Vai Trò Của Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Với Phát Triển Du Lịch


1.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn với phát triển du lịch‌

Tài nguyên du lịch nhân văn là bộ phận không thể thiếu cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, để hợp thành tài nguyên du lịch. Qua đó chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên du lịch nhân văn.

Góp phần tạo nên sức hấp dẫn của lãnh thổ du lịch: TNDL nhân văn có thể là một lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc, hay một công trình kiến trúc ấn tượng, cũng có thể là một sản phẩm thủ công độc đáo của các nghệ nhân ở làng nghề…Đều có sức hút lớn đối với khách du lịch tới tham quan và điều đó góp phần làm cho lãnh thổ du lịch có “chứa” TNDL nhân văn có sức hấp dẫn.

Là một trong những yếu tố cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch: Các loại hình du lịch muốn phát triển được phải dựa vào tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng nên cũng tạo sự đa dạng phong phú cho các loại hình du lịch, nếu không có tài nguyên du lịch nhân văn sẽ không thể duy trì được loại hình du lịch này.

Ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, lĩnh vực kinh doanh và tính chất chuyên môn hóa của vùng du lịch: Mỗi vùng đều có những tài nguyên du lịch khác nhau nhưng những sản phẩm du lịch này phải có nét đặc thù, tạo dấu ấn riêng. Từ đó mỗi vùng dựa vào ưu thế của mình về tài nguyên du lịch để có chiến lược phát triển hợp lí, tạo nên nét độc đáo của mỗi vùng, mà không vùng nào có được. Điều đó góp phần hút khách du lịch từ nhiều nơi tới tham quan.

Xác định qui mô hoạt động của một vùng du lịch: Một vùng tập trung nhiều loại TNDL nhân văn được đầu tư thích đáng sẽ có qui mô hoạt động lớn, phạm vi mở rộng. Ngược lại vùng có tài nguyên du lịch nhân văn rải rác, nhỏ lẻ sẽ ít có điều kiện phát triển, qui mô hoạt động cũng nhỏ bé, mang tính chất địa phương.

Về mặt kinh tế, tài nguyên du lịch nhân văn có ưu thế là hầu như không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Vì thế tạo nên khả năng sử dụng tài nguyên nhân tạo ngoài giới hạn các mùa chính do các tài nguyên tự nhiên gây ra và giảm tính mùa nói chung của các tầng du lịch. Trong mùa hoạt động du lịch tự nhiên cũng có những thời kỳ có những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

ngày không thích hợp cho hoạt động giải trí ngoài trời. Những trường hợp như thế được đi tham quan, tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn sẽ là một giải pháp lí tưởng. Ở những điểm có TNDL nhân văn đẹp thì hoạt động du lịch thường diễn ra quanh năm, không bị gián đoạn, không bị ảnh hưởng nhiều đến doanh thu.

Như vậy, chính nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đã làm nền tảng vững chắc, lâu bền, làm nên lợi thế cạnh tranh hữu hiệu trong phát triển du lịch cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.Trên thực tế, phát triển du lịch nhân văn là một trong những giải pháp kích cầu cơ bản để khai thác hợp lý các tiềm năng kinh tế và tiềm năng du lịch của địa phương.

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 5

1.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.1. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở một số nước trên thế giới‌

Thực tế phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy, những địa phương, những quốc gia quan tâm, ưu tiên đầu tư cho quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo phát triển TNDL đúng đắn, hợp lí, khoa học, có hiệu quả, thì ngành du lịch phát triển mang lại hiệu quả cao về Kinh tế - Xã hội - Môi trường Đó cũng chính là hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch lâu dài không chỉ tính lợi ích trước mắt mà vẫn duy trì được bản sắc nguyên thủy, đảm bảo lợi ích cộng đồng Phát triển TNDL nhân văn hiện nay đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mà còn làm hồi sinh các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, những truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp.

Thông qua việc tìm hiểu cách thức tổ chức cách thức tổ chức du lịch văn hóa của các quốc gia trên thế giới sẽ là bài học kinh nghiệm quí giá cho sự phát triển du lịch ở nước ta. Một số quốc gia đã rất thành công trong việc khai thác TNDL nhân văn và đã lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc như việc chấn hưng văn hóa truyền thống và bảo tồn kiến trúc ở cố đô Luang Prabang ở Lào ; hoặc việc phát triển mô hình làng văn hóa dân tộc ở Hàn Quốc… sẽ là nguồn kinh nghiệm đắt giá cho những quốc gia đang lấy du lịch văn hóa làm thế mạnh như ở Việt Nam.


Bước sang thế kỉ mới, du lịch thế giới cũng có nhiều đổi thay. Xu hướng dễ nhận thấy trong tương lai gần là sự gia tăng nhanh về mặt số lượng du khách trên toàn thế giới, khi kinh tế ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng cao; Có sự xã hội hóa thành phần du khách không chỉ những người giàu hay những thương gia, những người có trình độ nhận thức cao mới thưởng thức TNDL nhân văn, mà sẽ bao gồm nhiêù thành phần với cơ cấu khác nhau. Bên cạnh đó địa bàn tham quan cũng thay đổi từ Châu Âu cổ kính đô thị hóa mạnh mẽ sang châu Á trẻ trung, năng động và có nhiều kỳ bí (Địa lí Du lịch Việt Nam, tr.97). Du khách phương Tây quan tâm đến văn hóa, lịch sử và đền đài Châu Á.

1.2.2. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng‌

Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, thế giới đã ghi nhận Việt Nam như là một điểm đến an toàn của du khách. Bằng chứng là năm 2000, thủ đô Hà Nội được trao danh hiệu “ thủ đô vì hòa bình “, du khách đến Việt Nam không phải lo lắng bởi xung đột. Điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho du khách đến tham quan và các doanh nghiệp đầu tư cho du lịch lý tưởng. Bên cạnh đó các chương trình hành động quốc gia về du lịch tiếp tục được tập trung và triển khai. Nhiều sự kiện, lễ hội văn hóa du lịch đã được tổ chức như Fesival Huế, Lễ hội Văn hóa du lịch biển Đà Nẵng, Lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa… Du lịch Việt Nam cũng đã chủ trì hoặc tham gia tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương về du lịch văn hóa gắn với xóa đói giảm nghèo tại Huế,… Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang ngày càng khai thác có hiệu quả nguồn TNDL nhân văn.

Việt Nam cũng như nhiều địa phương đang thực hiện khá thành công trong việc khai thác những thế mạnh của TNDL nhân văn, đặc biệt là việc đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách du lịch. Hai thành phố tiêu biểu là Huế và phố cổ Hội An đã xây dựng được bản sắc của mình trong phát triển du lịch văn hóa, đây đều là những nơi có TNNV hết sức phong phú, có di sản văn hóa thế giới, nhưng vẫn không ngừng tự làm mới những sản phẩm du lịch quen thuộc của mình mà vẫn giữ được nét đặc trưng Đặc biệt phải ra sức bảo tồn lưu giữ nguồn tài


nguyên quí giá đó. Đây chính là cách làm du lịch hiệu quả và bền vững, là bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, thực hiện du lịch cho nhiều địa phương khác của cả nước, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Ở tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có nhiều lợi thế về TNDL nhân văn, nơi đây có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống; Nổi tiếng với địa danh có nhiều chùa chiền, đa dạng trong sinh hoạt, có những lễ hội, nét ẩm thực độc đáo đã trở thành thương hiệu của tỉnh Sóc Trăng.

Tận dụng những thế mạnh đó, tỉnh đã có những bước tiến mới trong hoạt động du lịch như không ngừng tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương trong và ngoài nước ; có chính sách ưu đãi đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp tham gia khai thác và phát huy tốt TNDL vốn có; bên cạnh đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực; ra sức bảo vệ, tôn tạo nguồn TNDL nhân văn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo nét văn hóa đặc thù cho vùng … Tất cả những điều đó, đã góp phần đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn‌

Khi kiểm kê đánh giá TNDL nhân văn cần kiểm kê đánh giá các giá trị của từng di tích từng loại tài nguyên sau đó mới đánh giá chung (Tài nguyên du lịch, Bùi Hải Yến).

1.3.1. Di tích lịch sử văn hóa‌

- Vị trí, tên gọi, diện tích, cảnh quan:

+ Xác định vị trí, diện tích lãnh thổ, tên gọi, di tích.

+ Khoảng cách giữa vị trí của di tích với thị trường cung cấp khách cũng như chủng loại và chất lượng đường giao thông các loại phương tiện giao thông có thể hoạt động.

+ Khoảng cách tới các di tích văn hóa và tự nhiên du lịch khác.

- Lịch sử hình thành và phát triển gồm: Thời gian đặc điểm của thời kỳ khởi dựng và những lần trùng tu lớn.


- Quy mô, kiểu cách, các giá trị kiến trúc, mỹ thuật, niên đại kiến trúc, mỹ thuật.

- Giá trị cổ vật (cả về số lượng lẫn chất lượng), vật kỷ niệm và bảo vật quốc

gia.

- Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích. Thực trạng

chất lượng môi trường ở khu vực di tích.

- Giá trị được xếp hạng: Quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp hạng.

- Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch.

1.3.2. Các lễ hội‌

- Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra, giá trị và quy mô, sức hấp dẫn du khách của lễ hội, cách thức quản lý, khai thác và bảo tồn.

- Khi kiểm kê đánh giá cụ thể một lễ hội tiêu biểu, cần chú ý các bước sau:

+ Lịch sử phát triển của lễ hội, các nhân vật được tôn thờ, các sự kiện gắn với lễ hội.

+ Thời gian diễn ra lễ hội.

+ Qui mô của lễ hội mang tính quốc gia hoặc địa phương.

+ Những giá trị văn hóa và phong tục, tập quán diễn ra ở lễ hội, đi kèm là các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức.

- Giá trị với hoạt động du lịch: Các lễ hội có thu hút khách du lịch không, và lượng khách du lịch từ đâu là chủ yếu; nguồn thu từ lễ hội có dáng kể không…

- Thực trạng của việc tổ chức và khai thác lễ hội phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Cần đánh giá cả về nội dung, hình thức, môi trường diễn ra lễ hội.

1.3.3. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống‌

- Điều tra đánh giá về số lượng và thực trạng của nghề và làng nghề thủ công, phân bố và đặc điểm chung của nghề và làng nghề truyền thống có giá trị cho hoạt động du lịch trong cả nước và ở các địa phương nơi tiến hành quy hoạch.

- Điều tra và đánh giá mỗi làng nghề bao gồm các bước và nội dung sau:


+ Vị trí địa lý, lịch sử phát triển, quy mô của làng nghề.

+ Nghệ thuật sản xuất và lựa chọn nguyên liệu.

+ Giá trị thẩm mỹ và sử dụng của các sản phẩm.

+ Việc tiêu thụ sản phẩm, giá cả sản phẩm, mức thu nhập và đời sống của người dân từ sản xuất.

- Các cơ chế, chính sách cho đầu tư phát triển nghề, làng nghề, du lịch làng nghề và chính sách ưu đãi với các nghệ nhân.

- Khả năng đầu tư phát triển du lịch làng nghề.

1.3.4. Nghệ thuật dân gian‌

- Lịch sử hình thành và phát triển

- Nghệ nhân

- Giá trị về lời ca, âm nhạc

- Nghệ thuật biểu diễn, không gian biểu diễn

- Thực trạng, khả năng khai thác bảo tồn

1.3.5. Nghệ thuật ẩm thực‌

- Nghệ thuật sản xuất, giá trị sử dụng

- Giá trị với hoạt động du lịch

Việc đánh giá nguồn TNDL nhân văn nói chung được tiến hành theo các kiểu: Đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở kết quả điều tra về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên và đánh giá thông qua về sức hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên giá trị của TNDL nhân văn không thể đánh giá theo cảm nhận thông thường, mà cần đến những phương pháp mang tính khoa học khách quan.

Đánh giá tổng hợp TNDL nhân văn

Sau khi điều tra và đánh giá từng loại tài nguyên, tổng hợp các loại tài nguyên, cần có nhận xét đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng khai thác chung của tài nguyên, khẳng định những mức độ thuận lợi, sức hấp dẫn của tài nguyên có khả năng đáp ứng cho việc phát triển du lịch, cần được đầu tư khai thác, bảo vệ và tôn tạo, là cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch. Việc đánh giá TNDL cũng cần xác định rõ những hạn chế về số lượng, chất lượng của các loại


tài nguyên cho phát triển du lịch, cũng như cần chỉ rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ hoạt động du lịch lên tài nguyên và môi trường du lịch.

Có thể nói đánh giá TNDL nhân văn là một việc làm quan trọng và cần thiết, qua việc đánh giá giúp chúng ta nhận biết rõ được những lợi thế của tài nguyên du lịch đồng thời có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lí, để TNDL nhân văn có thể phát huy tối đa những tiềm năng của mình, phục vụ cho hoạt động du lịch.


Tiểu kết chương 1

Ở Chương 1, đề tài đã kế thừa và vận dụng các các công trình nghiên cứu trong nước của nhiều tác giả để tập trung làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về các vấn đề như: Các khái niệm, đặc điểm, phân loại…Của du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn; từ đó đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn rồi đi đến tiếp cận kinh nghiệm và xu hướng phát triển của tài nguyên du lịch nhân văn ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam; cuối cùng tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch nhân văn.

Qua đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa du lịch và tài nguyên du lịch. Đó là khi khai thác những thế mạnh của tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ cho sự phát triển du lịch và du lịch cũng phát triển tạo nền tảng làm cho các yếu tố văn hóa ngày càng thăng hoa. Khi nói đến TNDL nhân văn là đề cập đến giá trị nhận thức nhiều hơn là nhu cầu nghỉ dưỡng thư giãn hay giải trí, nên để đánh giá TNDL nhân văn một cách chính xác không thể đánh giá một cách cảm tính mà cần có những phương pháp khoa học khách quan.

Hiện nay vấn đề tìm hiểu những tiềm năng của TNDL nhân văn đang là một hướng phát triển đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch ở Việt Nam, không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tâm linh của con người như là các di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc, các lễ hội, những phong tục tập quán, bản sắc dân tộc…Đó cũng là nguồn tài nguyên quí giá cho sự phát triển du lịch bền vững. Thông qua những chuyến đi tham quan tới các địa điểm của TNDL nhân văn, du khách sẽ được tìm hiểu những nét văn hóa của từng vùng, mỗi vùng lại có những đặc trưng riêng tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, thỏa mãn được nhu cầu muốn được khám phá những điều mới lạ. Một ý nghĩa khác quan trọng không kém mà tài nguyên du lịch nhân văn mang lại đó là nó góp phần giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, không làm mai một bản sắc văn hóa của cha ông từ ngàn đời lưu truyền.

Nếu biết khai thác, sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ tôn tạo, thì tài nguyên du lịch nhân văn thực sự là nguồn tài nguyên quí giá của quốc gia. Vì vậy hiện nay

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí