Thực Trạng Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý, Giáo Viên Về Các Di Sản Văn Hóa Tiêu Biểu Của Tỉnh Phú Thọ Giáo Dục Giá Trị Di Sản Văn Hóa Cho Học

vào nhóm DSVH phi vật thể, tuy nhiên sản phẩm của nghề truyền thống là những giá trị vật chất dễ dàng nhận biết, có giá trị kinh tế nhất định. Với các DSVH khác chỉ có một bộ phận không lớn HS phân loại chưa đúng, điều này cho thấy HS đã có những nhận thức chung nhất về DSVH.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh.

Giáo dục giá trị DSVH cho HS trước tiên là ta giáo dục cho HS giá trị DSVH của địa phương để HS có những có hiểu biết về sự ra đời, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị của DSVH đó với địa phương, quê hường, đất nước. Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhận thức của CBQL, GV, HS về một số DSVH tiêu biểu tỉnh Phú Thọ, cụ thể là khảo sát nhận thức về các DSVH: Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tôi nghiên cứu kết hợp phương pháp phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV, HS. Kết quả khảo sát như sau: Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về giá trị di sản văn hóa Hát

Xoan Phú Thọ



TT


Giá trị DSVH Hát Xoan Phú Thọ

CBQL

GV

Tỷ lệ GV trả lời

đúng

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Số ý kiến

Tỷ lệ

%


1

Hát Xoan có tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền

dạy từ đời này qua đời khác.


0


0


6


5


0


2

Hát xoan có sức sống mạnh mẽ cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong

đời sống hiện đại


0


0


3


2,5


0

3

Hát Xoan là loại hình dân ca lễ

nghi phong tục hát thờ thần.

12

100

111

92,5

92,5


4

Hát Xoan thể hiện phong tục tập quán, lối sống, giao lưu văn hóa

của người dân vùng đất tổ.


0


0


0


0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học các môn khoa học xã hội ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ - 8

Qua bảng hỏi 2.4 ta thấy CBQL và GV đã nhận thức rõ về việc giáo dục giá trị văn hóa cho HS. Trên 90 % GV nhận thức rõ về giá trị của việc giáo dục DSVH hát Xoan cho HS.

Sau khi thu thập được thông tin từ bảng hỏi của CBQL và GV tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên một số em HS của các trường học trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ kết quả thu được như sau:

Với câu hỏi hát Xoan Phú Thọ có các hình thức nào? Em hãy kể tên một số bài hát Xoan mà em biết?

Có 18/60 HS kể tên được 2 hình thức hát Xoan là Hát thờ cúng các Vua Hùng và Thành hoàng làng, hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe, 80 % HS không biết hát Xoan còn hình thức hát lễ hội để nam nữ giao duyên, có 13/60 HS cho rằng mình có thể hát được đầy đủ một bài hát Xoan nhưng rất ít khi hát và không có HS nào trả lời mình thường xuyên nghe hát Xoan Phú Thọ. Với kết quả phỏng vấn trên đã phản ánh một phần thực trạng những hiểu biết và thái độ của HS về DSVH Hát Xoan.

Tiếp tục phỏng vấn GV, HS những hiểu biết của mình về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với câu hỏi: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là gì? Ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương?

Trên 80% GV và 52 % HS trả lời đúng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại, với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sợi chỉ đỏ tâm linh, là động lực tinh thần gắn kết toàn dân tộc thành một cội, thành con một nhà, làm nên sức mạnh của truyền thống lịch sử dựng và giữ nước trong sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển hôm nay.

Qua các bảng số liệu cho thấy phần lớn GV, HS chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của việc giáo dục giá trị DSVH nên trong quá trình giảng dạy của mình một số GV đã bộc lộ những hạn chế như: chưa tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HS, chưa phân loại được Hs để có phương pháp phù hợp, bài giảng còn dập khuôn máy móc, thiếu linh hoạt, chưa tích hợp được các kiến thức về giá trị DSVH, bài giảng thiếu sức thuyết phục, hấp dẫn HS học tập.

GV giảng dạy kiến thức về DSVH cho HS chưa khoa học, chưa hiệu quả, GV dạy chủ yếu thực hiện phương pháp thuyết trình, đọc chép hoặc cho HS quan sát một số hình ảnh DSVH... trong quá trình giảng dạy GV chưa chú trọng rèn luyện cho HS kỹ năng vận dụng thực tiễn, hình thức trải nghiệm còn hạn chế, do đó việc khắc sâu kiến thức, tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng vận dụng thực tiễn, cho HS chưa hiệu quả.

Một số GV còn ngại khai thác tư liệu, ngại sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trên lớp, giờ học tập thực hành tại nơi có DSVH còn mang tính hình thức, chưa khai thác thông tin và tìm hiểu cụ thể giá trị của các DSVH.

2.3.2. Thực trạng chương trình giáo dục di sản văn hoá trong các môn khoa học xã hội ở chương trình trung học cơ sở

2.3.2.1. Thực trạng nội dung giáo dục di sản văn hóa trong các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, công tác giáo dục giá trị DSVH cho HS đã được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của SGD & ĐT Phú Thọ, Phòng GD & ĐT Việt Trì năm học 2014-2015 đến nay trường THCS Thanh Đình thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ đã thực hiện công tác giáo dục giá trị DSVH vào các môn KHXH (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, Âm nhạc…trong nhà trường. Để từng bước nâng cao chất lượng việc sử dụng DSVH trong dạy học ở trường THCS thì GV giảng dạy các môn KHXH phải vững vàng về chuyên môn, biết úng dụng CNTT vào giảng dạy, sau ba năm thực hiện giáo dục giá trị DSVH vào các môn KHXH cho HS đã có bước chuyển biến đáng kể và đạt hiệu quả đáng khích lệ. Các giá trị như: yêu nước, đoàn kết cộng đồng, ý chí độc lập tự cường, nhân ái khoan dung, cần cù sáng tạo, anh hùng dũng cảm... được giảng dạy trong nhiều môn học như: GDCD, Lịch sử, Ngữ Văn, Địa lý, Âm nhạc... tìm hiểu thực tiễn về vấn đề này khảo sát trên 38 GV giảng dạy các môn KHXH đề tài sử dụng câu hỏi số 4 và thu được kết quả ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa hát Xoan và tín ngưỡng Hùng Vương cho học sinh‌


T T


Nội dung giáo dục

Các mức độ thực hiện (% )

Trung bình

Thứ bậc

Thường xuyên

Không

thường xuyên

Chưa thực hiện

1

Giáo dục nhận thức về DSVH

của địa phương

28

(73,7%)

10

(26,3%)

0,0

2,7

3

2

Giáo dục thái độ ứng xử đối với

giá trị DSVH

22

(57,9%)

16

(42,1%)

0,0

2,57

6


3

Giáo dục hành vi tích cực trong việc bảo tồn giá trị các DSVH

được UNESCO công nhận.

32

(84,2%)

6

(15,8%)


0,0


2,84


2

4

Giáo dục hành vi văn hóa như

bảo tồn tiếng nói, chữ viết...

11

(28,9%)

27

(71,1%)

0,0

2,28

8

5

Giáo dục giữ gìn các DSVH nơi

công công, bảo tàng dân tộc...

17

(44,7%)

21

(55,3%)

0,0

2,44

7

6

Giáo dục giá trị của các danh

lam thắng cảnh

25

(65,8%)

13

(34,2%)

0,0

2,65

4

7

Giáo dục giá trị của các di tích

lịch sử văn hóa

24

(63,2%)

14

(36,8%)

0,0

2,63

5

8

Giáo dục giá trị của các lễ hội,

tập quán, làng nghề thủ công.

36

(94,7%)

2 (5,3%)

0,0

2,94

1

Qua bảng 2.5 với số phiếu khảo sát 38 GV giảng dạy các môn KHXH của 6 nhà trường cho thấy về cơ bản nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS thực hiện chưa được GV thực hiện thường xuyên. Kết quả thống kê trong bảng 2.4 cho thấy nhà trường và GV đã tập trung vào một số nội dung giáo dục đó là:

Giáo dục hành vi tích cực trong việc bảo tồn giá trị các DSVH được UNESCO công nhận có 84,2% ý kiến nhận xét đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

Giáo dục giá trị của các lễ hội, tập quán, làng nghề thủ công có 94,7% ý kiến nhận xét đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

Các nội dung giáo dục DSVH khác đã được các nhà trường tiến hành tuy nhiên tỷ lệ ý kiến đánh giá về mức độ chưa thường xuyên còn cao đó là:

Giáo dục giữ gìn các DSVH nơi công công, bảo tàng dân tộc...có 55,2% ý kiến đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Giáo dục hành vi văn hóa như bảo tồn tiếng nói, chữ viết có 71,1% ý kiến đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Giáo dục thái độ ứng xử đối với giá trị DSVH có 34,2% ý kiến đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Giáo dục giữ gìn các DSVH nơi công công, bảo tàng dân tộc... có 55,2% ý kiến nhận xét đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Giáo dục thái độ ứng xử đối với giá trị DSVH có 42,1% ý kiến đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.

Qua bảng số liệu, ta thấy việc một số GV chưa thường xuyên sử dụng DSVH trong dạy học có nhiều nguyên nhân. Trong đó, thói quen sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống được nhiều GV sử dụng. Ngoài ra việc sử dụng DSVH trong dạy học tương đối khó, vận dụng chủ yếu tích hợp vào chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học tốn nhiều thời gian của tiết dạy, GV mất nhiều công sức sưu tầm tư liệu, thông tin, tranh ảnh…. Kinh phí cho việc sử dụng DSVH trong dạy học cũng khó khăn khó thực hiện được.

Bên cạnh đó, khi vận dụng DSVH trong dạy học các môn KHXH, GV giảng dạy còn lúng túng ở một số thao tác như lựa chọn DSVH, đưa nội dung đó vào giảng dạy như thế nào cho phù hợp, lập kế hoạch làm việc với BGH, tổ chuyên môn, các cán bộ quản lý bảo tàng di tích lịch sử, các nghệ nhân hát Xoan, sắp xếp thời gian trao đổi gặp gỡ tìm hiểu thông tin, sưu tầm tài liệu, tranh ản hiện vật… của di sản có liên qua đến nội dung bài học, phục vụ việc thiết kế bài học, thiết kế nội dung bài học

với di sản, tiến hành nội dung bài học trên lớp với di sản hoặc học tại nới có di sản đó, tổ chức hoạt động ngoại khóa trải nghiệm với di sản như thế nào?...

Về phía HS: HS được giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị nội dung bài học với di sản bằng các câu hỏi gợi ý liên quan đến di sản nhưng phần lớn các em không thực hiện, một số ít thực hiện nhưng thông tin sơ sài, ít kiến thức phục vụ cho nội dung dạy học.

Thời gian học tập với di sản, đa số HS chỉ học với hình thức thụ động, ít làm việc, hoặc làm việc riêng như đi tán ngẫu, rong chơi không chú ý đến nội dung được GV giao cho.

Các câu trả lời của HS về những vấn đề trong bài học liên quan đến DSVH thường lấy thông tin trong SGK, thiếu sự sáng tạo trong quá trình học tập.

Tóm lại, công tác giáo dục nội dung giá trị DSVH trong các môn KHXH cho HS trong trường THCS đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Các nội dung giáo dục giá trị DSVH chưa được biên soạn thành các tài liệu cụ thể, GV giảng dạy phải hoàn toàn thu thập tài liệu, thiết kế bài dạy nên việc giảng dạy DSVH trong các nhà trường tiến hành chưa đồng bộ, chưa thường xuyên do: quá tải về nội dung chương trình dạy học, cách dạy của thầy và cách học của HS chưa có sự thay đổi, năng lực dạy học tích hợp của GV còn hạn chế. Hơn nữa vấn đề CSVC các nhà trường, phương tiện dạy học, kinh phí hỗ trợ cho công tác giáo dục giá trị DSVH còn hạn chế.. chưa có điều kiện tiến hành bài học thường xuyên tại nơi có di sản,

…kết quả một bộ phận HS nhận thức về DSVH còn hạn chế, thái độ và động cơ học tập chưa đúng đắn, thụ động tiếp thu kiến thức, thiếu tự tin, chưa tích cực học tập, rèn luyện, thờ ơ với những sự kiện chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước và ít quan tâm đến các hoạt động chung. Một số ít HS còn có biểu hiện xa rời các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương và của đất nước.

2.3.2.2. Thực trạng mức độ sử dụng các con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở ở thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, giáo dục giá trị DSVH cho HS THCS được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau, để nhận biết được thực trạng giáo dục giá trị DSVH cho HS tại các trường THCS ở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ tôi đã nghiên cứu tiến hành khảo sát trên CBQL, GV, HS về thực trạng các con đường giáo dục mà các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ đã tiến hành để thực hiện giáo dục giá trị DSVH cho HS. Tôi tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 10 CBQL 30 GV và 50 HS. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ‌


TT


Nội dung giáo dục

Các mức độ thực hiện (% )

TB

Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường xuyên

Chưa thực hiện

1

Thông qua con đường dạy học

vào các môn học chiếm ưu thế

10 (100%)

0

0,0

3,0

1

2

Thông qua tổ chức hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp

8 (80%)

2

(20%)

0,0

2,8

2

3

Thông qua tổ chức hoạt động,

lao động, trải nghiệm

6 (60%)

4

(40%)

0,0

2,6

4

4

Thông qua sinh hoạt tập thể

7 (70%)

3

(30%)

0,0

2,7

3

5

Thông qua tổ chức các hoạt

động xã hội

3 (30%)

7

(70%)

0,0

2,3

5

Qua bảng số liệu cho thấy CBQL các nhà trường đã lựa chọn con đường giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua con đường dạy học 100% CBQL lựa chọn. Giáo dục DSVH thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL đạt 80%. Cho thấy CBQL đã có những cách chỉ đạo nhà trường giáo dục HS giá trị DSVH phù hợp, tích cực. Tuy nhiên giáo dục HS thông qua tổ chức các hoạt động xã hội vẫn còn 70% các nhà trường không thực hiện thường xuyên.

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ


TT


Nội dung giáo dục

Các mức độ thực hiện (% )


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực hiện

1

Thông qua con đường dạy

học

17 (56,7%)

7 (23,3%)

6 (20%)

2.36

1


2

Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp


14 (46,7%)


10 (33,3%)


6 (20%)


2,26


3


3

Thông qua tổ chức hoạt động, lao động trải nghiệm

sáng sáng tạo


12 (40%)


11 (36,7%)


7 (23,3%)


2,17


4

4

Thông qua sinh hoạt tập thể

10 (33,3%)

20 (66,7%)

0

2,3

2

5

Thông qua tổ chức các hoạt

động xã hội

6 (20%)

10 (33,3%)

14 (46,7%)

1,73

5

Kết quả thống kê các con đường giáo dục giá trị DSVH cho HS mà GV sử dụng trong quá trình dạy học thường xuyên có 56,7% GV sử dụng thường xuyên, GV sử dụng thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL 46,7 % GV sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn 40% GV chưa thường xuyên thực hiện giáo dục DSVH thông qua con đường tổ chức các hoạt động NGLL và tổ chức hoạt động, lao động, trải nghiệm sáng tạo và 20% GV chưa thực hiện giáo dục thông qua con đường dạy học.

Bảng 2.8: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học cơ sở thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ


TT


Nội dung giáo dục

Các mức độ thực hiện (% )


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Không thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

Thông qua con đường

dạy học

29 (58%)

19 (38%)

2 (4%)

2,54

1


2

Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp

13

(26,0%)


33 (66%)


4 (8%)


2,18


2


3

Thông qua tổ chức hoạt động, lao động,

trải nghiệm


10 (20%)


12 (24%)

28

(56%)


1,64


5

4

Thông qua sinh hoạt

tập thể

12 (24%)

26 (52%)

12

(24%)

2,0

3

5

Thông qua tổ chức

các hoạt động xã hội

13 (26%)

16 (32%)

21

(42%)

1,8

4

Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng các con đường giáo dục GTDSVH cho HS như sau:

Giáo dục giá trị DSVH thông qua con đường dạy học: có 100% CBQL, 56,7% GV và 58% HS nhận định rằng việc giáo dục giá trị DSVH cho HS thường xuyên được thực hiện thông qua con đường dạy học. Có thể nhận thấy có sự chênh lệch trong đánh giá của CBQL, GV, HS về thực trạng này. Khi tìm hiểu sâu hơn trong quá trình xử lý phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ GV cho rằng việc giáo dục giá trị DSVH cho HS chưa được thực hiện thường xuyên hay chưa thực hiện được nhận định bởi đa số GV giảng dạy các bộ môn như Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh. Trên thực tế các kiến thức về DSVH có thể được lồng ghép, tích hợp trong tất cả các môn học. Tuy nhiên có một số môn học chiếm ưu thế trong quá trình này đặc biệt các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đây là lý do dẫn đến những đánh giá trên.

Bên cạnh đó có một bộ phận GV, HS nhận định giáo dục giá trị DSVH cho HS qua con đường dạy học chưa được thực hiện (20% ý kiến GV, 4% ý kiến HS). Số ý kiến này chủ yếu tập trung ở các trường THCS Tân Đức, THCS Chu Hóa, THCS Thụy Vân.

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng lồng ghép nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS thông qua các môn học KHXH. Tôi tiến hành phỏng vấn 30 GV với câu hỏi: Giáo dục giá trị DSVH được tích hợp trong những môn học nào? Kết quả khảo sát thu được như sau:

+ 93% GV cho rằng giáo dục giá trị DSVH đã được thực hiện qua các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, Âm nhạc.

+ 7% GV cho rằng giáo dục giá trị DSVH đã được thực hiện qua tất cả các môn học trong nhà trường.

+ Không có GV nào cho rằng giáo dục giá trị DSVH được thực hiện thông qua môn khoa học tự nhiên.

Thực tế này là dễ hiểu vì ngay trong chương trình thí điểm sử dụng DSVH trong dạy học được Bộ GD&ĐT tổ chức mới chỉ triển khai tập huấn cho GV giảng dạy các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc. Những môn KHXH có ưu thế lớn trong truyền tải các nội dung về DSVH, dễ tích hợp nội dung giáo dục giá trị DSVH vào nội dung bài học của các môn KHXH. Điều này lý giải về việc không có GV nào cho rằng giáo dục giá trị DSVH chưa được thực hiện qua các môn khoa học tự nhiên. Tuy nhiên nhiệm vụ giáo dục giá trị DSVH không phải là nhiệm vụ riêng của GV giảng dạy các môn KHXH mà là nhiệm vụ của toàn thể GV, GV bộ môn tự nhiên cần lưu tâm để triển khai đưa nội dung giáo dục DSVH vào lồng ghép trao đổi với HS trong quá trình trên lớp.

Trong phân phối chương trình môn học các bài về Lịch sử địa phương, Địa lý địa phương, Âm nhạc có nhiều ưu thế để GV tích hợp nội dung giáo dục giá trị DSVH cho HS. Qua trao đổi với một số GV dạy môn Lịch sử, Địa lý, nhiều GV nhận định trong các bài học này dễ để đưa các nội dung về giáo dục DSVH cho HS.

2.3.2.3. Thực trạng phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội nhằm giáo dục giá trị di sản văn hóa chohọc sinh

Đề tài đã tìm hiểu về các phương pháp dạy học các môn KHXH nhằm giáo dục giá trị DSVH cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình dạy học việc sử dụng DSVH trong dạy học ở trường THCS phải thực hiện thông qua các phương pháp theo tinh thần đổi mới phù hợp với đặc điểm từng môn học, từng DSVH cụ thể.

Đánh giá về việc sử dụng các phương pháp sử dụng khi giảng dạy DSVH vào trường học, tôi tiến hành khảo sát trên 68 CBQLvà GV thu được kết quả như sau:

Ngày đăng: 20/05/2022