Chất Lượng Giáo Dục Tiểu Học Các Xã Biên Giới


như vậy thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lí chỉ đạo, xây dựng môi trường giáo dục, tạo sự thu hút học sinh học tập.

2.4.2. Chất lượng giáo dục tiểu học các xã biên giới‌


2.4.2.1. Chất lượng học tập và hạnh kiểm


Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ghi: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học". Mục tiêu, kế hoạch giáo dục tiểu học được Bộ GD - ĐT ban hành ngày 14 tháng 10 năm 1994 cũng qui định nội dung giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học bao gồm những môn bắt buộc, các môn tự chọn và các môn ngoài giờ lên lớp. Thực hiện kế hoạch giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học. Sở GD

- ĐT Tây Ninh mỗi năm đã thực hiện một bước tiến, hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện.

Trong chương trình về kế hoạch dạy học vào đầu những năm 90 chỉ dạy từ 3-4 môn, tiến tới dạy 7-8 môn vào năm 1995. Từ năm học 1997-1998 đến nay dạy đủ 9 môn. (Toán, tiếng Việt, mĩ thuật, kĩ thuật, hát, thể dục, tự nhiên- xã hội, sức khỏe, đạo đức).

Trường tiểu học các xã biến giới ở tỉnh Tây Ninh thực hiện theo kế hoạch tổ chức dạy học thống nhất trong toàn tỉnh. Xác định dạy đủ 9 môn là quá trình chuyển từ giáo dục chưa được toàn diện đến giáo dục toàn diện hơn theo các mức độ.

Từ trước năm học 2000-2001, ở các xã biên giới, tỉ lệ bố trí giáo viên chỉ đạt 0,85 giáo viên/lớp, có nhiều trường, giáo viên phải dạy 2 lớp, việc thực hiện dạy đủ 9 môn là vấn đề khó khăn. Hiện nay các trường đã được bố trí đủ giáo viên đứng lớp nhưng chất lượng giảng dạy ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế do mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Một số bộ môn như: Hát, mĩ thuật, kĩ thuật, thể dục chất lượng giảng dạy chưa đạt yêu cầu vì rất ít giáo viên có năng khiếu dạy các môn này. Giáo viên chuyên trách hầu như


không có. Các môn không bắt buộc như ngoại ngữ, tin học chưa được đưa vào

giảng dạy trong nhà trường tiểu học ở xã biên giới.


Bảng 3: Chất lượng học tập và hạnh kiểm



Năm học

Xếp loại học lực (%)

Xếp loại hạnh kiểm (%)

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá tốt

Cần cố

gắng

1997-1998

6,37

29,75

54,78

9,10

76,35

22,75

0,90

1998-1999

6,50

31,50

53,07

8,93

76,10

23,05

0,85

1999-2000

6,71

33,82

50,86

8,61

77,95

21,08

0,87

2000-2001

9,16

36,35

49,28

5,21

85,07

14,68

0,25

2001-2002

11,67

33,82

50,96

3,55

88,55

11,42

0,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trường tiểu học ở các xã biên giới đã thực hiện dạy đủ 9 môn theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT; chất lượng học tập đã được củng cố; học sinh đạt chất lượng học tập khá, giỏi có chiều hướng tăng dần. Năm học 1997-1998, tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi 6,37%, khá 29,75%. Đến năm 2001-2002, tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi 11,67%; khá đạt 33,82%; học sinh loại yếu 3,55%. Học sinh có hạnh kiểm tốt 88,55%, khá tốt 11,42%, cần cố gắng 0,03%.

Tuy nhiên kết quả học tập của học sinh ở trường tiểu học các xã biên giới vẫn còn thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, còn khoảng cách chênh lệch khá xa. Việc phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được quan tâm đúng mức. Những vấn đề này cần được quan tâm trong thời gian tới.

Bảng 4: Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi ở các khu vực trong tỉnh


Khu cực

Tổng số học

sinh

Học sinh khá giỏi

Tổng số

Tỉ lệ

Khu vực 1

22.974

17.069

74,29%

Khu vực 2

29.601

19.048

64,34%

Khu vực 3

56.510

29.682

52,52%

Các xã biên giới

17.409

7.921

45,49%

Qua bảng 4 rút ra nhận xét về chất lượng học tập của học sinh tiểu học giữa các khu vực trong tỉnh như sau:


+ Khu vực 1: Thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành là khu vực có nền kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở phát triển. Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi cao hơn khu vực biên giới 28,80%.

+ Khu vực 2: Huyện Trảng Bàng và huyện Gò Dầu thuộc vùng nông thôn dân cư ổn định. Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi cao hơn khu vực biên giới 18,85%.

+ Khu vực 3: Gồm các huyện nông thôn mới thành lập, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng sâu (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu). Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi cao hơn khu vực biên giới 7,03%.

Biểu đồ 2:


SO SÁNH TỈ LỆ HỌC SINH ĐẠT HỌC LỰC KHÁ GIỎI


Ở CÁC KHU VỰC


Biểu đồ 2 cho thấy Học sinh các trường tiểu học khu vực biên giới đạt 1


Biểu đồ 2 cho thấy:


Học sinh các trường tiểu học khu vực biên giới đạt học lực khá giỏi 45,49%, thấp nhất so với các khu vực. Cần phải phấn đấu nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi trong thời gian tới.

2.4.2.2. Kết quả tốt nghiệp, hiệu quả đào tạo, học sinh bỏ học qua các

năm học


Bảng 5: Tỉ lệ tốt nghiệp, hiệu quả đào tạo, bỏ học


Năm học

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp

Hiệu quả đào tạo

Học sinh bỏ học

1997-1998

96,80%

54,03%

6,40%

1998-1999

98,15%

55,19%

5,80%

1999-2000

98,50%

64,75%

5,45%

2000-2001

99,00%

66,25%

4,25%

2001-2002

99,10%

71,82%

3,10%

Nhận xét:


- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt ở mức cao và giữ vững liên tục nhiều năm, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học năm 1997-1998 đạt 96,80%, năm 2001-2002 đạt 99,10%, tăng 3,7%.

- Hiệu quả đào tạo còn thấp (71,82%), nguyên nhân chính là chưa thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh. cần phấn đấu đạt hiệu quả đào tạo ít nhất từ 80%.

- Học sinh bỏ học ở năm học 1997-1998 tỉ lệ 6,4%, năm 2001-2002 còn 3,10% giảm 3,30%, nhưng vẫn còn ở tỉ lệ cao. Nếu không hạ thấp tỉ lệ bỏ học xuống dưới 2% thì hiệu quả đào tạo không đạt yêu cầu và sẽ gặp khó khăn trong việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Tình trạng học sinh bỏ học ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của giáo dục tiểu học. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, làm rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục.

Bằng mạng lưới đội ngũ cộng tác viên ở các Phòng GD - ĐT chúng tôi đã tiến hành thăm dò bằng phiếu về ý kiến của chính quyền địa phương, nhân dân và giáo viên về nguyên nhân học sinh bỏ học. Với 500 phiếu thăm dò đã phản ánh được nguyên nhân học sinh bỏ học như sau:

Bảng 6: Nguyên nhân học sinh bỏ học


Nội dung

Số phiếu

Tỉ lệ

Do kinh tế gia đình khó khăn

103

20,60%

Học yếu không theo kịp bạn

21

4,20%

Di chuyển chỗ ở

267

53,40%


Nhà ở cách xa trường học

31

6,20%

GVCN chưa quan tâm đến học sinh bỏ học

53

10,60%

Nhà trường chưa có biện pháp tốt trong việc quản lí học

sinh

25

5,00%

Qua bảng 6 thể hiên:


Nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu là do học sinh theo cha mẹ chuyển chỗ ở, kinh tế gia đình khó khăn. Trong đó nguyên nhân di chuyển chỗ ở chiếm tỉ lệ 53,40%, các nguyên nhân còn lại thuộc về chủ quan của nhà trường đó là chưa làm tốt việc việc quản lí học sinh, duy trì sĩ số. vấn đề đặt ra là các cấp lãnh đạo cần tạo công ăn việc làm tại chỗ, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho dân cư biên giới để họ ổn định cuộc sống. Tăng cường biện pháp quản lí việc học tập của học sinh, giáo dục nhân dân và học sinh ý thức về quyền và nghĩa vụ học tập đối với bản thân và cộng đồng. Đây là cơ sở quan trọng để giáo dục tiểu học phát triển.

2.4.3. Tổ chức lớp học 2 buổi/ngày‌


Lớp học 2 buổi/ngày ở các xã biên giới được hình thành từ năm học 2001- 2002 ở 3 huyện Tân Châu, Bến Cầu và Trảng Bàng. Số lượng 13 lớp, 440 học sinh đạt tỉ lệ 2,52% học sinh tiểu học ở 20 xã biên giới. Gồm có, huyện Tân Châu 7 lớp, 267 học sinh; huyện Bến Cầu 4 lớp, 102 học sinh; huyện Trảng Bàng 2 lớp, 38 học sinh. Kết quả học tập cuối năm của học sinh học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ giỏi 19,50%, khá 45,04%, trung bình 33,86%, yếu 1,60%.

Việc tổ chức lớp học 2 buổi/ngày ở các xã biên giới chậm phát triển với những lí do sau:

- Đời sống kinh tế dân cư biên giới còn nhiều khó khăn, học sinh học ở trường một buổi, thời gian còn lại còn phải phụ giúp gia đình sản xuất, chăm lo việc nhà.

- Cơ sở vật chất trường học thiếu thốn, không đủ phòng học để triển khai

đồng loạt hình thức học 2 buổi/ngày.


- Nhà nước chưa ban hành qui định cụ thể về chế độ chính sách trả lương cho giáo viên dạy thêm buổi thứ hai. Những trường có tổ chức lớp học 2 buổi/ngày, căn cứ vào điều kiện kinh tế ở địa phương để huy động kinh phí đóng góp của nhân dân chi trả cho giáo viên. Như vậy, chỉ có học sinh các gia đình có điều kiện kinh tế ổn định mới có thể theo học ở hình thức này.

- Loại hình học 2 buổi/ngày có kết quả tốt. Chất lượng học tập khá giỏi chiếm tỉ lệ 64,54%, cao hơn lớp 1 buổi/ngày 13,57%. Thời gian học tập ở lớp học 2 buổi/ngày ổn định, hợp lí, buổi học thứ hai nhằm học ôn các kiến thức đã học và các môn năng khiếu, học sinh giảm bớt thời gian học tập ở nhà. Đây là hình thức học tập lí tưởng nhưng chỉ có thể tổ chức ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

- Học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học được triển khai từ năm học 1996-1997 đến nay đã qua 5 năm học mà số lượng học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày ở các xã biên giới đạt tỉ lệ rất thấp (2,52%). Để tạo sự công bằng trong giáo dục, quan tâm đặc biệt đến những vùng khó khăn chịu nhiều thiệt thòi, Nhà nước cần hỗ trợ ngân sách chi cho hoạt động dạy 2 buổi/ngày, cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất, có chính sách hợp lí để phát triển loại hình học tập này, tạo điều kiện cho học sinh vùng biên giới có cơ hội học tập tốt hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

2.4.4. Kết quả nghiên cứu về phổ cập giáo dục tiểu học‌


Một trong những nội dung quan trọng về phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh cần phải đề cập đến là phổ cập giáo dục tiểu học.

Năm 1997, các xã biên giới đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là nỗ lực lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương, trong đó vai trò của tập thể cán bộ giáo viên các trường tiểu học là yếu tố quan trọng không thể thiếu được.

- Kết quả PCGDTH ở các xã biên giới năm học 2001-2002:


Năm học 2001-2002, Sở GD - ĐT đã có kế hoạch củng cố thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được; thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở những nơi có điều kiện. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đạt được kết quả như sau: (Tham khảo phụ lục 12)

+ Tổng số trẻ trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học: 25.011.


+ Trẻ từ 6 đến 14 tuổi đang học các lớp tiểu học và đã tốt nghiệp: 23.544 đạt tỉ lệ 94,13%. Trong đó riêng đối với trẻ 14 tuổi tốt nghiệp tiểu học 2.861/3.241 đạt tỉ lệ 88,27%. So với yêu cầu của Bộ GD - ĐT về tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục tiểu học theo lứa tuổi thì các xã biên giới ở Tây Ninh đã đạt yêu cầu. (Qui định trẻ 14 tuổi phải tốt nghiệp tiểu học đạt tỉ lệ ít nhất 80%).

+ Trẻ chưa ra lớp và bỏ học giữa chừng: 1.467/25.011, tỉ lệ 5,86%.


- Kết quả huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi:


Bảng 7: Trẻ ra lớp đúng độ tuổi trong năm học 2001-2002


Năm

sinh


Lớp

Tổng số trẻ phải ra lớp

đúng độ tuổi

Trẻ ra lớp đúng độ

tuổi

Trẻ ra lớp không

đúng độ tuổi

Tổng số

Tỉ lệ

Tổng số

Tỉ lệ

1995

1

2.180

2.158

98,99%

22

1,01%

1996

2

2.207

1.734

78,57%

473

21,43%

1997

3

2.571

1.778

69,16%

793

30,84%

1998

4

2.555

1.607

62,90%

948

37,10%

1999

5

2.742

1.539

56,13%

1.203

43,87%

Cộng


12.255

8.816

71,94%

3.439

28,06%

Qua bảng 7 thể hiên:


Trẻ 6 tuổi đã huy động ra lớp 1 đạt 98,99%, còn 1,01 chưa ra lớp, các lớp 2, 3, 4, 5 tỉ lệ ra lớp không đúng độ tuổi còn khá cao: Lớp 2: 21,43%; lớp 3:

30,84%; lớp 4: 87,10%; lớp 5: 43,87%. Trẻ ra lớp đúng độ tuổi đạt tỉ lẹ 71,94%, còn 28,06% trẻ đang học các lớp tiểu học không đúng độ tuổi. Đây là tồn tại do


không thực hiện tốt việc huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi ở các năm trước. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp huy động và duy trì sĩ số trẻ đã ra lớp.

- Kết quả nghiên cứu học sinh bỏ học ở các độ tuổi:


Bảng 8: Học sinh bỏ học các độ tuổi trong năm học 2001-2002 ở các xã biên giới.


Năm

sinh

TS trẻ phải

PCTH

Trẻ chưa ra lớp – Bỏ học

Chưa

ra lớp

Bỏ

lớp 1

Bỏ

lớp 2

Bỏ

lớp 3

Bỏ

lớp 4

Bỏ

lớp 5

Cộng

Tỉ

lệ %

1995

(6t)

2180

22






22

1.01

1994

(7t)

2207

30

8

23




61

2.76

1993

(8t)

2571

16

10

30

17



73

2.84

1992

(9t)

2555

17

6

39

24

12


98

3.84

1991

(10t)

2742

19

9

31

33

28

18

138

5.03

1990

(11t)

3345

36

16

35

30

43

59

219

6.55

1989

(12t)

3066

25

10

39

39

70

78

261

8.51

1988

(13t)

3104

13

17

34

43

77

106

290

9.34

1987

(14t)

3241

24

12

36

48

83

102

305

9.41

Cộng

25011

202

88

267

243

313

363

1467

5.86

Nhân xét qua bảng 8:


Số trẻ chưa ra lớp hoặc bỏ học giữa chừng chiếm tỉ lệ cao và tăng dần ở lứa tuổi từ 10 đến 14 tuổi vì ở tuổi này trẻ có thể giúp việc gia đình. (Học sinh 10 tuổi bỏ học 5,03%, 14 tuổi 9,41%). Tỉ lệ 5,86% trẻ chưa ra lớp và bỏ học giữa chừng là số liệu đáng quan tâm, cần khắc phục trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023