nhà trường cần phải có những biện pháp trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động truyền thống văn hóa dân tộc một cách thiết thực, phù hợp để thu hút học sinh tham gia và học sinh biết bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Những biện pháp cụ thể sẽ được chúng tôi đưa ra trong chương 3 của luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS - TỈNH BĂC KẠN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Nguyên tắc đề xuất biện pháp chính là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn có tính quy luật của lý luận. Vì vậy khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Tại Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú, Trung Học Cơ Sở Tỉnh Bắc Kạn
- Thực Trạng Hiện Thực Hóa Các Giá Trị Trong Nội Quy, Quy Tắc Ứng Xử Và Môi Trường Cảnh Quan Nhà Trường
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Tổ Chức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Hs Các Trường Ptdtnt Thcs - Tỉnh Bắc Kạn
- Xây Dựng Nội Quy, Quy Tắc Ứng Xử Trong Nhà Trường Gắn Với Những Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống Dân Tộc, Phù Hợp Với Bối Cảnh Hội Nhập
- Kết Quả Khảo Nghiệm Về Tính Cần Thiết, Tính Khả Thi Và Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Đối Với Cán Bộ Quản Lý Các Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú.
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong các nhà trường PTDTNT THCS tỉnh Bắc Kạn phải dựa trên nguyên tắc kế thừa và tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó chính là cơ sở để nhà trường tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã làm được phát huy có chọn lọc những điểm mạnh và khắc phục hạn chế các điểm yếu, từ đó xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện các biện pháp phù hợp giúp cho quá trình tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh được thực hiện ở mức độ tốt và bền vững hơn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Để đảm bảo cho các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có hiệu quả thì các biện pháp giáo dục, hình thức giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường, không đề ra các biện pháp chỉ mang tính lý luận suông, xa rời thực tiễn và không đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Các biện pháp quản lý, chỉ đạo tổ chức phải toàn diện có nghĩa là phải tác động đến tất cả các khâu, các yếu tố của quá trình tổ chức. Các khâu trong
quá trình tổ chức gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá. Các yếu tố của quá trình tổ chức gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và các thành phần tham gia. Tất cả đều phải đồng bộ, thống nhất chặt chẽ.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải thiết thực, dễ thực hiện, phù hợp với các điều kiện thực tế của mỗi nhà trường đồng thời khẳng định sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên cũng như các tổ chức trong và ngoài nhà trường, sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh và của học sinh.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Mọi biện pháp tổ chức giáo dục cũng đều nhằm hướng tới mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, có tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách cho học sinh. Việc tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh chính là một nhiệm vụ tất yếu nhằm hướng tới phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cần phải đảm bảo tính hiệu quả theo các mục tiêu đề ra.
3.2. Các biện pháp tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở tỉnh Bắc Kạn.
3.2.1. Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng chủ đề dạy học tích hợp và lồng ghép vào các môn học đối với các nội dung giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học tích hợp và lồng ghép giáo dục, từ đó giáo
viên xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động này trong quá trình giảng dạy. Đề xuất được các nội dung và vận dụng được phương thức giáo dục phù hợp.
- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục của giáo viên đặc biệt là công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.
- Hình thành thái độ tích cực chủ động của giáo viên trong quá trình giáo dục nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong dạy học và giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức tập huấn các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thông qua các hình thức tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc vào các môn học trong giờ dạy chính khóa;
Việc dạy học tích hợp sẽ thực hiện theo các định hướng: Tích hợp nội môn (Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau trong cùng một môn học), tích hợp liên môn (tích hợp kiến thức của các môn khác nhau, có liên quan với nhau); tích hợp xuyên môn ( tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học). Lồng ghép chủ yếu vào các môn khoa học xã hội.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Nhà trường cho rà soát nội dung chương trình các môn học có nội dung tích hợp, lồng ghép. Lựa chọn các nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc phù hợp. Chỉ đạo cán bộ phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn và giáo viên xây nội dung chương trình, xây dựng dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiến hành tổ chức bồi dưỡng đại trà. Có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục này vào tất cả các môn học, tuy nhiên một số môn có khả năng tích hợp, lồng ghép nhiều hơn như: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục...
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiệu các trường phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết để chỉ đạo tổ bộ môn, giáo viên tổ chức thực hiện, có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng
tham gia tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên: (Đoàn - Đội; giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; Công đoàn; Hội cha mẹ học sinh).
Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng thực hiện bảo tồn những nét đẹp, giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh noi theo.
Nhà trường cần đầu tư, dành kinh phí tương xứng cho việc xây dựng nội dung, tài liệu bồi dưỡng.
3.2.2. Phối hợp các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị văn hoá truyền thống địa phương.
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức, kỹ năng để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm để giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống.
- Tạo điều kiện để đảm bảo cho các nhà trường có các nguồn lực để trang bị đủ cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp.
