Chất Lượng Giáo Dục Phổ Thông (Tham Khảo Phụ Lục 5, 6, 7)


học phổ thông bán công phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, chiếm tỉ lệ 37,71% trong tổng số trường trung học phổ thông của tỉnh.

2.3.1.2. Chất lượng giáo dục phổ thông (tham khảo phụ lục 5, 6, 7)


Chất lượng giáo dục phổ thông ở các bậc học đã được giữ vững và từng bước nâng lên. Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp ở các bậc học ngày càng tăng. Kết quả thi tốt nghiệp phản ánh đúng thực chất. Giữ vững được thành tích học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh tăng lên hằng năm. Tỉ lệ học sinh lưu ban ở các bậc học giảm dần. Tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao so với qui định của Bộ GD - ĐT. Chất lượng giáo dục không đồng đều ở các vùng; hiệu quả đào tạo thấp, cụ thể như sau:

- Bậc tiểu học: Năm học 2001-2002, học sinh đạt học lực giỏi: 22,58%; tỉ lệ tốt nghiệp 99,42%, bỏ học 2,2%, hiệu quả đào tạo 71,82%. So với năm học 1997-1998, học sinh đạt học lực giỏi tăng 9,99%, bỏ học giảm 1%, tỉ lệ tốt nghiệp tăng 1,53%, hiệu quả đào tạo tăng 13,39%.

- Bậc trung học cơ sở: Năm học 2001-2002, học sinh đạt học lực khá giỏi 60,40%, tốt nghiệp 98,30%, bỏ học 4,20%, hiệu quả đào tạo 70,15%. So với năm học 1997-1998, học lực học sinh khá giỏi tăng 10,56%, bỏ học giảm 2,57%, tốt nghiệp tăng 6,4%, hiệu quả đào tạo tăng 4,31%.

- Bậc trung học phổ thông: Năm học 2001-2002, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi 67,10%, tốt nghiệp 85,60%, bỏ học 6,60%, hiệu quả đào tạo 81,60%. So với năm học 1997-1998, học lực học sinh khá giỏi tăng 12,20%, tốt nghiệp tăng 3,8%, bỏ học giảm 3,1%, hiệu quả đào tạo tăng 1,1%.

Thời gian tới, cần có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã biên giới, các huyện vùng sâu, các trường trung học phổ thông mới thành lập. Chú ý phát triển phong trào học sinh giỏi. Mở rộng hình thức học 2 buổi/ngày và trường bán trú ở bậc tiểu học, tăng số trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học; hạ thấp tỉ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 2%.


2.3.2. Phổ cập giáo dục‌


2.3.2.1. Phổ cập giáo dục tiểu học


Năm 1997, Tây Ninh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện đang giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học theo lứa tuổi, trong đó có 6 xã hoàn thành phổ cập đúng độ tuổi. Đến năm 2007, toàn tỉnh sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được củng cố, có bước đi vững chắc. Tuy nhiên, ở những vùng sâu xa, biên giới, việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đang gặp khó khăn.

2.3.2.2. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: (tham khảo phụ lục 8)


Tỉnh đang thực hiện kế hoạch phổ cập trung học cơ sở. Mục tiêu đến năm 2003 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở thị xã và thị trấn. Năm 2005, có 50% xã vùng nông thôn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Năm 2008, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh.

Năm học 2001-2002 toàn tỉnh huy động được 11.051 học viên ra lớp. Tình hình phổ cập trung học cơ sở ở Tây Ninh hiệu quả thấp, tiến độ chậm.

Những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới:


- Việc tổ chức quản lí duy trì sĩ số học sinh trung học cơ sở còn lỏng lẻo, chưa thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường-gia đình và xã hội phục vụ cho công tác phổ cập giáo dục.

- Chấn chỉnh hoạt động của ban chỉ đạo phổ cập trung học cơ sở ở các cấp, có kế hoạch hoạt động cụ thể sát với thực tế, tránh khuynh hướng khoán trắng cho ngành giáo dục.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong nhân dân ý thức việc học tập nâng cao trình độ dân trí cho bản thân và cộng đồng.


2.3.3. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia‌


Tính đến thời điểm tháng 6/2002, Tây Ninh đã có 6 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Trường tiểu học Thạnh Tây huyện Tân Biên được Bộ GD -ĐT công nhận đạt chuẩn sớm nhất. Tuy nhiên, tốc độ phấn đấu đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tỉnh Tây Ninh còn chậm, chỉ đạt tỉ lệ 2,65%; Các tỉnh phía Bắc, số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỉ lệ khá cao như ở Nam Định 66,7%, Bắc Ninh 58,2%, Ninh Bình 36,6%. Một số huyện như Lương Tài (Bắc Ninh); Nam Trực, Xuân Trường (Nam Định) 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Một số tỉnh ở phía Nam như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Phước, An Giang và Ninh Thuận chưa có trường học nào đạt chuẩn quốc gia [34]. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở Tây Ninh chỉ mới có ở vùng thị trấn, thị xã, vùng tập trung dân cư, các xã biên giới chưa có nơi nào có trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Hiện nay, UBND tỉnh đang đề nghị Bộ GD - ĐT công nhận thêm các

trường đạt chuẩn quốc gia như sau:


- Mầm non: 2


- Tiểu học: 2


- Trung học cơ sở: 1


- Trung học phổ thông: 1


Để tăng số lượng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học phổ thông trong những năm tới, UBND Tỉnh đã có Quyết định số 129/QĐ-UB ngày 10/5/2002 ban hành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Sở GD-ĐT đang triển khai tổ chức thực hiện.

Vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia cần quan tâm

đó là: Chất lượng giáo dục, quĩ đất theo tiêu chuẩn qui định đối với 1 học sinh;


cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật. Những vấn đề này, tỉnh sẽ khắc phục trong thời gian tới.

2.3.4. Các yếu tố tác động đến sứ phát triển giáo dục phổ thông‌


- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các bậc học phổ thông ở tỉnh Tây Ninh hiện có 9.496 người. Trong đó, cán bộ quản lí 791 giáo viên trực tiếp giảng dạy 8705; phân tích cụ thể như sau:

Bảng 1: Đội ngũ cán bộ giáo viên các bậc học



Bậc học


Tổng số


CBQL


GV

Tỉ lệ bố trí GV hiện

nay

Tỉ lệ theo qui

định

Tiểu học

5.652

542

5.110

1,20

1,15

Trung học cơ sở

3.200

190

3.010

1,72

1,85

Trung học phổ thông

644

59

585

1,23

2,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

+ Giáo viên tiểu học tính chung toàn tỉnh đã vượt qui định của Bộ GD-ĐT, tập trung ở vùng thị xã, thị trấn. Huyện nông thôn biên giới đạt tỉ lệ từ 1 đến 1,13; 98% giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ trong đó có 15,60% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Năm học 2001-2002 mỗi giáo viên tiểu học phụ trách dạy 1 lớp, thiếu giáo viên chuyên trách dạy các môn nghệ thuật.

+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng nhất là bậc trung học phổ thông (còn thiếu 0,87 giáo viên/lớp). Tỉnh đã có kế hoạch liên kết với trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Năm 2005 toàn tỉnh sẽ khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở.

Nhìn chung:


- Giáo viên các bậc học phổ thông:


Chưa đồng bộ về cơ cấu và loại hình. Thiếu giáo viên các bộ môn hát, vẽ, thể dục, kĩ thuật, thừa giáo viên ngoại ngữ và các môn xã hội nhân văn.


- Tài chánh cơ sở vật chất và công tác xã hội hóa giáo dục:


+ Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục tỉnh hằng năm chiếm tỉ lệ từ 20 đến 25% tổng chi ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên do nguồn ngân sách của địa phương có hạn do vậy mức chi với tỉ lệ trên cho sự nghiệp giáo dục tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy học và quản lí.

+ Toàn tỉnh chỉ có 10,30% trường học được xây dựng kiên cố, 89,70% phòng học bán kiên cố. Những năm qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành GD - ĐT, từng bước xây dựng kiên cố hóa, chuẩn hóa trường học tạo bộ mặt trường sở khang trang hơn trước, duy trì được chế độ học hai ca liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên, cơ sở phục vụ cho giảng dạy và cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục.

Công tác xã hội hóa giáo dục đạt một số kết quả nhất định. Xã hội nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa có tác dụng trên diện rộng.

Nói chung: Giáo dục phổ thông đã thỏa mãn được nhu cầu học tập của học sinh bằng hệ thống trường công lập, bán công, dân lập.

- Bậc trung học tăng qui mô số lượng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tạo tiền đề cho việc phổ cập trung học cơ sở. Tốc độ phát triển ở bậc trung học tăng nhanh nhưng nhu cầu tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông công lập có giới hạn, do đó các trường bán công, dân lập được thành lập để thu hút những học sinh có nguyện vọng học tiếp ở bậc trung học phổ thông.

- Học sinh bỏ học còn nhiều dẫn đến hiệu quả đào tạo thấp, chất lượng giáo dục không đều ở các vùng trong tỉnh. Tốc độ phổ cập trung học cơ sở chậm chuyển biến. Hệ thống trường lớp phát triển nhanh nhất là bậc trung học dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ sở vật chất và đội ngũ. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa mạnh.


- Bậc tiểu học đã hoàn thành phổ cập theo tiêu chuẩn quốc gia, hình thành các trường trọng điểm chất lượng cao, từng bước phấn đấu tăng số lượng trường chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên được ổn định. Trường lớp bán trú, học hai buổi/ngày từng bước phát triển, được dư luận xã hội chấp nhận. Chất lượng giáo dục toàn diện còn nhiều mặt hạn chế nhát là đối với vùng sâu biên giới.

2.4. Thực trạng giáo dục tiểu học các xã biên giwosi ở Tây Ninh‌


Trước ngày miền Nam giải phóng, vùng biên giới ở phía Bắc tỉnh là khu căn cứ địa cách mạng, chưa hình thành rõ mạng lưới trường lớp. Các lớp học được hình thành theo cụm dân cư ở vùng kháng chiến, nhưng không ổn định. Vùng biên giới phía Nam của tỉnh, có một số ít trường tiểu học do chính quyền ngụy thành lập, đây là vùng tranh chấp giữa ta và Mỹ ngụy nên chúng không quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất trường học. Học sinh thiếu trường, lớp, giáo viên. Nói chung, giáo dục tiểu học các xã biên giới trong thời kì này hầu như không có gì nổi bật. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, giáo dục bắt đầu được củng cố, hình thành mạng lưới trường lớp như ngày hôm nay.

Nếu tính từ Đại hội lần thứ vu của Ban chấp hành Trung ương Đảng thì có thể khẳng định: Giáo dục tiểu học các xã biên giới đã chuyển biến tích cực. Giáo dục tiểu học thực sự có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao trình độ dân trí cho những ngươi dân vùng sâu, xa, biên giới của tỉnh do Đảng và Chính phủ mang lại.

2.4.1. Qui mô phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới‌


Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và ngành GD - ĐT Tây Ninh, quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, vận dụng các quan điểm của Đảng về công tác giáo dục- đào tạo vào thực tiễn, đưa sự nghiệp giáo dục của tỉnh đạt được những kết quả nhất định, trong đó giáo dục tiểu học ở các xã biên giới cũng được phát triển theo xu thế chung.


Kết quả nghiên cứu về qui mô phát triển trường tiểu học các xã biên giới: Bảng 2: Qui mô phát triển trường lớp qua các năm học

Năm học

Số trường

Lớp

Học sinh

Bình quân học

sinh/lớp

Điểm chính

Điểm lẻ

1997-1998

44

45

804

18.590

23,12

1998-1999

46

49

761

18.275

24,01

1999-2000

48

63

740

17.840

24,10

2000-2001

48

85

728

14.990

24,71

2001-2002

50

98

706

17.409

24,65

Biểu đồ 1:


QUY MÔ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC


Nhân xét Năm học 2001 2002 có xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh có 50 trường tiểu 1


Nhân xét:


- Năm học 2001-2002, có xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh có 50 trường tiểu học và 98 điểm trường lẻ chiếm tỉ lệ 17,12% trường tiểu học toàn tỉnh. Trường tiểu học các xã biên giới được thành lập ở trung tâm xã. Học sinh ở những cụm dân cư dọc theo tuyến biên giới phải học điểm lẻ cách điểm chính từ 5 đến 10km. Chất lượng giáo dục điểm trường lẻ còn nhiều hạn chế. Vấn đề này đang được của ngành GD - ĐT quan tâm.


- 100% trường, điểm trường tiểu học được xây dựng bán kiên cố, đủ chỗ cho học sinh học 2 ca; mạng lưới trường được mở rộng đến những vùng sâu, xa nhất của tỉnh.

- Năm học 1997-1998 có 44 trường và 45 điểm trường tiểu học, năm học 2001-2002 phát triển 50 trường và 98 điểm trường. Như vậy trong 5 năm tăng 6 trường và 53 điểm trường. Điều này chứng tỏ số trường ở điểm chính tương đối ổn định, số điểm trường lẻ phát triển rất nhanh với qui mô lớn, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh ở những khu vực cách xa trung tâm xã, thể hiện sự quan tâm của các cáp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành GD - ĐT đến nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học trên mọi địa bàn trong tỉnh.

- Số lượng học sinh giảm dần do thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học và hạn chế việc sinh đẻ. Đây là dấu hiệu tốt đi đến ổn định qui mô lâu dài về giáo dục tiểu học, là cơ sở thuận lợi cho phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

- Địa bàn xã biên giới dân cư thưa thớt, có nhiều điểm trường lẻ, qui mô nhỏ từ 3 đến 5 lớp, chủ yếu là các lớp 1, 2, 3, bình quân từ 20 đến 25 học sinh, có nơi chỉ đạt 10 đến 15 học sinh.

- Những điểm trường lẻ, thiếu các phương tiện dạy học, hạ tầng cơ sở, cảnh quang môi trường giáo dục chưa được hình thành. Việc quản lí thiếu chặt chẽ, hiệu trưởng thường giao phó cho giáo viên đứng lớp quản lí học sinh, tổ chức dạy học. Do đó, việc chấp hành kỉ cương, qui chế chuyên môn bị lơi lỏng, thiếu sự giúp đỡ, giám sát kịp thời của các cấp lãnh đạo. Thực trạng như vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây là vấn đề đặt ra cần củng cố mạng lưới trường tiểu học các xã biên giới. Cần tăng cường công tác quản lí, tổ chức sắp xếp lại các điểm trường lẻ, chuyển thành trường tiểu học đối với những nơi có điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, qui mô phát triển ổn định từ 5 đến 10 lớp,

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí