Giải Quyết Đúng Đắn Mối Tương Quan Phát Triển Giáo Dục Với Phát Triển Kinh Tế


những thay đổi đến mức quan điểm trở nên không phù hợp, thì bắt buộc phải xem xét để điều chỉnh lại quan điểm. Việc điều chỉnh lại quan điểm phụ thuộc vào tốc độ vận động của sự vật. Sự vật vận động càng nhanh thì việc điều chỉnh quan điểm càng phải diễn ra sớm hơn. Trong thời đại ngày nay, khi mà thế giới vận động, biến đổi ngày càng nhanh chóng thì sau bao nhiêu thời gian, một hệ thống quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trở nên không còn phù hợp và cần phải điều chỉnh. Đây là vấn đề thực tiễn đang đặt ra mà các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp quản lí giáo dục cần quan tâm.

1.3.2.4. Giải quyết đúng đắn mối tương quan phát triển giáo dục với phát triển kinh tế

Trong quá trình phát triển đời sống kinh tế - xã hội, các hoạt động kinh tế và giáo dục có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Một mặt quá trình phát triển kinh tế làm gia tăng lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và mức sống kinh tế của các tầng lớp dân cư, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tạo ra các nguồn lực và nhu cầu phát triển giáo dục, ảnh hưởng đến mức độ đầu tư cho giáo dục từ Nhà nước và từ nhân dân, thay đổi nhu cầu nhân lực về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ, thay đổi nhu cầu giáo dục cơ bản... Mặt khác phát triển giáo dục tạo ra cơ sở hạ tầng xã hội và nguồn vốn con người cho phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng cho sự phát triển các ngành kinh tế.

Những tác động của nhân tố thị trường trong đời sống kinh tế, cùng với quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo ra nhu cầu về nguồn lực, động lực cho phát triển giáo dục, nhưng mặt khác nảy sinh những sức ép lớn, những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến giáo dục cả về qui mô, chất lượng và hiệu quả. Các nghiên cứu về giáo dục sau những năm đổi mới đã chứng tỏ rằng các biến động về kinh tế có tác động mạnh đến phát triển giáo dục trên nhiều mặt đặc biệt về qui mô đào tạo và hình thức học tập.


Rõ ràng là quá trình phát triển giáo dục chịu sự chi phối của nhiều yếu tố kinh tế và ngược lại việc phát triển giáo dục góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Do đó trong quá trình phát triển giáo dục, việc xử lí đúng đắn các mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục.

1.3.2.5. Phát triển giáo dục dựa trẽn những giá tri văn hóa dân tộc và

tinh hoa văn hóa nhân loai, những thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Giáo dục hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách, là quá trình chọn lọc, tiếp thu, vận dụng và góp phần phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Do đó văn hóa luôn là nền tảng của quá trình phát triển giáo dục và ngược lại giáo dục góp phần xây dựng phát triển các giá trị, đặc trưng của nền văn hóa. Phát triển giáo dục nước ta hướng tới yêu cầu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc là một quan điểm cơ bản, xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền giáo dục cách mạng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm này càng đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc khi nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với các trào lưu phát triển tiến bộ của nhân loại.

1.4. Giáo dục tiểu học

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 5


Trong hệ thống giáo dục quốc dân bậc tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục tiểu học ở nước ta được xây dựng và phát triển trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục. Là bậc học toàn diện với tính chất phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại,


nhân văn và dân chủ. Các tính chát này thể hiện trong cơ cấu tổ chức, trong toàn bộ các hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc tiểu học.

Bậc tiểu học là bậc học bắt buộc, phổ cập đối với trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi. Tốt nghiệp tiểu học là trình độ tối thiểu phải đạt tới của mọi người dân. Giáo dục tiểu học vì thế là nền tảng văn hóa cơ bản nhất, là trình độ tối thiểu cần phải có để hòa nhập với cộng đồng. Nếu trẻ em không đạt kết quả học tập tốt ở bậc tiểu học thì chắc chắn sẽ khó tiến bộ được trong quá trình học tập các bậc học sau. Giáo dục ở bậc tiểu học không những đạt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho toàn bộ sự hình thành nhân cách của con người.

Nội dung dạy học ở bậc tiểu học mang đậm đà bản sắc dân tộc và tính hiện đại. Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm những tri thức khoa học của nhân loại về ở lĩnh vực tự nhiên, xã hội, kĩ thuật. Vì thế mà giáo dục tiểu học của ta có khả năng hội nhập với trào lưu giáo dục hiện đại trên thế giới. Giáo dục tiểu học mang tính nhân văn và dân chủ, thể hiện phương pháp dạy học hướng tới học sinh, tôn trọng nhân cách học sinh, học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện...

1.4.1. Đặc điểm của bậc tiểu học‌


1.4.1.1. Bậc học tiểu học là bậc học phổ cập, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông

Trong bài viết về giáo dục tiểu học: "Những vấn đề đặt ra ở các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương" của tiến sĩ Lê Ngọc Trà- NCS Nguyễn Ngọc Thanh- đã nêu "Vấn đề quan trọng trước tiên về giáo dục tiểu học được đặt ra ở bất kỳ nước nào trên thế giới là thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho toàn xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn mà sự thành bại của nó sẽ quyết định đến chất lượng và số lượng trong quá trình phát triển giáo dục của một nước".


Vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học chỉ có thể được xem là đã giải quyết thành công và triệt để khi nào những trẻ em ở những vùng khó khăn, sâu xa bị thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hối, trẻ bị khuyết tật, cũng như tất cả trẻ em gái đều có cơ hội đến trường và được tiếp thu đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất của giáo dục tiểu học thông qua hệ thống giáo dục chính qui, bán chính qui hoặc không chính qui.

Ở nước ta, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kì họp thứ 9 khóa VIII đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học (8/1991), đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về giáo dục, đặc biệt dành cho bậc học cơ sở.

Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và thực hiện luật phổ cập giáo dục tiểu học là mục tiêu lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực hiện luật phổ cập giáo dục tiểu học là một chương trình, một hành động nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của trẻ em Việt Nam trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay. "Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi". "Nhà nước dành ngân sách thích đáng để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà nước có chính sách động viên các nguồn tài chính khác nhau trong xã hội, lập quĩ giáo dục quốc gia nhằm hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học".

Đối với những vùng sâu xa khó khăn "Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn".

Vì mang tính chất phổ cập, cho nên tất cả mọi công dân của đất nước, dù lao động trên lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội đều học qua bậc tiểu học. Thực hiện có hiệu quả Luật phổ cập giáo dục tiểu học, đây chính là điều kiện có tính quyết định đối với việc xóa bỏ tận gốc nạn mù chữ.


1.4.1.2. Bậc tiểu học là bậc thang đầu tiên để biết cách học


Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, lớp 1, lớp đầu tiên tại đó học sinh tiểu học chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập. Từ 6 tuổi khi vào học lớp 1 trẻ bắt đầu có nhiệm vụ mới là học. Trẻ phải tuân theo những yêu cầu nhất định của nội qui, kỉ luật ở trường tiểu học như: Trong lớp không được nói chuyện, làm việc riêng, tự do vui chơi... mà phải tập trung nghe giảng bài. Trẻ bắt đầu tham gia một tập thể mới có cùng nhiệm vụ. Vị trí mới của trẻ trong tập thể hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả của trẻ trong học tập. Những tác động trong quá trình giáo dục ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Từ một em bé dễ xung động ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ phải biết kiềm chế hơn; từ thái độ tham gia "chơi đùa" trẻ bắt đầu có thái độ “trách nhiệm" đối với công việc, từ hoạt động nhận thức không chủ định, trẻ bắt đầu nhận thức có chủ định, có mục đích; từ tư duy trực quan hình ảnh, từ ngôn ngữ "nhát gừng" thiếu lập luận, trẻ chuyển sang tư duy trừu tượng, ngôn ngữ "đầy đủ" có lặp luận chặt chẽ...

Học sinh tiểu học thường hiếu động, hay hướng tới những hoạt động cụ thể, dễ thấy kết quả trực tiếp, không thích những hoạt động kéo dài thời gian, khó thấy kết quả. Tư duy phê phán chưa phát triển, trẻ em dễ bắt chước, dễ vui lòng làm theo những hướng dẫn của người lớn, dễ chịu ảnh hưởng của môi trường, trẻ hiếu động, dễ xúc cảm, thích thiên nhiên, con người, nhạy cảm với văn học, nghệ thuật, truyện ngắn thần thoại, cổ tích, phim ảnh, ca múa... Vì vậy, dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học phù hợp ở lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tuổi này trẻ dễ bắt chước, dễ hình thành thói quen. Cho nên, hơn mọi lứa tuổi khác, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh cần có yêu cầu nhất quán, có sự thống nhất và ổn định trong các tác động giáo dục và dạy học.



học.

Do vậy, dạy cho trẻ cách học là yêu cầu quan trọng hàng đầu của bậc tiểu


Tập thể học sinh tiểu học là tập thể mới hình thành, các quan hệ tập thể

chưa vững bền, ảnh hưởng của bạn bè chưa mạnh, giáo viên chủ nhiệm là người có uy tín gần như tuyệt đối với học sinh, nhất là lớp l.

Dạy cách học cho học sinh tiểu học phải đi song song với dạy cách sống cho học sinh. Dạy cách sống bao gồm việc dạy cách cư xử với người thân trong gia đình, với bạn bè, thầy cô giáo trong trường học, với các em nhỏ và người có tuổi, cách cư xử trong nhà và ngoài xã hội, cách đối xử với môi trường tự nhiên bao quanh, cách sống trong thời đại hiện nay và bao gồm cả cách học.

1.4.2. Phát triển giáo dục tiểu học‌


- Phát triển giáo dục mang đặc trưng của con người, đó là sự can thiệp có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có chiến lược nhất định. Khác với con vật, sự thay đổi mọi mặt đời sống của con người phải thực hiện chiến lược hóa, kế hoạch hóa trên cơ sở cảm nhận về tương lai, sự phê phán hiện tại và tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu cho chiến lược hành động của mình. Với ý nghĩa như vậy, phát triển giáo dục tiểu học phải nhằm làm tăng trưởng về qui mô số lượng, chất lượng dựa trên cơ sở kế hoạch và các giải pháp hữu hiệu bằng điều hành quản lí có tầm nhìn chiến lược.

- Phát triển giáo dục tiểu học đòi hỏi phải chú ý đến việc thống nhất về số lượng và chất lượng giáo dục.

+ Yêu cầu về lượng: Đó là phát triển cơ cấu, mạng lưới, các nguồn lực, các loại hình, các hình thức giáo dục bao gồm: Giáo viên, người học, trường, lớp, học liệu, các phương tiện kĩ thuật, bộ máy quản lí chỉ đạo, các phương pháp học tập giảng dạy, đầu tư tài chính, thời gian, môi trường học tập, đời sống và điều kiện sống hoạt động của giáo viên, cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật, văn hóa xã hội của nhà trường.


+ Yêu cầu về chất: Đó là cải thiện và nâng cao chất lượng của tất cả những yếu tố lượng nói trên của giáo dục tiểu học với tư cách một hệ thống toàn vẹn và nâng cao chất lượng đào tạo như là sản phẩm của giáo dục tiểu học ở tất cả các khối lớp cũng như ở lớp cuối cấp.

Mức độ yêu cầu về số lượng và chất lượng nói lên trình độ phát triển giáo dục tiểu học.

- Phát triển giáo dục tiểu học nhằm thực hiện có kết quả yêu cầu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, điều này đòi hỏi về số lượng và chất lượng phổ cập ở một bậc học cơ sở. Chất lượng này đã được qui định bằng các chuẩn mực kiến thức, kĩ năng, thái độ cư xử, mà học sinh học xong mỗi lớp đều phải nắm được theo chương trình qui định. Chất lượng giáo dục tiểu học chỉ có thể đạt được một cách phổ biến khi những yếu tố, những điều kiện tạo thành chất lượng càng mang tính hiện thực. Đó là:

+ Trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; điều kiện

lao động và sinh hoạt của họ.


+ Trình độ phát triển của học sinh do ảnh hưởng của xã hội và gia đình; điều kiện đi lại, sinh hoạt học tập của học sinh.

+ Tình hình cơ sở vật chất, trang bị sách giáo khoa và tài liệu học, đồ dùng học tập, sách hướng dẫn giảng dạy và phương tiện để dạy học.

+ Trình độ giác ngộ của cha mẹ học sinh về quyền và nghĩa vụ của con em đối với việc học tập, sự tự giác học tập của bản thân người học. Sự quan tầm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và nhân dân.

+ Phát triển giáo dục tiểu học cần đảm bảo yêu cầu có tính thống nhất về trình độ phổ cập giáo dục tiểu học cần thiết cho mọi người công dân để sống và làm việc cũng như cần thiết cho mỗi thiếu niên để có thể tiếp tục học lên bậc trung học, đồng thời phải tính đến những hạn chế và những khó khăn do hoàn


cảnh sống, điều kiện dân cư cũng như những đòi hỏi cấp thiết của sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

- Phát triển giáo dục tiểu học, không chỉ giới hạn ở việc truyền bá một khối lượng tri thức hoặc cung cấp một số kĩ năng thực dụng, càng không thể quan niệm chỉ là việc huy động trẻ em đến trường và giữ các em ở lại trường trong một số năm nhất định. Những việc làm nói trên điều cần thiết và đáng giá, nhưng chưa thể hiện hết bản chất và ý nghĩa của việc phổ cập giáo dục trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa, mà điều quan trọng là phải giữ vững thành quả đã đạt được, tiến tới nâng lên chất lượng cao hơn, đồng thời phát huy được tác dụng của nó trong cuộc sống.

1.4.3. Mục tiêu chung của giáo dục tiểu học‌


Học xong tiểu học, học sinh phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau:


- Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam, yêu quê hương đất nước, hòa bình và công bằng bác ái. Có ý thức kính trên, nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật và các qui định của nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng.

- Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mĩ. Có kĩ năng về nghe, đọc, nói, viết và tính toán. Có thói rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.

- Biết cách học tập, biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng trong nhà và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng và làm một số công việc như: Chăn nuôi, trồng trọt, giúp việc gia đình.

- Có kiến thức hiểu biết, nhạy cảm với con người và môi trường xung quanh, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Đánh giá đúng đắn những hoạt động văn hóa, giải trí và tham gia tích cực vào các hoạt động này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023