- Nội dung hỗ trợ chuyên môn giáo viên.
+ Bồi dưỡng cho đội ngũ GV ý thức trách nhiệm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, để phát triển hài hòa giữa đạo đức, năng lực nghề nghiệp.
+ Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về giá trị văn hóa truyền thống.
+ Bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp tổ chức, kỹ năng thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập kinh nghiệm các mô hình trải nghiệm của đơn vị bạn.
- Hỗ trợ về tài chính tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm củng cố nhận thức của học sinh về các giá trị văn hoá truyền thống địa phương.
Đảm bảo cho giáo viên có đủ kinh phí để tổ chức các hoạt động trải nghiệm như tham quan làng nghề, làng văn hóa, mời nghệ nhân, các buổi giao lưu văn nghệ, tổ chức các cuộc thi...
3.2.2.3. Cách tiến hành
Việc hỗ trợ về chuyên môn, tài chính là việc làm cần thiết để giáo viên có nhận thức đúng đắn, có kỹ năng, kinh nghiệm cũng như các nguồn lực tài chính để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, vì vậy nó phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.
- Đối với việc hỗ trợ giáo viên về chuyên môn để tổ chức các hoạt động trải nghiệm có thể tiến hành như sau:
+ Tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức về công tác giáo dục văn hóa truyền thống cho giáo viên. Bởi giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh thì họ mới có động cơ, phương pháp đúng đắn để thực hiện.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên kiến các giá trị văn hóa truyền thống. Điều này rất quan trọng, thực tế cho thấy nhiều giáo viên rất muốn thực hiện công tác giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh, tuy nhiên ngay bản thân các giáo viên ấy chưa hiểu được đầy đủ thế nào là văn hóa truyền thống, biểu hiện của văn hóa truyền thống là như thế nào, thông qua đâu để giáo dục. Do đó việc bồi dưỡng kiến thức, cho giáo viên có “vốn” trước khi thực hiện các bước giáo dục hết sức quan trọng.
+ Tổ chức tập huấn phương pháp, kỹ năng thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho hoạt sinh. Gợi ý hình thức trải nghiệm, cung cấp các địa chỉ có thể tổ chức trải nghiệm cho giáo viên. Đây được coi là khâu quan trọng giúp giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm có thể diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, là hình thức học tập ngoài lớp, do đó rủi ro có thể xảy ra. Nếu không quản lý tốt học sinh dễ dẫn đến bị lạc hoặc tai nạn khác (rủi ro về cả mặt tính mạng), không quản lý tốt học sinh sẽ mải chơi mà quên mất nhiệm vụ học tập (rủi ro về mặt nhận thức). Tuy nhiện phải công nhận rằng thông qua hoạt động trải nghiệm để giáo dục và củng cố nhận thức về tuyền thống văn hóa cho học sinh
là hình thức tổ chức hiệu quả và đem lại hứng thú cho học sinh. Nhưng để tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm an toàn, trúng mục tiêu và hiệu quả là việc không dễ. Giáo viên cần phải được trang bị cẩn thận về phướng phướng và kỹ năng tổ chức. Có như vậy giáo viên mới tự tin để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
+ Hỗ trợ cho giáo viên các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm. Tùy vào điều kiện, đặc điểm từng trường có thể lựa chọn hình thức trải nghiệm khác nhau như:
Mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa dân tộc cho học sinh.
Dạy học qua di sản văn hóa: Việc dạy học qua di sản là cách phát huy giá trị, tạo nên sức sống cho di sản. Mặt khác, đối với học sinh, các em sẽ được bổ trợ kiến thức nghệ thuật, xã hội, lịch sử qua đó khiến bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và giúp học sinh hứng thu tiếp thu bài tốt hơn.
Tổ chức các chương trình về nguồn, thăm các khu di tích, bảo tàng.
Huy động sự giúp đỡ của cha mẹ, ông bà, người thân của học sinh am hiểu về truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, ngôn ngữ, lễ hội của địa phương tham gia tuyên truyền, giới thiệu văn hóa các dân tộc thiểu số cho học sinh. Ngoài ra, có thể mời cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường như: Câu lạc bộ đàn và hát dân ca, Câu lạc bộ đàn Tính, hát Then, hát si, hát lượn...; hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi phấn khởi và mối quan hệ gắn bó giữa học sinh các dân tộc.
Tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của địa phương, thi giao tiếp ứng xử... để học sinh có cơ hội sắm vai, trải nghiệm từ đó hình thành ý thức thực hiện lối sống có văn hóa. Đoàn trường, Liên đội có thể tổ chức các cuộc thi bằng hình thức bài viết, Rung chuông vàng, Chiếc nón kỳ diệu, Em làm Hướng dẫn viên du lịch... với chủ đề tìm hiểu về một di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, về kiến trúc nhà ở, về lễ hội truyền thống, một món ăn dân tộc... của địa phương.