Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng - 2


4. Phương pháp nghiên cứu

Tiến hành thu thập thông tin thông qua các nguồn thứ cấp: dữ liệu của công ty, các kênh thông tin đại chúng, báo chí, website… từ đó rút ra khả năng cạnh tranh hiện tại của công ty.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến NLCT.

- Đánh giá thực trạng NLCT của công ty công nghệ tin học Phương Tùng trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao NLCT của công ty công nghệ tin học Phương Tùng.

6. Dự kiến nội dung đồ án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đồ án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công TNHH công nghệ tin học Phương Tùng.

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công TNHH công nghệ tin học Phương Tùng

Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ tin học Phương Tùng - 2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái quát về năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ “cạnh tranh và “NLCT” ngày nay được sử dụng phổ biến và thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các chuyên gia kinh tế và các nhà nghiên cứu, chúng được phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau

1.1.1. Khái quát về cạnh tranh

1.1.1.1. Khái niệm

Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ lại có những quan điểm khác nhau:

Theo từ điển Kinh doanh thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson và W. Nordhaus, thì cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường.

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Thông qua những định nghĩa về cạnh tranh, có thể hiểu cạnh tranh với cách tiếp cận như sau:

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia nhằm giành được những điều có lợi về phía mình.

Đối tượng của cạnh tranh có thể là thị trường, khách hàng, thị phần, cơ hội… có thể đem lại cho chủ thể nếu như họ giành được. Tuy nhiên cạnh tranh không có nghĩa là bất chấp mọi thủ đoạn, cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì sự phát triển chung chứ không làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau.

Các công cụ có thể sử dụng trong cạnh tranh: chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ


thống phân phối, các hoạt động truyền thông, các nguồn lực, chất lượng phục vụ khách hàng…

1.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong nền kinh tề nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp trở nên nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, giúp doanh nghiệp có những cái nhìn khách quan hơn trong mối quan hệ cung cầu đồng thời giúp doanh nghiệp có những chiến lược đúng đắn để đứng vững trên thị trường

Cạnh tranh mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích cụ thể, doanh nghiệp sẽ cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá bán, phục vụ chu đáo khách hàng…để thu hút được khách hàng.

Bên cạnh những thuận lợi mà cạnh tranh mang lại thì cũng xuất hiện những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp mọi thủ đoạn của một số các doanh nghiệp. Vì vậy mà cạnh tranh bao giờ cũng được điều chỉnh bởi những các điều luật, văn bản pháp lý và sự can thiệp của nhà nước.

1.1.1.3. Các cấp độ cạnh tranh

Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

- Cạnh tranh quốc gia

Theo báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là khả năng của quốc gia đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trường kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theo thời gian.

- Cạnh tranh doanh nghiệp

Cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong điều kiện cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia và cạnh tranh quốc tế.

- Cạnh tranh sản phẩm

Ta có thể định nghĩa cạnh tranh sản phẩm: cạnh tranh sản phẩm là việc các doanh nghiệp đưa ra thị trường các sản phẩm cùng loại thay thế cho nhau. Hiện nay do nền


kinh tế phát triển, ngày càng nhiều các sản phẩm ra đời và thay thế cho nhau. Các sản phẩm giống nhau cạnh tranh gay gắt với nhau trên cùng một thị trường.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh

1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới hội nhập, NLCT được coi là một nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như các doanh nghiệp. NLCT của một quốc gia là tập hợp các chủ thể, chính sách và các yếu tố tác động đến năng suất lao động của quốc gia đó, nhân tố đảm bảo thu nhập, sự phát triển bền vững của quốc gia và là nhân tố cơ bản xác định tăng trưởng ổn định và lâu dài của nền kinh tế. Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều quan điểm về NLCT:

Theo quan điểm cổ điển: “Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm thể hiện qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất, sự dồi dào và phong phú của các yếu tố đầu vào và năng suất lao động để tạo ra sản phẩm đó. Các yếu tố chi phí sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh”.

Theo quan điểm tổng hợp thì “NLCT là khả năng tạo ra, duy trì lợi nhuận và thị phần trong và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá năng suất lao động, tổng năng suất của các yếu tố về sản xuất, công nghệ về sản xuất, sự vượt trội về công nghệ, năng suất lao động, sự dồi dào về nguyên liệu đầu vào…”

Theo quan điểm Alan V.Deardorff: “NLCT thường dùng để nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách hiệu quả với các hãng khác về chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ trong so sánh quốc tế”

Như vậy có thể nói NLCT là khả năng của một doanh nghiệp trong việc liên tục đạt được hay duy trì thị phần một cách có lãi. Hay nói cách khác, NLCT của một doanh nghiệp là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp đó, khả năng tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưa đến cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) của mình.

1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

NLCT sẽ xác định nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp trong cùng một ngành nhưng lại có doanh nghiệp thành công còn doanh nghiệp thì thất bại. Như một quy luật tự nhiên, nếu một doanh nghiệp không thích nghi được với cơ chế kinh doanh, với sự biến đổi của môi trường cũng như không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp đó cầm chắc thất bại.


Ngược lại, cạnh tranh giúp cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ, phát huy những thế mạnh và hạn chế những khó khăn để giành thắng lợi.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã làm cho môi trường toàn cầu trở nên năng động hơn, bản chất của cạnh tranh cũng có những thay đổi:

- Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình trên cơ sở nguồn nhân lực, chiến lược, sự khác biệt khó có khả năng bị bắt chước cũng như các yếu tố cạnh tranh khác.

- Các doanh nghiệp không còn cạnh tranh trong phạm vi một nước mà thậm chí khi hoạt động tại một quốc gia thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu với nhiều ĐTCT.

- Cạnh tranh dựa vào quy mô đã không còn hiệu quả như trước đây, ngược lại nếu những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng lại năng động và linh hoạt trong sự biến động của môi trường thì vẫn có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Nâng cao NLCT trên thị trường giúp cho bản thân các doanh nghiệp trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

1.1.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích NLCT của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới NLCT của doanh nghiệp.

Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:

a. Yếu tố kinh tế

Đây là yếu tố rất quan trọng bao trùm và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các nhân tố sau: tỷ lệ tăng trưởng quốc gia, các chính sách tài khóa của nhà nước, các chính sách về thuế, tỷ lệ thất nghiệp, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát…

Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển


thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế.

Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn.

Việc xác định và phân tích các nhân tố môi trường kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý, nhà lãnh đạo các doanh nghiệp tiến hành dự báo và đưa ra các kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường vĩ mô trong lương tai để có sự điều chỉnh thích hợp và kịp thời cho các chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

b. Yếu tố chính trị pháp luật

Các yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp muồn vươn ra thị trường rộng lớn hơn. Nó bao gồm:

- Những yếu tố chính trị, pháp luật do Chính phủ đề ra: các chính sách, qui định, luật lệ, chế độ tiền lương, thủ tục hành chính, hệ thống các văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp, luật bảo hiểm xã hội…

- Mức ổn định về tình hình chính trị của khu vực, quốc gia, tính bền vững của Chính phủ

Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công .

c. Yếu tố công nghệ

Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên NLCT của một sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới


nhưng cũng có thể làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, đi đến phá sản. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao mà giá cả hợp lý.

Thực tế khách quan cho thấy trình độ khoa học công nghệ nước ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.

d. Yếu tố văn hóa xã hội

Đây là một yếu tố được coi là khá lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam để khai thác thị trường trong nước. Bao gồm: những chuẩn mực về đạo đức, các phong tục tập quán, các giá trị văn hóa quốc gia, địa phương mà doanh nghiệp đó đặt tại… Những yếu tố này là nhân tố chính trong việc hình thành thị trường sản phẩm, dịch vụ. Đây là những yếu tố biến đổi chậm nên dễ bị các doanh nghiệp lãng quên khi xác định các vấn đề chiến lược, trong một số trường hợp có thể đưa doanh nghiệp đến thất bại nặng nề. Sai lầm của Coca cola được coi là một sai lầm trong mọi thời đại, sau khi nghiên cứu thị trường và thử nghiệm sản phẩm, công ty tung ra thị trường một sản phẩm hoàn toàn mới là NewCoke thay thế cho toàn bộ sản phẩm cũ mà hãng nước ngọt này đang sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm mới lại không những không mang lại doanh thu cho công ty mà còn làm cho doanh thu của công ty tụt giảm nghiêm trọng. Công ty nhận ra là Coca cola từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa trong ăn uống của người dân Mỹ, sự thay thế sản phẩm này làm mất đi yếu tố văn hóa ẩm thực của họ.Và điều này dẫn đến một sự thất bại to lớn của hãng này.

Khi doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ được phong tục, tập quán, thói quen của khách hàng và việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt tâm lý, thói quen của người tiêu dùng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước, tránh được các rào cản gia nhập thị trường.

e. Yếu tố nhân khẩu học

Phân đoạn nhân khẩu học liên quan đến dân số, phân bố địa lý, cấu trúc tuổi

… Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực. Nguồn lao động dồi dào tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn, sàng lọc những nhân tài phục vụ cho doanh nghiệp đó.


Nắm rõ các yếu tố về nhân khẩu học cũng giúp công ty đưa ra những chính sách phù hợp nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Chẳng hạn, nắm bắt được mật độ dân số, phân bố dân cư theo khu vực giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phân phối và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

1.1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 áp lực cạnh tranh.

a) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Các ĐTCT là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến các công ty. Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì chính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế trên thị trường. Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố:

- Số lượng và năng lực của các công ty trong ngành.

- Nhu cầu thị trường.

- Rào cản rút lui khỏi ngành

- Cấu trúc ngành

Ngành phân tán: là trong ngành có nhiều công ty cạnh tranh với nhau, tuy nhiên không có công ty nào đủ sức mạnh để chi phối các công ty còn lại trong ngành.

Ngành tập trung: là trong nội bộ ngành có một hoặc một số công ty lớn chiếm thị phần cao và có khả năng chi phối các công ty còn lại trong ngành.

b) Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Lực lượng này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ có khả năng làm điều đó nếu họ muốn. Nhận diện các đối thủ mới có thể thâm nhập vào ngành là một trong những điều quan trọng vì họ có thể ảnh hưởng đến thị phần của các công ty hiện có trong ngành. Thông thường các công ty mới gia nhập ngành, họ có mối quan tâm mãnh liệt đến việc giành được thị phần lớn. Điều này cũng góp phần

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí