Thực Trạng Giáo Dục Tiểu Học Của Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh

học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh; bảo vệ môi trường, môi trường biển; làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm của các lớp bán trú. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định. 100% các trường đều tổ chức các hoạt động ngoại khóa dưới nhiều hình thức (thi Văn nghệ, Thể dục thể thao, thi viết, vẽ tranh về môi trường, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, như diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, tham quan…

Hai là, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hiện nay, toàn ngành giáo dục Thành phố Hạ Long có 2237 cán bộ, giáo viên công lập (biên chế 1656 người; hợp đồng 581 người). Cụ thể, cán bộ quản lý có 152 người (MN = 58 người, TH = 52 người, THCS = 42 người); giáo viên có 1917 người (1387 viên chức, 530 hợp đồng); nhân viên có 166 người (115 viên chức, 51 hợp đồng). Trong đó, khối tiểu học có 995 người (721 viên chức, 274 hợp đồng). Cụ thể, cán bộ quản lý có 52 người (17 Hiệu trưởng, 35 Phó hiệu trưởng); giáo viên có 932 người nhân viên có 60 người.

Ba là, cơ sở vật chất các trường trên địa bàn Thành phố Hạ Long được đầu tư khá đồng bộ, tương đối hiện đại. Trường lớp được đầu tư kiên cố hóa, trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, thiết bị hiện đại đặc biệt là các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy và học. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh trên cơ sở vừa tăng cường chất lượng giáo dục, vừa đầu tư cơ sở vật chất theo các tiêu chí quy định. Tính đến nay, Thành phố Hạ Long có 46/68 trường (trực thuộc Thành phố quản lý) đạt chuẩn quốc gia, đạt 67,6 %; trong đó, tiểu học là 22 trường, đạt 100%; Cấp học tiểu học hiện có 539 phòng học, 10 phòng học Ngoại Ngữ, 05 phòng học thông minh, 19 phòng thư viện, 29 phòng thiết bị đồ dùng, 352 bộ máy chiếu và 580 bộ máy vi tính phục vụ làm việc, giảng dạy.

2.1.4. Thực trạng Giáo dục tiểu học của Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.4.1. Tình hình giáo dục tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

* Quy mô giáo dục tiểu học: Tác giả chọn bảng tổng hợp quy mô trường lớp, học sinh, cán bộ QLGD và giáo viên tiểu học tại thời điểm tháng 9 năm 2018 để đánh giá một cách khái quát nhất tình hình của bậc giáo dục tiểu học hiện nay.

Bảng 2.1. Quy mô lớp, học sinh, CBQL, và giáo viên, nhân viên các trường Tiểu học thành phố Hạ Long năm học 2016-2017

TRƯỜNG TH

SỐ LỚP

SỐ HS

SỐ GV

CBQL

1.

Quang Trung

36

1482

57

3

2.

Trần Quốc Toản

51

2285

83

4

3.

Lý Thường Kiệt

63

2641

89

4

4.

Trần Hưng Đạo

46

1874

66

3

5.

Hạ Long

43

1824

62

3

6.

Cao Thắng

32

1406

45

3

7.

Hà Lầm

36

1443

52

3

8.

Bãi Cháy

45

1806

70

3

9.

Hữu Nghị

12

504

27

3

10.

Võ Thị Sáu

18

680

26

2

11.

Lê Hồng Phong

30

1197

47

2

12.

Nguyễn Bá Ngọc

19

710

33

2

13.

Minh Hà

23

881

37

2

14.

Đại Yên

23

884

39

3

15.

Việt Hưng

24

932

39

2

16.

Hà Khẩu

40

1497

66

2

17.

Cao Xanh

28

1228

49

2

18

Minh Khai

26

986

37

2

19

Tuần Châu

6

212

9

1

20

Hùng Thắng

13

437

19

1

21

Bãi Cháy II

23

960

33

1

22

Nguyễn Viết Xuân

11

325

15

1

Tổng

22

648

26154

932

52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông - 7

STT

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra tại các trường tiểu học thuộc Phòng GD&ĐT TP Hạ Long)

* Thuận lợi:

- Quy mô trường, lớp phát triển rộng khắp địa bàn, đảm bảo thu hút 100% trẻ trong độ tuổi tới trường. Năm học 2018 - 2019 có 22 trường tiểu học với 26154 học sinh/648 lớp, bình quân 40,4 học sinh/lớp. 100 % số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 6

trường đạt chuẩn mức độ II và 11 trường đạt chuẩn mức độ I. Có 100 % số đơn vị phường

- xã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và cơ cấu với 932 giáo viên/648 lớp, tỷ lệ 1,44 giáo viên/lớp, có đủ giáo viên dạy các môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo trong đó 98,1% đạt trên chuẩn (trình độ đào tạo cao đẳng và đại học).

- Về cơ sở vật chất: Đảm bảo đủ phòng học và các phòng chức năng; thành phố luôn quan tâm trong việc đầu tư kiên cố hóa trường lớp, trang bị cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, thiết bị hiện đại đặc biệt là các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy và học. Hiện nay, đối với cấp học tiểu học, có 539 phòng học, 10 phòng học Ngoại Ngữ, 05 phòng học thông minh, 22 phòng thư viện, 29 phòng thiết bị đồ dùng, 580 bộ máy vi tính phục vụ làm việc, giảng dạy, máy chiếu 352 bộ. Với trang, thiết bị dạy học như trên, đủ đáp ứng yêu cầu triển khai đổi mới các hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn của giáo dục bậc tiểu học thành phố Hạ Long.

* Khó khăn

- Nội dung đổi mới các hoạt động chuyên môn còn mới mẻ đòi hỏi CBQL cũng như giáo viên cần tiếp tục học tập, cập nhật cái mới để nâng cao nhận thức và năng lực công tác trong khi đó đời sống nhà giáo còn nhiều khó khăn.

- Là thành phố trẻ, có nền kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ. Thu nhập của dân cư nói chung không đồng đều, do đó, việc huy động sự hỗ trợ của phụ huynh, của các lực lượng xã hội cho việc tăng cường cơ sở vật trường lớp, trang thiết bị dạy học, giáo dục còn hạn chế và gặp nhiều bất cập.

- Số học sinh tăng do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và di dân cơ học; sĩ số học sinh đông (bình quân: 40,4 học sinh/ lớp); cơ sở vật chất trường học đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn không đủ để các trường tổ chức đủ 2 buổi/ ngày (hiện có 22618/ 26154 học sinh được học 2 buổi/ ngày = 86,5%).

Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học của phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long.

2.1.4.2. Quy mô phát triển

Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp, học sinh cấp tiểu học TP Hạ Long

năm học 2018 - 2019 (tại thời điểm tháng 9/2018)



Khối

Số trường tiểu học


Số lớp

Số học sinh


Ghi chú

Tổng số

Nữ

Khuyết Tật

1


155

6332

3001

59


2


131

5146

2480

45


3


114

4623

2275

17


4


125

4994

2658

19


5


124

5061

2444

16



22

648

26154

12848

156


(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra tại Phòng GD&ĐT TP Hạ Long)


+ Số trẻ 6 tuổi (sinh năm 2012) vào lớp 1: 5650 học sinh, tỉ lệ: 100% và 22 học sinh khuyết tật học hoà nhập.

+ Số trẻ 11 tuổi (sinh năm 2007) hoàn thành chương trình tiểu học: 5050 học sinh, tỉ lệ: 99,7%.

Thực hiện tốt công tác phổ cập: Triển khai đầy đủ các văn bản của các cấp, các ngành liên quan đến công tác phổ cập tới toàn thể các đơn vị xã, phường và các nhà trường. Chỉ đạo các nhà trường làm tốt công tác điều tra phổ cập. Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm phổ cập (đặc biệt ứng dụng CNTT vào quản lý phần mềm phổ cập giáo dục cho 100% các lớp, các bậc học).

Tuy vậy, do các trường tiểu học thành phố Hạ Long có quy mô lớp trường dày đặc (nhiều phường có 2 trường tiểu học trên cùng một địa bàn), sĩ số học sinh quá đông; địa bàn trải rộng, từ đầu thành phố (phường Đại Yên) đến cuối thành phố (phường Hà Phong) cách nhau khoảng 50km. Điều này rất khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo của CBQL để phát triển nhà trường.

2.1.4.2. Đội ngũ giáo viên - cán bộ quản lý giáo dục bậc Tiểu học

- Về giáo viên:

+ Số giáo viên/số lớp: 932 giáo viên/648 lớp; tỉ lệ: 1,44 GV/lớp

+ Số giáo viên đạt trình độ chuẩn: 932/932; tỉ lệ: 100%. Trong đó: Số giáo viên trên chuẩn: 905/932, tỉ lệ: 98,1% (ĐH: 505, CĐ: 400)

+ Số giáo viên dạy chuyên các môn:147

Chia ra: Âm nhạc 27, Mĩ thuật 26; Thể dục 28; Tin học 28; Ngoại ngữ 38 (trong đó 35 giáo viên đạt chuẩn B2, 01 giáo viên đạt B1, 02 giáo viên mới tuyển có trình độ đại học Tiếng Anh. Mỗi trường đều có ít nhất 01 biên chế, trong đó 09 trường có 02 biên chế; riêng trường tiểu học Hữu Nghị có 02 biên chế: 01 tiếng Anh, 01 tiếng Pháp).

Bởi các trường tiểu học tại thành phố Hạ Long có quy mô trường, lớp, học sinh đông; đây là lý do dẫn đến việc bố trí sử dụng giáo viên chưa được hợp lý, hầu như giáo viên dạy vượt số tiết theo quy định; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách hầu hết đều dạy đủ số tiết theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông ngoài ra có thời điểm giáo viên nghỉ thai sản, Phó hiệu trưởng được phân làm công tác chủ nhiệm lớp (do thiếu GVCN), vì vậy việc rèn luyện, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ này không thường xuyên, không toàn diện.

- Về cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

+ Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: 52 người.

+ Trình độ chuyên môn: 52/52, tỷ lệ 100% trên chuẩn.

+ Trình độ Lý luận chính trị: Trên 80% có bằng Trung cấp Lý luận chính trị.

Đội ngũ CBQL 22 trường tiểu học của thành phố Hạ Long có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến. Đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn khá đồng đều, đạt trình độ đào tạo trên chuẩn 100%, được sự tín nhiệm cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hầu hết CBQLGD dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm. Tuy vậy, vẫn còn một số ít CBQL chưa thực sự theo kịp được yêu cầu trước đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT: hạn chế về khả năng xây dựng các kế hoạch dài hạn, xây dựng chương trình, đề án để triển khai các chỉ đạo, các mục tiêu lớn của ngành, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường.

2.1.4.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học

Về cơ bản, cơ sở vật chất các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long đã được quan tâm đầu tư và cơ bản đáp ứng đủ cho việc dạy và học. hiện nay, số phòng học được xây bổ sung tăng 129 phòng (nâng tổng số lên 620/648 phòng học; như vậy, chưa đảm bảo tỉ lệ 1 phòng/ 1 lớp). Số phòng học bộ môn và phòng học chức năng tăng 36 phòng. Số phòng hành chính, quản trị tăng 19 phòng. Tuy nhiên, hiện nay số phòng học vẫn chưa đủ cho các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Một số trường, do thiếu phòng học nên các phòng học bộ môn, phòng chức năng không sử dụng đúng

mục đích. Hiện nay,Thành phố cũng đã có kế hoạch xây bổ sung phòng học, phòng hiệu bộ và các phòng chức năng cho các trường, như: Tiểu học Cao Thắng, Tiểu học Lý Thường Kiệt, Tiểu học Võ Thị Sáu, Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tiểu học Lê Hồng Phong, để đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phòng học cho các trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày trong năm học tới.

2.1.4.4. Chất lượng giáo dục

* Thống kê chất lượng giáo dục tiểu học thành phố Hạ Long Bảng 2.3. Đánh giá về năng lực, phẩm chất


Năm học


Tổng số

Năng lực

Phẩm chất

Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014 - 2015

21214

21126

99,85

32

0,15

21150

99,96

08

0,04

2015 -2016

22997

22897

99,8

40

0,17

22936

100

1

0,00



Năng lực

Phẩm chất

Tốt và Đạt

Cần cố gắng

Tốt và Đạt

Cần cố gắng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

24405

24282

99.5

123

0.5

24307

99,6

98

0,4

2017-2018

25899

25662

99,1

337

1.3

25795

99,6

104

0,4

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra tại Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)

Bảng 2.4. Đánh giá về các môn học (Toán, Tiếng Việt)



Năm học


Tổng số

Môn Toán

Môn Tiếng Việt

Tốt và Hoàn

thành

Chưa hoàn

thành

Tốt và Hoàn

thành

Chưa hoàn

thành

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2014 - 2015

21214

21031

99.14

183

0.86

21054

99.25

160

0.75

2015 -2016

22997

22839

99.3

158

0.7

22874

99.5

123

0.5

2016-2017

24405

24136

98,9

269

1,1

24234

99.3

171

0,7

2017-2018

25899

25425

98,2

474

1,8

25432

98.2

467

1,8

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra tại Phòng GD&ĐT TP Hạ Long)

Từ 2014 đến nay việc đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học có 2 lần thay đổi, từ năm 2014 đến 2016, thực hiện đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT có tinh thần đổi mới mạnh mẽ nhưng vẫn không tránh khỏi

những hạn chế. Ngày 22/9/2016 Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư 22/2016/TT-BDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 30/2014/TT-BDĐT. Bắt đầu từ năm học 2016-2017, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long chỉ đạo các trường tiểu học trên địa bàn triển khai thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở thực hiện kèm theo thông tư 30 của BG&ĐT: Động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hàng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập; tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó chủ trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về những nội dung học sinh đã thực hiện được và những nội dung chưa thực hiện được; quan tâm đánh giá cả 3 nội dung: Kết quả đạt được về kiến thức, kĩ năng các môn học và sự phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Bước đầu phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh và huy động phụ huynh cùng tham gia vào quá trình đánh giá. Qua đó, giúp cho việc đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học được thực hiện hiệu quả phát huy được tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo [45].

Thông qua kết quả đánh giá các mặt giáo dục của học sinh ở các trường qua các năm cho thấy tỷ lệ học sinh tiểu học đạt chuẩn về năng lực, phẩm chất đạt tỷ lệ cao (trên 99%) và tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình học đạt khá cao (từ 98,2 đến 99%). Điều này có thể nói rằng chất lượng giáo dục của các trường tiểu học thành phố Hạ Long từng bước được duy trì và giữ vững.

2.1.4.5. Đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học

Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ CBQL trường tiểu học



Số lượng (Người)


Trình độ học vấn


Trình độ LLCT

Đã qua bồi dưỡng

QLGD

Chưa qua bồi dưỡng QLGD


T.số


Nam


Nữ

Đại học

Cao đẳng


TC

Cao cấp, Cử nhân

Trung cấp

Sơ cấp

Thạc sỹ, Cử nhân

Ngắn hạn,

thường xuyên

52

02

50

49

0

3

4

33

11

02

50

Qua bảng 2.5 ta thấy: Đội ngũ QLCB có 52 người; trình độ chuyên môn trên chuẩn đào tạo 52/52 người, đạt tỷ lệ 100%; trình độ Lý luận chính trị: 71% có bằng

Trung cấp Lý luận chính trị; 100% đã qua các khóa bồi dưỡng về QLGD, 02 người có trình độ Thạc sỹ QLGD.

Qua trao đổi với lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP Hạ Long, đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác. Đội ngũ CBQL là lực lượng luôn luôn đi đầu trong việc chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật của Đảng và nhà nước, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận dụng vào đổi mới công tác quản lý: Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cá nhân và cơ sở giáo dục; chỉ đạo xây dựng kế hoạch trường, cá nhân, tổ, khối bám sát nhiệm vụ năm học và phù hợp thực tiễn địa phương; một số CBQL chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình trường học mới, qua đó định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; chỉ đạo đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT (thực hiện từ năm 2016 - 2017).

Phòng GD&ĐT trong từng năm học đã hướng dẫn CBQL thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ; chia sẻ về thực hiện dạy học theo mô hình mới; đi sâu kiểu tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của Hiệu trưởng.

Nhìn chung, đội ngũ CBQL các trường tiểu học của thành phố Hạ Long có tinh thần trách nhiệm, có ý chí cầu tiên, đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn đồng đều, cơ bản có kỹ năng quản lý khoa học, sáng tạo; biết lập kế hoạch năm học và kế hoạch ngắn hạn có tính khả thi, cơ bản sát thực tế; công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và theo hướng đổi mới; được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, một số ít Hiệu trưởng chưa thực sự theo kịp được yêu cầu của đổi mới giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục; kỹ năng quản lý, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch nhất là kế hoạch dài hạn và trung hạn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục còn hạn chế.

2.2. Mô tả tổ chức nghiên cứu thực trạng

- Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học đã được trình bày ở chương 1, để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành các cuộc khảo sát, trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp đối với: 01 Lãnh đạo UBND thành phố phụ trách khối văn hóa, xã hội; 10 Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; 7 Lãnh đạo, chuyên viên phòng Nội vụ; 17 Hiệu truởng; 35 Phó Hiệu trưởng; 100 GV của 22 trường tiểu học thành phố Hạ Long về các nội dung trọng tâm như sau: Nhận thức, nhu cầu, mục tiêu; chương trình, nội dung, hình thức, phương

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí