Xây Dựng Nền Giáo Dục Nhân Dân, Dân Tộc Và Hiện Đai Theo Định Hưởng Xã Hôi Chủ Nghĩa


thiếu thốn, nhất là đối với giáo viên tiểu học ở vùng nông thôn, miền núi và vùng xa xôi, hẻo lánh. Tình hình đội ngũ giáo viên như vậy ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục tiểu học.

Cơ sở vật chất trường tiểu học nói chung nghèo nàn, đơn sơ, thiếu sân chơi, bãi tập, diện tích đất trường học chưa đủ qui định tính theo tỉ lệ trên một học sinh gây trở ngại trong việc giáo dục toàn diện. Báo Nhân dân ngày 03/7/1998 đã nêu: "... Nhà nước cũng cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đặc biệt chú ý tăng diện tích đất đai, sân chơi, bãi tập. Đề nghị trong qui hoạch xây dựng các đô thị, Nhà nước cần có một "qũi đất" dành cho xây dựng trường học để "trường ra trường", "lớp ra lớp" có đủ điều kiện giáo dục toàn diện học sinh". Thiết bị dạy học, sách báo tham khảo dùng cho giáo viên còn thiếu thốn, nhất là những vùng sâu, xa, biên giới khó khăn khiến nội dung, phương pháp dạy học thiếu linh hoạt, thiếu hấp dẫn.

Thực trạng giáo dục tiểu học hiện nay, yêu cầu của đất nước đối với giáo dục đòi hỏi phải tập trung đầu tư cho giáo dục tiểu học, để nó thực sự trở thành cơ sở của một nền giáo dục đáp ứng những yêu cầu to lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời đại đầy thử thách và cơ hội này.

1.2. Một số khái niệm cơ bản‌


1.2.1. Phát triển‌


Phát triển: Thuật ngữ phát triển có nhiều cách định nghĩa, xuất phát từ những cấp độ xem xét khác nhau. Ở cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu là:

- Quá trình chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác hoàn thiện hơn; chuyển đổi từ tình trạng chất lượng cũ sang tình trạng chất lượng mới, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. [29]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Phát triển là sự trải qua quá trình tăng trưởng hay lớn lên tự nhiên, phân hóa hoặc tiến hóa tự nhiên với những thay đổi liên tục kế tiếp nhau. [41]


Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 4

- Phát triển là sự tăng trưởng, mở rộng, tiến hóa một cách từ từ, hoặc là kết quả của những nguyên nhân. [51]

Yếu tố thống nhất trong mọi cách hiểu khái niệm phát triển đó là:


- Sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động.


- Phát triển có nguyên nhân của nó, diễn ra dưới hình thức của quá trình

khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng.


Những điều chưa thống nhất trong những cách hiểu là:


- Phát triển là quá trình biến đổi liên tục và dần dần kế tiếp nhau tự nhiên.


- Phát triển là quá trình biến đổi nhảy vọt, gián đoạn, theo nguyên lí phủ định.

Điều chưa thống nhất ở đây thực ra không phải ở cách hiểu, mà là ở sự nhấn mạnh mặt nào của quá tình phát triển: Tiến hóa hay cách mạng; tính chất nào của quá trình phát triển: Liên tục hay gián đoạn; mối liên hệ nào trong quá tình phát triển: Nhân quả hay phụ thuộc; hình thức nào của quá trình phát triển: Kế thừa hay phủ định... Tuy vậy, việc tuyệt đối hóa bên nào cũng là sai lầm. Bản chất của phát triển là biện chứng của các mặt đối lập, sự đấu tranh và thống nhất giữa chúng. Những điều quan sát được trong quá trình phát triển chủ yếu biểu hiện khía cạnh lượng, sự tiến hóa, tính gián đoạn hay liên tục, mối liên hệ nhân quả trực tiếp, sự kế tiếp... của phát triển; những biến đổi về chất, có tính nhảy vọt, cách mạng, phủ định... là những quá trình bên trong của phát triển.

1.2.2. Giải pháp‌


- Theo đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, cho rằng: "Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề." [52]

- Trong luận văn này, giải pháp được hiểu là:


Tổ hợp bao gồm những nguồn lực, những nguyên tắc lí luận và các biện pháp nhằm thực hiện một vấn đề cụ thể đang đặt ra cần được giải quyết trong quá trình phát triển.

Giải pháp mang tính khả thi, phải có mục đích, có nguồn lực để đảm bảo thực thi, có tư tưởng quan điểm cụ thể làm kim chỉ nam xuyên suốt quá trình tổ chức thực hiện.

Như vậy trong giải pháp có 3 yếu tố:


+ Tư tưởng quan điểm.


