Mục Tiêu Cụ Thể Của Giáo Dục Tiểu Học Từ Năm 2001-2010


- Có những định hướng giá trị và tư cách đạo đức phù hợp với những yêu cầu của con người Việt Nam mới theo tinh thần hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu giáo dục tiểu học mang tính khách quan thể hiện yêu cầu của nền kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nó đảm bảo cho giáo dục tiểu học làm tròn chức năng đối với xã hội đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Theo nhà tương lai học Toffler [40] thì mục tiêu đầu tiên của giáo dục là phải làm tăng khả năng đối phó và thích ứng của con người. Mục tiêu giáo dục tiểu học của Việt Nam hiện nay thể hiện rất rõ ý tưởng này.

1.4.4. Mục tiêu cụ thể của giáo dục tiểu học từ năm 2001-2010‌


1.4.4.1. Đối với cả nước


Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010 là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Yêu cầu này đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ta, nhưng cũng đòi hỏi sự phấn đấu rất cao. Để thực hiện mục tiêu đó, cả nước phải hết sức nỗ lực trong đó ngành GD - ĐT có vai trò đặc biệt quan trọng, về giáo dục- đào tạo trong thời gian tới, Đảng đã nêu rõ định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa". Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề; đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân..., thực hiện "giáo dục cho mọi người" và "cả nước trở thành xã hội học tập". [46]

- Về định hướng giáo dục tiểu học từ 2001-2010:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa đối với giáo dục tiểu học, đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lí, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình tiểu học mới theo tinh thần Nghị quyết 40/QH-2000 Quốc hội khóa IX.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 6

+ Phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo qui chế của Bộ GD - ĐT. Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã được Bộ GD

- ĐT triển khai theo tiêu chuẩn trường tiểu học giai đoạn 1996-2000. Nhìn chung, với 5 tiêu chuẩn (tham khảo phụ lục 2) về trường tiểu học đã định rõ và bao quát được đầy đủ các nhân tố cơ bản của nhà trường, các hoạt động, cơ chế vận hành, các điều kiện cần thiết, cuối cùng là chất lượng và hiệu quả giáo dục. 5 tiêu chuẩn đó bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của trường tiểu học, thiếu 1 trong 5 tiêu chuẩn đó sẽ chưa đủ đảm bảo cho một nhà trường tốt theo yêu cầu của giai đoạn mới. Có thể nói trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là nhà trường có điều kiện thực hiện và đạt chất lượng giáo dục toàn diện thích ứng với xu thế thời đại.

- Các chỉ tiêu cụ thể từ 2001-2010:


+ Phát triển mạng lưới trường tiểu học, bảo đảm đủ chỗ học cho toàn bộ trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học theo luật định, với cơ sở trường lớp được nâng cấp cần thiết, tăng dần số trường, lớp lên học hai buổi/ngày. Cụ thể là đảm bảo 60% học sinh có đủ đồ dùng học tập và thiết bị vào năm 2005; con số này đạt 80% vào năm 2010.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học xuống dưới 2% vào năm 2010. Tăng tỉ lệ học sinh học hai buổi/ngày lên một nữa tổng số học sinh tiểu học vào năm 2010. Cơ bản xóa bỏ tình trạng học 3 ca vào 2002. Bảo đảm tất cả học sinh tiểu học có đủ bộ sách giáo khoa vào năm 2003 bằng các hình thức phân phối khác nhau, học đủ 9 môn.


+ Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên tiểu học, 100% giáo viên đạt chuẩn quốc gia về đào tạo năm 2010, hình thành đội ngũ chuyên gia về giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm 2001, hằng năm, tất cả giáo viên tiểu học được tham dự các lớp bồi dưỡng.

+ Đến năm 2005, bảo đảm 100% hiệu trưởng và thanh tra viên tiểu học

được đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện, đạt chuẩn quốc gia.


+ Đầu tư kinh phí thích đáng để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

1.4.4.2. Mục tiêu phát triển giáo đúc tiểu học ở tỉnh Tây Ninh từ năm

2001-2010.


- Củng cố duy trì thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Điều tra khảo sát chất lượng xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đánh giá chính xác kết quả đã đạt được để làm cơ sở phân loại định hướng phát triển phù hợp với từng vùng. Đây là điểm xuất phát để xây dựng kế hoạch khả thi phấn đấu nâng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học ở mức cao hơn tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Qui hoạch phát triển mạng lưới trường tiểu học, phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương và cuộc sống thực tiễn. Tạo mọi cơ hội để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp, hạ thấp tỉ lệ lưu ban bỏ học ở mức dưới 2%.

- Dạy đủ 9 môn theo chương trình sách giáo khoa tiểu học hiện hành, tổ chức cho học sinh học ngoai ngữ, làm quen tin học ở những nơi có điều kiện.

- Bảo đảm bố trí đủ số lượng cán bộ quản lí, giáo viên trực tiếp giảng dạy, 100% cán bộ quản lí, giáo viên tiểu học đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có 30% đạt trình độ trên chuẩn. Đội ngũ này có khả năng phát triển đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.


- Đến năm 2010 có 50% trường tiểu học tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày, 15% học sinh học bán trú.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật của trường tiểu học được đầu tư theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia cụ thể như sau:

+ Năm 2010, đạt được 50% trường tiểu học toàn tỉnh có đủ cơ sở vật chất

để tổ chức học 2 buổi/ngày.


+ 60% trường tiểu học xây dựng bán kiên cố, 40% kiên cố theo chủ trương

chuẩn hóa trường học của tỉnh.


- Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ GD

- ĐT.


+ Toàn tỉnh có 70/292 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 23,97%;

trong đó có 10 trường ở xã biên giới.


+ Các trường chưa đạt chuẩn, tiếp tục phấn đấu từng bước hướng theo các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho 100% học sinh toàn tỉnh.


- Đổi mới công tác quản lí, chú ý công tác thanh tra, kiểm tra, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả. Kiện toàn công tác quản lí giáo dục đối với các Phòng GD - ĐT biên giới.

- Đẩy mạnh cổng tác xã hội hóa, xây dựng môi trường giáo dục: Gia đình -

Nhà trường - Xã hội.


1.4.4.3. Đối với các xã biên giởi.


Các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh được xác định là vùng nông thôn khó khăn chịu nhiều thiệt thòi, cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật thiếu thốn dẫn đến tình trạng giáo dục chậm phát triển. Điều này đang được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Tây Ninh quan tâm. Tỉnh đã có kế hoạch đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất,


phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo cơ sở thuận lợi để phát triển giáo dục, khắc phục những hạn chế hiện nay.

Mục tiêu từ năm 2002 đến 2010 các trường ở xã biên giới cần phấn đấu đạt được những yêu cầu cơ bản về phát triển giáo dục tiểu học như các vùng khác trong tỉnh.

1.5. Những yếu tố cơ bản của giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở Tây Ninh‌

Để giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới khả thi, cần lưu ý

các yếu tố sau:


1.5.1. Yếu tố tư tưởng, quan điếm, nguyên tắc lí luận‌


- Phát triển giáo dục tiểu học trên cơ sở quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học. Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh. Đặc biệt quan tâm đầu tư các điều kiện để phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về qui mô, số lượng, chất lượng giáo dục tiểu học giữa các vùng trong tỉnh.

- Phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới được xây dựng trên các đặc điểm:

+ Là vùng khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi về sự hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nghèo đói, lạc hậu, thiếu thốn các phương tiện sinh hoạt, vì vậy cần được ưu tiên đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội.

+ Các xã biên giới là vùng trọng điểm về chiến lược quốc phòng, an ninh và chính trị xã hội có tầm cỡ quốc gia. Việc ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội và giáo dục là yếu tố quan trọng để ổn định tình hình biên giới.


+ Phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới phải phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội địa phương; thực trạng giáo dục- đào tạo trong tỉnh. Gắn hoạt động của trường tiểu học với xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, phục hưng văn hóa, phát triển văn minh xã hội và cộng đồng, phát triển cá nhân.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng, các đoàn thể xã hội với tinh thần sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phát triển giáo dục tiểu học vì lợi ích của quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích từng gia đình và từng cá nhân. Phát triển giáo dục được tiến hành bằng con đường xã hội hóa là một tư tưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta.

1.5.2. Yếu tố nguồn lực‌


- Nguồn lực bao gồm nhân lực và vật lực là yếu tố rất cần thiết để đảm bảo cho viêc thực thi giải pháp:

Phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới trong tình hình hiện nay cần

được đặc biệt quan tâm ở yếu tố này.


Nhân lực đề cập bao gồm cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội, nhân dân, cán bộ quản lí, giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên hành chính- phục vụ. Vai trò của cán bộ quản lí và giáo viên trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học và ý thức học tập của học sinh có tính quyết định đến chất lượng của giáo dục. Do vậy, muốn phát triển giáo dục tiểu học có hiệu quả, cần có đội ngũ quản lí, giáo viên đạt số lượng theo tỉ lệ qui định, đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, lương tâm chức nghiệp, hết lòng vì học sinh thân yêu. Đảng và Nhà nước cần có sự quan tâm, có chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối với lực lượng này, đồng thời tạo điều kiện ổn định dân cư, cải thiện đời sống, nâng cao ý thức trong nhân dân và bản thân học sinh về vấn đề học tập.

- Nguồn vật lực bảo đảm cho sư phát triển giáo dục tiểu học:


Đầu tư vật lực nhằm nâng cấp hạ tầng cơ sở trường tiểu học phục vụ cho việc giảng dạy, học tập; hiện đại hóa cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa trường học bao gồm lớp học, sân trường, bãi tập, vườn trường, các phòng dành cho thư viện, phòng thí nghiệm... Quang cảnh, môi trường tự nhiên trong nhà trường. Cơ sở vật chất được xây dựng từng bước theo một qui hoạch được dự tính.

1.5.3. Biện pháp đảm bảo thực thi yếu tố: Quan điểm, tư tưởng và nguồn lực‌

Giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới cần được tiến hành bằng các biện pháp bao gồm 4 loại:

- Các biện pháp Hành chính - Pháp chế: Ban hành những qui định, chế độ, những nguyên tắc, phân cấp quản lí... có liên quan đến giáo dục tiểu học các xã biên giới.

- Các biện pháp Kinh tế - Xã hội: Đầu tư cơ sở vật chất; giúp đỡ con em có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế xã hội; cải thiện điều kiện dạy học và sinh hoạt của giáo viên và học tập của học sinh.

- Các biện pháp Tư tưởng - Tâm lí: Tuyên truyền, động viên, phát động thi

đua khen thưởng...


- Các biện pháp Tổ chức - Sư phạm: Cải tiến phương pháp giảng dạy và giáo dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Việc thực hiện các biện pháp nêu trên, cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, toàn ngành, của toàn thể và mỗi cá nhân.

Giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới cần có các yếu tố nêu trên, các yếu tố này phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và quan hệ chặt chẽ với nhau.


Giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng của con người. Vì sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vì mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Bất kỳ một nước nào cũng có nhiệm vụ xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục của mình nhằm đáp ứng những thử thách của thời đại đang có những biến đổi cực kỳ to lớn trên mọi lĩnh vực. Giáo dục phải được xây dựng, phát triển trên những cơ sở thành tựu của quá khứ, hiện tại, hướng về tương lai của đất nước, của cuộc sống con người. Ở nước ta, giáo dục trong tình hình hiện nay là giáo dục trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thời kì quan trọng bậc nhất của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.

Giáo dục tiểu học là nền tảng quan trọng của hệ thống giáo dục, cần quan tâm đầu tư để được phát triển một cách vững chắc, làm tiền đề cho việc hình thành nhân cách con người cũng như thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Trong quá trình phát triển cần chú ý đến những vùng khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi. Chính những nơi này cần được củng cố và phát triển giáo dục nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ dân trí ở các vùng khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023