Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quốc Gia


- Nhân xét chung về công tác phổ cáp giáo đúc tiểu học:


Công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở các xã biên giới, đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành GD - ĐT quan tâm, chỉ đạo. Có kế hoạch hướng dẫn thực hiện cụ thể, giữ vững được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học theo lứa tuổi. Việc huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi đang có chiều hướng diễn ra tốt, là điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở những năm tới. Còn 5,86% trẻ chưa ra lớp cần tiếp tục vận động, thuyết phục cho trẻ đến trường. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiến hành chậm, hiệu quả thấp. Để đạt được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cần phải:

+ Tiếp tục tuyên truyền giáo dục, làm tốt công tác tư tưỏng trong cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân về ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Phát huy kết quả đạt được của phong trào ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân

dân để huy động và duy trì sĩ số học sinh ra lớp.


2.4.5. Giáo dục tiểu học cho học sinh dân tộc‌


Học sinh dân tộc ở vùng biên giới Tây Ninh là người Khơ-me, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều thiếu thốn, việc tổ chức đưa học sinh dân tộc ra lớp 1 hằng năm đạt tỉ lệ thấp. Trường lớp được xây dựng bán kiên cố đáp ứng yêu cầu học tập của con em người dân tộc. Năm học 2001-2002 có 629 học sinh dân tộc theo học ở 6 trường tiểu học các xã biên giới chiếm tỉ lệ 36,31% học sinh dân tộc toàn tỉnh. Tỉ lệ huy động ra lớp đạt 93%, duy trì sĩ số 91,72%, tỉ lệ bỏ học 5,38%, lưu ban 4%. Học sinh được học tiếng dân tộc song song với chương trình dạy tiếng Việt.


Chất lượng học tập của học sinh dân tộc từng bước được nâng cao so với các năm học trước. Năm học 1999-2000, học lực học sinh đạt khá giỏi 32,80%; năm học 2001-2002 đạt 39,30%). Tuy nhiên, so với mặt bang chung, chất lượng học tập học sinh dân tộc vẫn còn thấp, hiệu quả đào tạo chỉ đạt 54,60%, tỉ lệ lưu ban, bỏ học vẫn còn ở mức cao.

Để phát triển giáo dục tiểu học đối với học sinh dân tộc, tỉnh đã có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích trẻ em đi học. Nhưng vì cuộc sống người dân tộc còn quá khó khăn, gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái dẫn đến tình trạng con em họ phải bỏ học giữa chừng để lao động kiếm sống. Thời gian tới, tỉnh cần có các biện pháp giúp đỡ ổn định cuộc sống cho người dân tộc để tạo điều kiện thuận lợi cho con em dân tộc đi học.

2.4.6. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia‌


Hiện nay, các xã biên giới chưa có trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nhằm tăng số trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm tới, Sở GD - ĐT đã có kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Kế hoạch đã xác định được những trọng điểm cần đầu tư trong đó có chú ý đến các xã biên giới của tỉnh.

Kế hoạch từ nay đến 2010 có 10 trường tiểu học ở các xã biên giới đạt chuẩn quốc gia, mỗi huyện biên giới được đầu tư 2 trường, đó là những trường ở vị trí trung tâm xã có những điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển. Kế hoạch được thực hiện qua 2 giai đoạn: (tham khảo phụ lục số 13)

-Giai đoạn 1: Từ năm 2002-2005 phấn đấu đạt 3 trường.


-Giai đoạn 2: Từ năm 2006-2010 đạt 7 trường.


-Bằng phương pháp điều tra, nghiên cứu thực trạng 10 trường tiểu học ở các xã biên giới dự kiến đầu tư, phấn đấu trở thành trường đạt chuẩn quốc gia, đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng nội dung các tiêu chuẩn kết quả như sau: (tham khảo phụ lục 14)


Bảng 9: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng trường tiểu học phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.



STT


ĐƠN VỊ

Số nội dung đã đạt được theo

5 tiêu chuẩn qui định

TC 1

TC 2

TC 3

TC 4

TC 5

1

Trường TH Tân Lập

6/6

4/6

6/9

3/3

6/8

2

Trường TH Tân Bình

5/6

3/6

5/9

2/3

5/8

3

Trường TH Suối Dây

6/6

4/6

6/9

3/3

5/8

4

Trường TH Nguyễn Viết Xuân

6/6

4/6

5/9

3/3

5/8

5

Trường TH Hảo Đước

6/6

4/6

6/9

3/3

5/8

6

Trường TH Ngô Thất Sơn

6/6

4/6

5/9

3/3

5/8

7

Trường TH Long Thuận

6/6

4/6

5/9

3/3

5/8

8

Trường TH Lợi Thuận

6/6

4/6

5/9

3/3

5/8

9

Trường TH Phước Chỉ

6/6

4/6

7/9

3/3

6/8

10

Trường TH Bình Thạnh

6/6

4/6

6/9

3/3

4/8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 10

Nhân xét:


Việc phấn đấu đưa 10 trường tiểu học các xã biên giới đạt chuẩn quốc gia từ 2002-2010 là vấn đề hết sức khó khăn, cần có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các lực lượng xã hội, sự đầu tư các nguồn tài chính của Nhà nước tương xứng với yêu cầu. Đặc biệt là nổ lực chủ quan của ngành giáo dục.

- Các tiêu chuẩn 1 (Tổ chức quản lí), tiêu chuẩn 4 (Xã hội hóa giáo dục). Qua kết quả khảo sát có 9/10 trường đã đạt được tiêu chuẩn, (còn 1 trường chưa đạt tiêu chuẩn 1; 1 trường chưa đạt tiêu chuẩn 2). Những yêu cầu này có thể thực hiện trong một thời gian nhất định bằng sự hỗ trợ của Sở GD - ĐT và Phòng GD - ĐT huyện.

- Tiêu chuẩn 2: Xây dựng đội ngũ, hầu hết các trường đều đạt được những yêu cầu cơ bản theo tiêu chuẩn đề ra. Một số mặt cần phải tiếp tục phấn đấu đó là: Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn và chỉ tiêu thi đua của đơn vị, cá nhân, trình độ tay nghề của giáo viên.


- Tiêu chuẩn 3: 10/10 trường, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở chưa đạt yêu cầu của một trường chuẩn quốc gia, phòng học chỉ đủ để học một buổi, được xây dựng bán kiên cố, thiếu phòng chức năng, hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo cho việc giáo dục toàn diện học sinh. Để đạt được tiêu chuẩn 4, cần đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách tĩnh, huyện và nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

- Tiêu chuẩn 5: về chất lượng giáo dục là điều đáng lo ngại nhất, bởi vì vấn đề chất lượng phải được thực hiện trong nhiều năm, có bước đi thật vững chắc. Trong khi đó lo trường tiểu học biên giới theo kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế những yêu cầu qui định ở tiêu chuẩn 5. (Hiệu quả đào tạo, tổ chức lớp học 2 buổi/ngày).

Chất lượng đội ngũ, chất lượng học tập học sinh, hiệu quả đào tạo là vấn đề chủ yếu của trường đạt chuẩn quốc gia, cần có sự tác động của nhiều mặt: Từ đội ngũ, cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học, tình hình đời sống dân cư, kinh tế xã hội địa phương, vì vậy cần có giải pháp đồng bộ, phối hợp chặt chẽ thì mới đạt được kết quả tốt.

2.4.7. Những yếu tố tác động đến sự phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới‌

2.4.7.1. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên


Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong trường học là yếu tố quan trọng tác động đến việc phát triển giáo dục.

- Đôi ngũ cán bô quản lí:


Đội ngũ cán bộ quản lí các trường tiểu học là hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng do Phòng GD - ĐT trực tiếp quản lí. Việc tuyển chọn cán bộ quản lí trường học được Phòng GD - ĐT xem xét trên các tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lí và cơ cấu số lượng cán bộ quản lí trường học. Đội ngũ cán bộ quản lí được đánh giá là đảm bảo chất lượng


khi đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Tuy nhiên, trên thực tế, ở địa bàn xã biên giới là vùng khó khăn của tỉnh, do vậy, rất khó để tuyển chọn một cán bộ quản lí có đủ các điều kiện nêu trên. Đa số cán bộ quản lí trường tiểu học ở đây là những giáo viên đã tham gia giảng dạy từ 5 đến 10 năm, thậm chí chỉ mới giảng dạy một vài năm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật, tích cực hoạt động thì được Phòng GD - ĐT bổ nhiệm làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Việc qui hoạch, tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lí ở các trường tiểu học vùng biên giới bị nhiều yếu tố chi phối: Tâm lí của giáo viên thường ngần ngại khi được chú ý đề bạt, họ sợ trách nhiệm, muốn an phận với nhiệm vụ của người giáo viên. Chế độ ưu đãi chưa được tương xứng với trách nhiệm. Nhiều trường thiếu người tại chỗ để bổ nhiệm, phải điều động từ nơi khác đến thì gặp hết sức trở ngại.

Kết quả nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học các xã biên

giới:


+ 50 trường tiểu học xã biên giới được xếp hạng theo qui mô quản lí qui

định tại Thông tư 10/GD&ĐT ngày 29/7/1994 của Bộ GD - ĐT. Kết quả nghiên cứu có 14 trường loại 1; 20 trường loại 2 và 16 trường loại 3. Căn cứ vào hạng trường, số cán bộ quản lí cần được bố trí là 98 người nhưng thực tế hiện nay chỉ mới đạt 79 người trong đó có 23 nữ, chiếm tỉ lệ 36,7%, còn thiếu 19 cán bộ quản lí, chủ yếu là phó hiệu trưởng.

+ Số cán bộ quản lí trường học có 40/79 là người địa phương chiếm tỉ lệ 50,63%, có khả năng ổn định công tác lâu dài; 52/79 cán bộ quản lí là đảng viên.

+ Trường thiếu nhân sự lãnh đạo gặp khó khăn trong điều hành, buông lỏng quản lí, thiếu kiểm tra hoạt động dạy học ở các điểm trường lẻ. Đây là vấn đề đặt ra cần sớm khắc phục.

Bảng 10: Trình độ đào tạo của cán bộ quản lí trường tiểu học ở các xã biên

giới



STT


HUYỆN

CBQL

TRÌNH ĐỘ CMNV


TS


Nữ

SƠ CẤP

THSP

CĐSP TIỂU

HỌC

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tân Biên

12

1


0

11

91,67

1

83,33

2

Tân Châu

20

9


0

17

85,00

3

15,00

3

Bến Cầu

19

4


0

14

73,68

5

26,32

4

Châu

Thành

16

6


0

16

100,00


0

5

Trảng Bàng

12

3

1

8,33

68

86,08

10

12,66

Nhận xét


Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lí còn 8.33% ở trình độ sơ cấp, 86,08% đạt chuẩn và 12,66% trên chuẩn. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của ngành giáo dục về việc thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lí. Trong thời gian tới, cần có kế hoạch đào tạo nâng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lí trường tiểu học ở xã biên giới lên trình độ cao đẳng và đại học sư phạm tiểu học đạt tỉ lệ từ 30% trở lên.

Bảng 11: Trình độ chính trị và nghiệp vụ quản lí của cán bộ quản lí trường tiểu học.



HUYỆN

TRÌNH ĐỘ LL CHÍNH TRỊ

TRÌNH ĐỘ QUẢN LÍ


Chính trị sơ cấp

Chính trị trung cấp

Chưa được bồi dưỡng lí luận chính

trị

Đã được bồi dưỡng QLGD


Chưa được bồi dưỡng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tân Biên

7

58,33



5

41,60

6

7,50

6

50,00

Tân Châu

11

55,00



9

45,00

9

45,00

11

55,00

Bến Cầu

16

84,20

1

6,25

2

84,20

7

36,80

12

63,20

Châu Thành

11

68,75



5

31,20

7

43,70

9

56,30

Trảng Bàng

6

50,00



6

50,00

9

75,00

3

25,00

Cộng

51

64,26

1

6,25

27

34,18

38

48,10

41

51,90

Nhân xét:


Có 65,82% (52/79) cán bộ quản lí trường tiểu học các xã biên giới là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bồi dưỡng lí luận chính trị do trung tâm chính trị huyện tổ chức; 48,1% (38/79) học xong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí trường tiểu học; 50,63% (40/79) cán bộ quản lí ổn định địa bàn. Kết quả trên biểu hiện sự quan tâm của lãnh đạo các Phòng GD - ĐT huyện biên giới trong việc xây dựng lực lượng cán bộ quản lí trường học. Các trường có đảng viên, tổ đảng đã tăng cường tính chiến đấu trong lãnh đạo, góp phần tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương nơi trường đóng.

Còn 34,18% cán bộ quản lí chưa được bồi dưỡng lí luận chính trị, 51,90% cán bộ quản lí chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, cần tiếp tục đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới.

- Giáo viên trực tiếp giảng day, (tham khảo phụ lục số 15)


Các xã biên giới có 784 giáo viên với 629 lớp đạt tỉ lệ 1,13 GV/lớp (tỉ lệ qui định là 1,15/lớp). Số giáo viên trực tiếp giảng dạy tất cả các môn học theo qui định của Bộ GD - ĐT và làm công tác chủ nhiệm lớp. Chưa có giáo viên chuyên trách dạy các môn nghệ thuật, ngoại ngữ, tin học. Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh, nhằm tăng cường giáo viên cho các trường tiểu học được thực hiện bằng giải pháp tuyển sinh theo vùng, khắc phục được tình trạng 1 giáo viên dạy 2 lớp đã kéo dài trong nhiều năm qua. Kết quả này chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết về số lượng giáo viên. vấn đề chất lượng giáo viên vẫn còn phải tiếp tục quan tâm, nhất là giáo viên dạy các môn nghệ thuật. Đây là hạn chế cần được sớm khắc phục.

Bảng 12: Trình độ CMNV của giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường tiểu học các xã biên giới.



STT


Huyện

TS GV TT

GD

Phân tích trình độ

Sơ cấp

THSP

CĐSP tiểu

học

ĐHSP tiểu

học

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tân Biên

105

5

4,76

99

94,28

0

0

1

0,95

2

Tân Châu

185

6

3,24

171

92,43

8

4,32

0

0

3

Châu Thành

220

8

3,63

207

94,09

5

2,27

0

0

4

Bến Cầu

168

0

0

165

98,21

2

1,19

1

0,59

5

Trảng Bàng

106

4

3,77

97

91,50

5

4,71

2

1,88

Cộng

784

23

2,93

739

94,26

20

2,55

4

0,51

Nhân xét qua bảng 12:


Hiện có 23 giáo viên tiểu học, trình độ sơ cấp cần được đào tạo nâng chuẩn

lên trình độ trung học sư phạm trong thời gian tới.


94,26% giáo viên tiểu học tốt nghiệp THSP 2,50% đạt trình độ cao đẳng sư phạm tiểu học, 0,51% đạt trình độ đại học sư phạm tiểu học, số lượng này chỉ mới được nâng lên từ năm 1999 đến nay, theo chủ trương tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học. Phần lớn trong số này là người địa phương được tuyển chọn, bồi dưỡng làm giáo viên, đã học qua lớp sư phạm cáp tốc, sau đó được Sở GD - ĐT tổ chức đào tạo lại nâng chuẩn bằng hình thức học tại chức. Do vậy, về chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, cần được bồi dưỡng bổ sung kiến thức hoặc đào tạo lại, nâng chuẩn thì mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 40/NQ-QH của Quốc hội khóa 9.

Giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, đại học chỉ mới đạt 3,06% cần có kế hoạch đào tạo tăng lên từ 20-30%, nhất là đối với giáo viên mạng lưới, giáo viên làm nòng cốt ở các tổ chuyên môn, giáo viên trường chuẩn quốc gia.

Bảng 13: Thâm niên công tác của giáo viên tiểu học



STT


Huyện

TS GV TT

GD

Dưới 5

năm


6-10 năm


11-15 năm

Trên 15

năm

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tân Biên

105

47

44,76

31

29,52

21

20,00

6

5,71

2

Tân Châu

185

85

45,94

79

42,70

14

7,57

7

3,78

3

Châu Thành

220

43

19,54

111

50,45

50

22,73

16

7,27

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí