Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở
TỈNH TÂY NINH
2.1. Đặc điểm địa lí, kinh tế - xã hội ở tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Địa lí
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ. Phía Bắc và phía Tây giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 4.030 km2 được tổ chức thành 8 huyện, 1 thị xã với 79 xã, 5 phường, 8 thị trấn. Toàn tỉnh có 20 xã biên giới. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế chính trị và văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây và cách thủ đô Hà Nội 1809 km theo quốc lộ 1.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Nền Giáo Dục Nhân Dân, Dân Tộc Và Hiện Đai Theo Định Hưởng Xã Hôi Chủ Nghĩa
- Giải Quyết Đúng Đắn Mối Tương Quan Phát Triển Giáo Dục Với Phát Triển Kinh Tế
- Mục Tiêu Cụ Thể Của Giáo Dục Tiểu Học Từ Năm 2001-2010
- Chất Lượng Giáo Dục Phổ Thông (Tham Khảo Phụ Lục 5, 6, 7)
- Chất Lượng Giáo Dục Tiểu Học Các Xã Biên Giới
- Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Địa hình Tây Ninh bằng phẳng, ít phức tạp, độ dốc không lớn, giảm dần độ cao từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam, có núi Bà đen cao 986m, là núi cao nhất vùng Đông Nam bộ. Do sự khống chế ổn định của gió mùa nhiệt đới, Tây Ninh có mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, khí hậu tương đối ôn hòa, ổn định, hầu như không có bão, gió lốc ngập lụt.
Dân số 1.000.648 người, mật độ dân số 245 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn và các huyện phía Nam. Các huyện phía Bắc dân cư thưa thớt, không ổn định, đây là những huyện mới thành lập thuộc vùng sâu biên giới, căn cứ kháng chiến cũ. Tây Ninh có khoảng 50% dân cư theo đạo, Tòa Thánh Tây Ninh là trung tâm của tôn giáo giáo Cao Đài, số người theo đạo Cao Đài chiếm 37,4%, đạo Phật 10,2%, đạo Thiên Chúa 2,4%. Người dân tộc có 3.007 hộ, với 15.147 nhân khẩu; dân tộc Khơ-me, dân tộc Chăm chiếm số đông sinh sống ở vùng nông thôn biên giới.
Trong thời kháng chiến chống Mỹ, Tây Ninh là vùng căn cứ cách mạng, cơ quan trung ương cục miền Nam đóng ở địa bàn Tây Ninh, địch xem đây là vùng trắng tự do oanh kích, không chú ý đến phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng ở địa
phương. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong niềm vui lớn của cả dân tộc mừng đất nước thống nhất, độc lập, tự do, nhưng riêng ở Tây Ninh phải tiếp tục với cuộc chiến tranh mới do bọn Khơ-me đỏ gây ra đến năm 1979 mới kết thúc và từ đó, Tây Ninh mới thực sự có hòa bình ổn định cuộc sống.
Ngày nay, Tây Ninh đang đứng trước thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tây Ninh có thế mạnh của các cây mì, cây mía, cây cao su..., có hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi lớn mang tầm cở quốc gia, có khu du lịch núi Bà và nhiều khu du lịch đang được khai thác với nhiều triển vọng như: Chiến khu Dương Minh Châu, khu căn cứ Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt khi tuyến đường bộ xuyên Á hoàn thành, Tây Ninh trở thành cầu nối quan trọng giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm-Pênh, hai trung tâm kinh tế văn hóa lớn của Việt Nam và Campuchia, là cửa ngõ phía Tây bằng đường bộ của địa bàn trọng điểm phía Nam sang thị trường Campuchia, Thái-lan và các nước Asean, đó là tiềm năng lớn để Tây Ninh phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhanh về khoa học, công nghệ.
2.1.2. Kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh
2.1.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội
Điểm xuất phát kinh tế, xã hội của tỉnh Tây Ninh rất thấp, vẫn là một trong những tỉnh nghèo. Nêu tính thu nhập bình quân đầu người năm 1995 mới đạt 155 USD, năm 2000 đạt 308 USD, chỉ bằng khoảng 30% so với bình quân của các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam. Mức sống của dân cư trong các vùng khác nhau, có sự chênh lệch lớn. Đáng quan tâm nhất là vùng sâu, biên giới, vùng dân tộc có mức thu nhập thấp, phúc lợi xã hội thấp hơn các vùng khác trong tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế còn mang đậm nét nông nghiệp, trong GDP, tỉ trọng của ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm 45,2%, ngành công nghiệp chỉ chiếm 24,2% và dịch vụ chiếm 30,6%.
Hạ tầng cơ sở thấp kém, 68/92 xã có đường nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất, giao thông nông thôn trở ngại. 52/92 xã có bưu điện văn hóa, các xã đều có trạm y tế nhưng phương tiện khám chữa bệnh còn thiếu thốn. 90/92 xã có hệ thống truyền thanh, 100% xã có điện lưới quốc gia nhưng chỉ có 74% hộ dân sử dụng điện, 56% hộ dân sử dụng nước sạch, hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ 7,4%.
Nhân lực ở Tây Ninh dồi dào, nhưng kém chất lượng, chưa được đầu tư, đào tạo đúng mức, cơ cấu lao động chưa hợp lí, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 87% (cả nước 77%). Lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ thấp và mất cân đối trong cơ cấu lực lượng lao động. Hơn nữa trong thời gian qua, sự chuyển dịch lao động từ Tây Ninh ra ngoài tỉnh, từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm và từ tỉnh khác vào Tây Ninh là một trong những vấn đề cần được xem xét, có chính sách sử dụng lao động và phát triển nguồn nhân lực hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, dịch vụ đang đòi hỏi chất lượng ngày càng cao.
Tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia 240 km, có cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác là lợi thế của tỉnh, nhưng chính nơi đây cũng là nơi nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp: Mức sống dân cư thấp, tình trạng mua bán trái phép hàng hóa, ngoại tệ, tệ nạn xã hội là vấn đề rất đáng lo ngại cho việc phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy tỉnh đã có chính sách riêng biệt để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phúc lợi xã hội cho vùng nay.
Nền hành chính còn nhiều hạn chế: Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, cải cách hành chính chậm, chưa cụ thể; hiệu quả hoạt động trên nhiều lĩnh vực còn thấp, chưa phát huy tốt sức dân trong việc
phát triển kinh tế xã hội; tính năng động trong việc hoạch định chính sách, cũng như thực hiện các chủ trương của Nhà nước chưa cao.
2.1.2.2. Viễn cảnh và mục tiêu kỉnh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh
- Viễn cảnh.
Phấn đấu đến năm 2010, Tây Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế vững mạnh, tốc độ phát triển kinh tế cao, tiến kịp với nhịp độ phát triển chung của cả nước, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hóa ngày càng cao của nhân dân và xây dựng nền tảng đến năm 2020 là một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.
Để đạt được viễn cảnh trên, tỉnh Tây Ninh phải thực hiện tốt các sứ mệnh
sau:
+ Tập trung mạnh nguồn lực và khai thác tối ưu các tiềm năng, lợi thế của
tỉnh, trước hết tận dụng mọi khả năng, mọi thời cơ để thu hút và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn đầu tư, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững.
+ Ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
+ Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp, thương mại, dịch vụ; phát triển kinh tế nhiều thành phần, chú trọng khu vực kinh tế tư nhân, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm nền kinh tế phát triển ổn định.
+ Phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, đội ngũ lao động có kĩ năng, chất
lượng, có trình độ tiếp thu những công nghệ hiện đại và những ngành nghề mới, có đủ phẩm chất và năng lực sáng tạo thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chánh, đổi mới và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước và trình độ quản lí của cán bộ công chức, đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái đạo đức và lối sống của cán bộ công chức. Tạo hành lang pháp lí ổn định, thông thoáng, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế an tâm, tích cực tham gia vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo và đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
+ Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ và hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.
- Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Tây Ninh từ 2001-2010.
+ Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001-2010 bình quân 12%/năm. Giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 12%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng 12,3%/năm.
+ Thu nhập bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 502 USD và đến năm 2010 đạt 835 USD.
+ Mục tiêu xã hội: Thực hiện giải quyết công bằng xã hội, chăm lo sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.
+ Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số còn 1,5% trung bình trong 10 năm; trong đó năm 2001-2005 là 1,6% và giai đoạn 2006-2010 là 1,4%; giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống dưới 5%.
Tổng lực lượng hoạt động kinh tế xã hội đến năm 2005 là 663 ngàn người chiếm 66,25% dân số và đến năm 2010 sẽ tăng 754 ngàn người chiếm 74,45% dân số.
2.2. Đặc điểm các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh có 20 xã biên giới thuộc 5 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng với tổng diện tích tự nhiên 147.900 ha, chiếm khoảng 36,72% diện tích toàn tỉnh, với đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia dài 240 km. (tham khảo phụ lục 3)
Dân số 139.335 người sống rải rác, mật độ thưa thớt, bình quân 94 người/km2 (toàn tỉnh 245 ngườiỉkm2) trong đó người dân tộc sống xen lẫn với người kinh, một bộ phận hình thành cụm dân cư người dân tộc.
Tinh hình kinh tế ở các xã biên giới trong những năm gần đây có phát triển nhưng tốc độ chậm, không đều và chưa có cơ sở vững chắc. Tình trạng thiếu vốn, thiếu phương tiện và kinh nghiệm sản xuất còn phổ biến, chậm tiếp thu khoa khạc công nghệ. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Kinh tế của vùng đang ở giai đoạn thuần nông, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, cơ cấu hạ tầng kém, mạng lưới giao thông vừa xấu, vừa thiếu, hệ thống thủy lợi chưa khắc phục được vùng ngập úng và khô hạn.
Đời sống dân cư vùng biên giới rất khó khăn, phần nhiều nhà ở còn tạm bợ, hộ đói nghèo chiếm tỉ lệ ở mức cao của tỉnh, một bộ phận lớn làm thuê mướn, bị thất học, mù chữ, cuộc sống không ổn định thường chạy theo thời vụ giữa hai vùng biên giới Việt Nam- Campuchia. Đời sống vật chất tinh thần còn nhiều hạn chế, phương tiện nghe nhìn thiếu thốn: Radio 30 cái/100 hộ dân, tivi 25 cái/100 hộ dân; khoảng 40% hộ dân sử dụng điện và khoảng 30% dân cư dùng nước sạch.
Tình hình biên giới biến động phức tạp, tình trạng lấn đất, di dời cột mốc biên giới có lúc diễn ra liên tục, đồng loạt có hệ thống trên toàn tuyến biên giới. Lực lượng đứng chân trên biên giới phối hợp chưa chặt chẽ, quản lí còn sơ hở, phát hiện không kịp thời những vụ vi phạm biên giới trái phép.
Do những điều kiện khó khăn đặc biệt, trung ương đã công nhận các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh thuộc đối tượng được thụ hưởng chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi vùng sâu đặc biệt khó khăn của Thủ tướng Chính phủ gọi tắt là chương trình 135 [32]. Chương trình này đã đầu tư hỗ trợ cho các xã biên giới nhằm cải thiện các mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, qui hoạch dân cư, phát triển sản xuất và xây dựng trung tâm xã. Về phía địa phương, Tỉnh ủy Tây Ninh đã có Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 12/7/1997 về việc xây dựng huyện, xã biên giới vững mạnh, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh.
Qua thu thập số liệu và kết quả nghiên cứu thực tiễn từ năm 1999 đến 2002, trung ương và tỉnh đã đầu tư cho 20 xã biên giới: 62,05 tỉ đồng. Mỗi xã biên giới được hỗ trợ 1,08 tỉ đồng/năm/. (tham khảo phụ lục 9, 10)
- Trong đó:
+ Trung ương: 46,80 tỉ đồng. Bình quân mỗi xã được hưởng 0,82 tỉ đồng/xã/năm.
+ Tỉnh: 15,25 tỉ đồng. Bình quân khoảng 0,26 tỉ đồng/xã/năm.
- Sự đẩu tư của trung ương và của tỉnh đã thể hiên:
+ Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với vùng kinh tế xã hội đang gặp khó
khăn, chịu nhiều tiệht thòi.
+ Sự đầu tư của trung ương, của tỉnh đối với các xã biên giới đã mang lại hiệu quả, làm chuyển biến bộ mặt nông thôn biên giới, giảm bớt phần nào khó khăn cho nhân dân.
+ Nhu cầu đầu tư phát triển ở các xã biên giới rất lớn, trong khi đó nguồn kinh phí của trung ương và của tỉnh có giới hạn, chưa đủ sức tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống dân cư biên giới. Do vậy, yêu cầu đẩy nhanh việc phát triển kinh tế xã hội ở các xã biên giới là một điều bất cập. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.
2.3. Giáo dục phổ thông ở Tây Ninh
Từ khi có Nghị quyết 4/BCHTW khóa VII và kế hoạch 14/KH-TU của Tỉnh Úy Tây Ninh về đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân đã nỗ lực phấn đấu tạo ra những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, đưa sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh phát triển.
2.3.1. Qui mô phát triển giáo dục phổ thông
2.3.1.1. Phát triển về số lượng (tham khảo phụ lục 11)
Số trường, lớp, học sinh các bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng dần. Bậc tiểu học, học sinh giảm.
Năm học 2001-2002 toàn tỉnh có 414 trường phổ thông, trường tiểu học: 292; 494 điểm trường lẻ, trung học cơ sở: 94, trung học phổ thông: 28. So với năm học 1997-1998, đến nay tăng 60 trường, trong đó tiểu học: 26, trung học cơ sở: 25, trung học phổ thông: 9.
Trong 5 năm qua giáo dục phổ thông đã có những chuyển biến tích cực, hệ thống trường lớp được phát triển sâu rộng trên các địa bàn của tỉnh. Các xã đều có trường tiểu học đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học, 60 trường tiểu học học sinh học 2 buổi/ngày; có 1 đến 2 trường trung học cơ sở. Huyện có từ 2 đến 3 trường trung học phổ thông đã thu hút số lượng lớn học sinh; trường trung