+ Các nguồn lực cần thiết như vật chất, tinh thần...


+ Các biện pháp và kĩ thuật.


Giải pháp không có tư tưởng, quan điểm, những nguyên tắc lí luận thì sẽ bị mù quáng. Không có các nguồn lực thì giải pháp sẽ không khả thi. Giải pháp chỉ dừng lại ở mức độ nghĩ ra trên giấy, lí luận suông thì không đủ. Biện pháp là điều kiện để đảm bảo cho việc triển khai hai yếu tố trên. Giải pháp thiếu các biện pháp cụ thể thì sẽ khó thực hiện đạt kết quả. Ba yếu tố của giải pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.

1.2.3. Chất lượng‌


Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính qui mô về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.


1.2.4. Hiệu quả giáo dục‌


Kết quả do hoạt động giáo dục nói chung mang lại trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ cho đối tượng so với yêu cầu đặt ra trong những điều kiện xác định. Hiệu quả giáo dục của một cơ sở, một đơn vị trường học cao hay thấp thể hiện bằng những chỉ số đạt được so với kế hoạch như: (Về học lực: Xuất sắc, giỏi, khá, yếu, kém) về hạnh kiểm, về thể chất, về tỉ lệ lên lớp, lưu ban, tốt nghiệp ... Nhìn rộng hơn nữa, hiệu quả giáo dục thể hiện ở sự đóng góp của nhà trường vào nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tại địa phương.

1.3. Phát triển giáo dục‌


1.3.1. Ý nghĩa về phát triển giáo dục‌


Phát triển giáo dục là đòi hỏi sự thực hiện qui luật xã hội học - kinh tế học cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội, nhằm phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách con người và thỏa mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu vật chất và văn hóa của toàn xã hội. Đồng thời nó cũng là yêu cầu về sự thể hiện xu hướng làm chủ tập thể của nhân dân lao động về chính trị, kinh tế, văn hóa.

Như vậy phát triển giáo dục nhằm mở rộng qui mô của hệ thống giáo dục, trên các mặt nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhân cách tạo ra những chất lượng nhân cách mới, những lực lượng tinh thần, những năng lực sáng tạo mới, một lối sống mới, đáp ứng đòi hỏi của phát triển xã hội và cá nhân.

Sự phát triển giáo dục từ lâu đã là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự tăng năng suất lao động. Các nước công nghiệp phát triển, năng suất lao động cao đều là các nước có lực lượng lao động đạt trình độ giáo dục cao.

Ở thế kỉ XXI, Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục phải là trọng

điểm hàng đầu của các chính sách phát triển quốc gia nhằm tạo điều kiện cho


mọi cá nhân được tiếp nhận một nền học vấn cần thiết chuẩn bị tham gia vào cuộc sống. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, việc sử dụng các công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi nội dung giáo dục và phương pháp đào tạo phải đáp ứng yêu cầu, có như vậy qua giáo dục người lao động mới có khả năng thực sự tham gia vào thị trường lao động một cách thuận lợi. Yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi cần được sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, với sự đào tạo có thể đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa nền kinh tế, đây là một trọng trách của sự phát triển GD - ĐT.

Thực tế còn cho ta thấy phát triển giáo dục là vấn đề thiết yếu đối với xóa đói giảm nghèo, đây là sự tối cần thiết về đạo đức, xã hội, chính trị, kinh tế. Phát triển giáo dục góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân về vệ sinh, y tế, dinh dưỡng, hiểu biết ứng xử tốt trong cuộc sống, đồng thời tạo khả năng lao động. Lao động đơn giản là tài sản chủ yếu của người nghèo. Biện pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả nhất là thông qua giáo dục để hình thành kĩ năng lao động.

Những người nghèo hầu hết họ đều mù chữ hoặc trình độ văn hóa thấp, sức khỏe và dinh dưỡng kém, nghèo đói rất phổ biến ở những vùng khó khăn, vùng sâu xa, ở các dân tộc thiểu số. Phát triển giáo dục phải nhằm vào những mục tiêu ưu tiên: Đào tạo nhân lực có chất lượng, đào tạo nhân tài, chuyên gia giỏi cho đất nước, đồng thời đặc biệt quan tâm đến những vùng khó khăn, những người nghèo, những trẻ em gái không có điều kiện học tập. Về điểm này Nhà nước ta đã có chủ trương 'Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập đảm bảo điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng." "Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc, thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình". [20]


Phát triển giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc bảo tồn và

ổn định văn hóa.


Giáo dục không phát triển thì không có sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội. Giáo dục- đào tạo là nhân tố quyết định để vươn tới tiến bộ xã hội, cần phải có sự đầu tư các điều kiện vật chất, tinh thần để giáo dục- đào tạo có cơ hội phát triển vững chắc.

1.3.2. Quan điểm phát triển giáo dục‌


1.3.2.1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu


Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng và vai trò đặc biệt của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài.... Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia, bởi những lí do sau:

- Giáo dục là một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa... Chính vì vậy, phải coi giáo dục là một bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển, từ đó có sự đầu tư thỏa đáng cho giáo dục. "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển". Ngược lại, giáo dục phải đảm bảo nhân lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác.

- Giáo dục như là một dịch vụ. Trong phạm vi này giáo dục có mối quan hệ trực tiếp và phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường sức lao động, nơi cung ứng và người tiếp nhận giáo dục có thể tính toàn chi phí lợi ích, chi phí hiệu quả.

- Giáo dục là một bộ phận của phúc lợi xã hội mà mọi thành viên, kể cả những bộ phận thiệt thòi, đều phải được hưởng. Mức độ của phúc lợi phụ thuộc


vào trình độ phát triển của sản xuất và khả năng nền kinh tế, thể hiện qua vai trò điều tiết của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay cần tạo điều kiện cho mọi người đạt trình độ phổ cập, giáo dục tiểu học kể cả dân cư những vùng khó khăn, biên giới, miền núi, hải đảo, những người sống lang thang, những người khuyết tật.

Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu đã được khẳng định, nhưng vẫn chưa được triển khai một cách tương xứng trong thực tế. Bởi vậy cần tăng cường quán triệt hơn nữa quan điểm này để thấm sâu vào nhận thức và biến thành hành động của toàn xã hội, nhất là đối với lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.

1.3.2.2. Xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đai theo định hưởng Xã hôi Chủ nghĩa

Quan điểm xây dựng nền giáo dục nhân dân, dân tộc và hiện đại theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa phải phản ánh mối quan hệ giữa chính trị và giáo dục ở nước ta hiện nay. Quan điểm này dựa trên mục tiêu chung là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh và tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Xét cho cùng thì lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội là mục tiêu chung của toàn xã hội và cũng là mục tiêu cơ bản, lâu dài của giáo dục.

Trong việc xây dựng nền giáo dục dân tộc theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, việc xác định mục tiêu về nhân cách hay mục tiêu về phát triển con người là nền tảng cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội. Con người Việt Nam của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người có lí tưởng Xã hội Chủ nghĩa và lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có năng lực hoạt động xã hội, hiểu biết văn hóa của nhân loại và phát huy những bản sắc của văn hóa dân tộc, có ý thức và khả năng chung sống trong cộng đồng, làm chủ trí thức khoa học và công nghệ hiện đại, có kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật và sức khỏe. Chính những con người Việt Nam được giáo dục và đào tạo như vậy sẽ là nhân tố cốt lõi làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc, đáp


ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như các đòi hỏi của công cuộc bảo vệ tổ quốc củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

Đảng và Nhà nước là người đại điện tối cao cho quyền lợi dân tộc và là người định hướng, chỉ đạo, điều hành giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định, cần phổ biến sâu rộng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục cho toàn xã hội, đồng thời phải huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

Đổi mới cơ chế quản lí và mở rộng dân chủ là một xu hướng chính trị quan trọng hiện nay. Xu hướng này đã và tạo điều kiện to lớn cho sự phát triển giáo dục. Cần tiếp tục tạo ra cơ chế, để có thể tổ chức, quản lí giáo dục bằng pháp luật, mở rộng dân chủ trong giáo dục và tăng quyền tự quản cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, đồng thời phải tăng cường đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục.

Xã hội Chủ nghĩa là xã hội cho tất cả mọi người. Để thực hiện mục tiêu Xã hội Chủ nghĩa trong giáo dục, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

1.3.2.3. Phát triển giáo dục phải mềm dẻo vừa phù hợp vởỉ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vừa phải mang tính khả thi

Đây là sự thể hiện mang tính phù hợp giữa yêu cầu phát triển giáo dục và điều kiện khả năng hiện thực của nền kinh tế. Phát triển giáo dục phải xác định được những mục tiêu phấn đấu cụ thể một cách hợp lí. Nếu xác định mục tiêu quá cao sẽ là duy ý chí. Nếu xác định mục tiêu quá thấp thì sẽ kiềm hãm sự phát triển.

Một quan điểm chỉ đạo dù rất đúng đắn cũng chỉ được thực hiện ở một thời điểm nhất định, trên cơ sở xem xét quá khứ, thực trạng và đoán định tương lai với các mối quan hệ bên ngoài, bên trong của sự vật. Khi sự vật vận động đến một thời điểm nào đó, các yếu tố làm căn cứ cho việc xác định quan điểm đã có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023