Qua bảng 2.8. ta thấy được tính tích cực của phẩm chất và năng lực đổi mới giáo dục ở hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá khá thấp, kể cả Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng tự đánh giá cũng như CB, GV đánh giá, có những tiêu chí như tính tích cực chỉ nhận được sự đánh giá là 7% của cán CBGV và 15% HT, PHT tự đánh giá. Bên cạnh đó, tiêu chí nào cũng nhận được đánh giá còn hạn chế, ít nhất là 5% và nhiều nhất lên tới 43% (gần một nửa số ý kiến đánh giá qua khảo sát). Song song với đó, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT và một số GV của thành phố Hạ Long, qua phỏng vấn sâu, tác giả nhận được nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá về CBQL trường tiểu học hiện nay trong các hoạt động thực tế hàng ngày của họ phần lớn thời gian được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý hành chính với phương pháp quản lý lãnh đạo truyền thống và các GV mong muốn rằng CBQL tại cơ sở của họ cần phải được bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật và vận dụng những phương thức lãnh đạo quản lý nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của xã hội như: Năng lực phát triển chương trình, năng lực tìm kiếm, phát triển năng lực lãnh đạo dạy học cho giáo viên; năng lực lãnh đạo quá trình dạy học trong nhà trường, năng lực lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường.
Điều đó chứng tỏ rằng, những tiêu chuẩn, tiêu chí ở Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học chưa phản ánh hết yêu cầu về năng lực của người CBQL trường tiểu học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Để thực hiện có hiệu quả đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương, phòng GD&ĐT cần chú ý mở rộng nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý, lãnh đạo nhà trường theo định hướng đổi mới CTGD phổ thông cho đội ngũ CBQL trường tiểu học của thành phố Hạ Long.
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
2.4.1. Thực trạng việc nhận thức, xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học
2.4.1.1. Thực trạng nhận thức
Tác giả tiến hành điều tra thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến để xác định được mức độ nhận thức về vai trò của người CBQL và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Kết quả thu được tại bảng 2.9; điểm trung bình X (1< X < 4).
Bảng 2.9. Kết quả điều tra nhận thức về vai trò của Cán bộ quản lý tầm quan trọng
của hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Hạ Long
Nội dung | Mức độ quan trọng (CBQL) | Điểm (CBQL) | Mức độ quan trọng (GV) | Điểm (GV) | |||||||||||
Rất QT | QT | BT | Không QT | ∑ |
X | Thứ bậc | Rất QT | QT | BT | Không QT | ∑ |
X | Thứ bậc | ||
1 | Vai trò CBQL với sự phát triển nhà trường | 248 | 21 | 0 | 0 | 269 | 3,9 | 1 | 388 | 09 | 0 | 0 | 379 | 3,97 | 1 |
2 | Hoạt động bồi dưỡng có tầm quan trọng như thế nào? | 220 | 36 | 10 | 0 | 257 | 3,72 | 2 | 380 | 15 | 0 | 0 | 395 | 3,95 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Hoạt Động Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý Trường Tiểu Học
- Thực Trạng Giáo Dục Tiểu Học Của Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Một Số Phương Pháp Nghiên Cứu Chủ Yếu Được Sử Dụng
- Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Bồi Dưỡng Cbql Trường Tiểu Học
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Mục Đích, Tính Định Hướng
- Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Kế Thừa Và Phát Triển
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 2.8 nhận thấy, 100% CBQLGD và GV đều nhận thức về tầm quan trọng của CBQL đối với sự phát triển nhà trường và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, sự chênh lệch là không đáng kể mặc dù thức bậc cao hơn thuộc về vai trò người CBQL với sự phát triển nhà trường. Điều này chứng tỏ, bản thân người CBQL cũng như GV, NV nhà trường đều nhìn nhận vai trò "Thủ trưởng - Thủ lĩnh" của mình với một kỳ vọng rất lớn. Song song với đó là mong muốn người CBQL phải thường xuyên được bồi dưỡng nhằm đáp ứng những yêu cầu năng lực mà thực tiễn đòi hỏi, để luôn hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong các giai đoạn khác nhau, đặc biệt là hiện nay và những năm tiếp theo. Điều này khẳng định tính đúng đắn của việc cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
2.4.1.2. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học
Bảng 2.10. Kết quả điều tra nhu cầu bồi dưỡng của Cán bộ quản lý trường tiểu học
Nhu cầu bồi dưỡng (BD) | Mức độ cần thiết | Điểm | Thứ bậc | ||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Tổng điểm ∑ | X | |||
1 | BD thường xuyên | 57 | 10 | 2 | 69 | 2,65 | 2 |
2 | BD theo Chuẩn Hiệu trưởng | 54 | 8 | 4 | 66 | 2,54 | 4 |
3 | BD cập nhật chuyên môn, kiến thức quản lý mới, hiện đại | 63 | 10 | 1 | 74 | 2,85 | 1 |
4 | BD năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay | 54 | 10 | 3 | 67 | 2,58 | 3 |
Tổng X | 2,65 |
Từ kết quả bảng 2.10 cho thấy, Tổng X = 2,65 là khá cao so với mức trung bình chung cao nhất X max = 3, điều đó chứng tỏ hầu hết CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long đều xác định tầm quan trọng và có tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng CBQL trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Số rất ít cho rằng không cần thiết đều rơi vào các vị trí CBQL sắp đến tuổi hưu và không tâm huyết nhiều với nghề.
2.4.2. Thực trạng nội dung, chương trình bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học
(Xác định theo khung năng lực ở mục 1.4.4 Chương 1 của Luận văn)
Hàng năm, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học được Phòng GD&ĐT dựa trên khung chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và nhu cầu thực tế của ngành, của các cá nhân có nhu cầu.
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long giai đoạn 2014 - 2018
Nội dung, Chương trình BD | Mức độ đánh giá Tốt | Mức độ đánh giá Bình thường | Mức độ đánh giá chưa tốt | Tổng điểm |
X | Thứ bậc | ||||
Điểm số | Tỷ lệ (%) | Điểm số | Tỷ lệ (%) | Điểm số | Tỷ lệ (%) | ∑ | ||||
* Chương trình BD | ||||||||||
1 | Lý luận chính trị | 54 | 60,0 | 14 | 23,3 | 5 | 16,7 | 73 | 2,43 | 1 |
2 | Chuyên môn, nghiệp vụ | 48 | 53,4 | 30,0 | 5 | 16,7 | 71 | 2,36 | 2 | |
3 | Quản lý, lãnh đạo | 39 | 43,3 | 22 | 36,7 | 6 | 20,0 | 67 | 2,23 | 3 |
* Nội dung bồi dưỡng | ||||||||||
1 | BD Theo chuẩn HT trường TH | 39 | 43,3 | 20 | 33,4 | 7 | 23,3 | 66 | 2,20 | 1 |
2 | BD Cập nhật chuyên môn, KTQLGD hiện nay | 33 | 36,6 | 22 | 36,6 | 8 | 26.8 | 63 | 2,10 | 3 |
3 | BD năng lực thực tiễn QLGD theo yêu cầu đổi mới giáo dục | 36 | 40,0 | 22 | 36,6 | 7 | 23,4 | 65 | 2,16 | 2 |
Trung bình X | 41,5 | 46,1 | 18 | 30,0 | 5,5 | 23,9 | 67,5 | 2,24 |
Từ kết quả bảng 2.10 cho thấy, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã rất chú trọng lựa chọn chương trình và nội dung bồi dưỡng CBQL tiểu học giai đoạn 2014- 2018. Các chương trình và nội dung bồi dưỡng đều được đánh giá đạt từ mức xấp xỉ
trung bình trở lên (2,10 < X < 2,43), và giá trị trung bình chung đạt mức 2,24. Trong đó, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị được đánh giá cao nhất, đạt bình quân 2,43; chương trình bồi dưỡng quản lý lãnh dạo; nội dung bồi dưỡng cập nhật chuyên môn, kiến thức QLGD hiện đại và năng lực thực tiễn QLGD theo yêu cầu đổi mới giáo dục đạt xấp xỉ mức trung bình (lần lượt là: 2,20; 2,10; và 2,16). Qua quan sát, trao đổi và phỏng vấn sâu thì còn có một số nội dung trong chương trình cũng như một số nội dung nhỏ trong nội dung lớn chưa thỏa mãn nhu cầu của CBQL các nhà trường như: Đối với những kiến thức quản lý mới, còn nhiều nội dung, chương trình chưa được cập nhật trong công tác bồi dưỡng, hoặc cái thừa vẫn thừa, cái thiếu vẫn cứ thiếu, thiếu thực hành vận dụng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường hoặc chưa
sát với nhu cầu của đa số đối tượng được bồi dưỡng... Điều này gợi mở để các trương trình bồi dưỡng đạt hiệu quả, cần quan tâm tới nhu cầu bồi dưỡng vì sự đa dạng, vì yêu cầu đổi mới cũng như phù hợp với điều kiện thực tế và được thực hành hợp lý.
2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp bồi dưỡng
Hiệu quả | X | Thứ bậc | Mức độ đáp ứng | X | Thứ bậc | |||||
Rất tốt | Đạt | Chưa đạt | Rất phù hợp | Phù hợp | Không phù hợp | |||||
* Hình thức tổ chức BD | ||||||||||
1. BD Định kỳ | 111 | 46 | 2 | 2,56 | 1 | 69 | 66 | 6 | 2,27 | 2 |
2. BD Thường xuyên | 69 | 72 | 3 | 2,32 | 2 | 57 | 76 | 5 | 2,22 | 3 |
3. Cập nhật thông tin, kiến thức mới, hiện đại | 30 | 100 | 2 | 2,12 | 3 | 78 | 66 | 3 | 2,37 | 1 |
* Phương pháp tổ chức BD | ||||||||||
1. Thuyết giảng | 72 | 50 | 13 | 2,17 | 2 | 36 | 88 | 6 | 2,1 | 3 |
2. Hội thảo/Semina | 84 | 32 | 18 | 2,16 | 3 | 60 | 76 | 4 | 2,25 | 2 |
3. Viết đề tài/Tiểu luận | 45 | 50 | 22 | 1,88 | 5 | 57 | 58 | 14 | 2,0 | 4 |
4. Giải quyết các tình huống quản lý | 81 | 56 | 7 | 2,33 | 1 | 75 | 56 | 9 | 2,26 | 1 |
5. Tự bồi dưỡng qua tài liệu, sách báo, mạng, truyền hình | 36 | 54 | 23 | 1,82 | 6 | 60 | 46 | 16 | 1,96 | 5 |
6. Thực hành, tham quan thực tế | 30 | 58 | 23 | 1,79 | 7 | 33 | 60 | 19 | 1,80 | 7 |
7. Kiểm tra, đánh giá | 24 | 80 | 14 | 1,90 | 4 | 27 | 76 | 15 | 1,90 | 6 |
Từ kết quả bảng 2.12 và qua phỏng vấn nhận thấy:
* Về hình thức tổ chức bồi dưỡng
Các hình thức được sử dụng là hiệu quả và phù hợp với một lộ trình thực hiện rõ ràng, trong đó hình thức bồi dưỡng định kỳ được đánh giá là hiệu quả nhất, đạt thứ
bậc 1 ( X = 2,56), song, vì tổ chức bồi dưỡng theo những mốc nhất định và giai đoạn thời gian định sẵn nên có lúc chưa cập nhật được tính mới, sát thực tế và liên tục. Các
hình thức được đánh giá là khá tương đương nhau về mức độ phù hợp, song hình thức bồi dưỡng cập nhật thông tin kiến thức mới hiện đại được đánh giá phù hợp cao nhất,
thứ bậc ( X = 2,37) vì đáp ứng được tính mới, liên tục, thực tế trong triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý tại nhà trường.
* Về phương pháp tổ chức bồi dưỡng
Phần lớn các ý kiến khảo sát cho rằng các phương pháp sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng là hiệu quả (đạt trên 60%) với mức độ phù hợp khá cao (gần 70%). Khi triển khai trong thực tế, các phương pháp được đánh giá hiệu quả theo thứ tự từ cao xuống
thấp (1,79 < X < 2,33); khi đánh giá ở mức độ phù hợp thì phương pháp được đánh giá cao nhất, phương pháp Kiểm tra, đánh giá, tham quan thực tế, viết đề tài, tiểu luận được đánh giá thấp nhất bởi:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa thể hiện được rõ nét chức năng của kiểm tra, đánh giá, trong kiểm tra đánh giá còn biểu hiện sự buông lỏng, thiếu kiểm soát và cả sự nể, xuê xoa, chưa thúc đẩy được người tham gia bồi dưỡng tích cực, hăng hái trong kiểm tra, đánh giá. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống là phần nhiều hạn chế tư duy và tầm nhìn của người tham gia bồi dưỡng.
Việc tự bồi dưỡng qua tài liệu, sách báo, mạng internet chưa có tính định hướng và khuyến khích các cá nhân có những sáng kiến, những cách làm mới tiêu biểu thông qua tự học, tự bồi dưỡng.
Phương pháp tham quan thực tế: Tham quan thực tế khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của CBQLGD, thiếu cơ hội tiếp xúc với những tư duy và cách làm mới, chưa tiếp cận được với môi trường thực tế QLGD ngoài nước thậm chí với các tỉnh thành trong nước.
Viết đề tài, tiểu luận còn mang tính lý thuyết, các nội dung lựa chọn quen thuộc, chủ yếu dựa vào vốn sống và kinh nghiệm quản lý cá nhân, thiếu tính thử thách, đột phá, biện pháp đưa ra hoặc là dẫn lại những chỉ đạo cấp trên hoặc không phù hợp với thực tế ở cơ sở nhà trường.
Vì thế cần phải thay đổi và nâng cao chất lượng các hình thức, phương pháp tổ chức dồi dưỡng, chỉ đạo hạn chế các phương pháp truyền thống, khuyến khích tự bồi dưỡng và có định hướng trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tăng cường phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tư duy khoa học và tầm nhìn của đội ngũ CBQL trường tiểu học.
2.4.4. Thực trạng các lực lượng tham gia bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Hàng năm, Phòng GD&ĐT xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học dựa trên khung chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và nhu cầu thực tế của ngành, của các cá nhân có nhu cầu.
Để thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học, Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã huy động đa dạng các lực lượng tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng bao gồm:
Đội ngũ chuyên gia đến từ các học viện, viện nghiên cứu, Trường Đại học Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục (đội ngũ này về giảng theo các Dự án của BộGD&ĐT, của Sở GD&ĐT hoặc do Phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long trực tiếp liên hệ và mời về bồi dưỡng). Đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm 75% nội dung chương trình bồi dưỡng.
Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong công tác quản lý các nhà trường tiểu học của thành phố (đây là lực lượng giảng viên cốt cán, cơ bản của thành phố). Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong công tác quản lý các nhà trường tiểu học đảm nhiệm 20% nội dung chương trình bồi dưỡng.
Cán bộ quản lý các cơ quan giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục có bề dày thành tích trong dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đảm nhiệm 5% nội dung chương trình bồi dưỡng.
Căn cứ vào mục đích, nội dung của từng đợt bồi dưỡng mà xây dựng kế hoạch phù hợp. Qua trao đổi với Lãnh đạo phòng GD&ĐT (Đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long) chúng tôi được biết: “Đợt bồi dưỡng cập nhật KTKN và năng lực QLGD theo yêu cầu đổi mới giáo dục, phòng GD&ĐT mời giảng viên cốt cán cấp tỉnh hoặc giảng viên của Học viện QLGD có trình độ am hiểu sâu sắc về lĩnh vực về bồi dưỡng; đối với đợt bồi dưỡng các chuyên đề có tổ chức làm việc nhóm hoặc thực hành thì kết hợp các lực lượng là cán bộ Phòng Tiểu học của Sở GD&ĐT, cán bộ QLGD của phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng được chọn lọc trong số 22 Hiệu trưởng của thành phố Hạ Long, Hiệu trưởng giỏi của các đơn vị bạn tham gia bồi dưỡng,,.
Song song với đó, việc chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực vật chất như: Cơ Sở vật chất, trang thiết bị phục vụ, kinh phí, tài liệu... cũng được chuẩn bị khá chu đáo, đầy
đủ và tương đối kỹ lưỡng phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học.
Qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, công chức Phòng GD & ĐT, đội ngũ cán bộ QLGD 22 trường tiểu học thành phố Hạ Long đều có chung một nhận xét là : “Các lực lượng tham gia vào hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học thành phố Hạ Long đảm bảo cho các hoạt động bồi dưỡng đạt chất lượng và hiệu quả ,,.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường tiểu học của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
2.5.1. Thực trạng xác lập nhận thức và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát xác lập nhu cầu bồi dưỡng CBQL trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Nội dung, chương trình bồi dưỡng | Mức độ cần thiết | |||
Tổng số điểm | Điểm TB | Thứ bậc | ||
* Chương trình bồi dưỡng | ||||
1 | Lý luận chính trị | 78 | 2,53 | 2 |
2 | Chuyên môn, nghiệp vụ | 74 | 2,47 | 3 |
3 | Quản lý, lãnh đạo | 82 | 2,73 | 1 |
* Nội dung bồi dưỡng | ||||
1 | BD Theo Chuẩn HT trường TH | 70 | 2,40 | 3 |
2 | BD Cập nhật KT QLGD hiện nay | 76 | 2,53 | 2 |
3 | BD năng lực QLGD theo định hướng Đổi mới CT GDPT | 79 | 2,63 | 1 |
Từ kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng bảng 2.13, hầu hết CBQL đều xác định mức độ cần thiết được bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý nhà trường, với mức giá trị điểm trung bình chung rất cao (2,40 < X < 2,73),trong đó nhu cầu bồi