Những Ưu Điểm Và Tồn Tại Đối Với Giáo Dục Tiểu Học Các Xã Biên Giới Ở


trào, hoạt động cầm chừng, thiếu các giải pháp để đầu tư khắc phục tình trạng yếu kém về giáo dục ở vùng này.

- Những điều rút ra được trong thực tiễn quản lí giáo dục trên địa bàn huyện đối với trường tiểu học ở xã biên giới nêu trên đã làm hạn chế đến việc phát triển giáo dục. Đây là vấn đề báo động, không thể chấp nhận được trong điều kiện hiện nay. Những hạn chế này cần sửa đổi có hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục ở địa phương đối với sự nghiệp giáo dục tiểu học ở các xã biên giới của tỉnh.

2.4.7.4. Xã hôi hóa giáo dục.


Công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Tây Ninh, được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh tổ chức triển khai quán triệt và có các văn bản chỉ đạo cụ thể hóa Nghị quyết 90/CP trong các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương.

Một thực tế cho thấy, không phải ở đâu cũng có thể làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhất là đối với các vùng kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp như các xã, vùng biên giới ở tỉnh Tây Ninh.

Kết quả nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục ở các xã biên giới đã bộc lộ lên những vấn đề cần quan tâm:

Bảng 21: Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhân dân, và đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác xã hội hóa giáo dục.

Chúng tôi kết hợp với cán bộ Phòng GD - ĐT các huyện dùng phương pháp trao đổi, phỏng vấn các đối tượng ở các xã biên giới để tìm hiểu về sự nhận thức, quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo dục kết quả như sau:


Đối tượng được trao đổi

Kết quả

Đối với cấp ủy, chính quyền xã

-70% số lượng người được trao đổi cho rằng đã được học tập, quán triệt Nghị quyết 90/CP, còn lúng túng trong phương pháp thực hiện.

-30% cho biết chỉ được nghe qua nhưng chưa rõ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 12



nội dung xã hội hóa giáo dục.

Đối với nhân dân các xã biên giới

-95% số lượng người được trao đổi cho biết: chưa bao giờ được nghe đến vấn đề xã hội hóa giáo dục.

-5% chỉ được nghe "xã hội hóa giáo dục" qua các

cuộc họp của nhà trường, không rõ nội dung xã hội hóa giáo dục.

Đối với cán bộ quản lí, giáo viên

-85% cán bộ quản lí, giáo viên được nghe triển khai, hiểu dược ý nghĩa và nội dung cơ bản của Nghị quyết 90/CP nhưng còn lúng túng trong phương pháp tiến hành.

-15% cán bộ quản lí, giáo viên chỉ biết qua loa

không rõ nội dung.

Kết quả thăm dò thể hiện ở bảng 21, chúng tôi rút ra nhận xét như sau:


- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân và ngay cả cán bộ, giáo viên trong ngành vẫn chưa quán triệt một cách đầy đủ ý nghĩa nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục.

- Nhân dân ở các xã biên giới, đời sống rất khó khăn, họ chỉ quan tâm đến cuộc sống hàng ngày, hầu như không chú ý đến chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến giáo dục.

- Cán bộ, giáo viên các xã biên giới nhận thức được vấn đề xã hội hóa giáo dục nhưng chỉ là nhận thức vấn đề trên văn bản, việc tổ chức thực hiện xã hội hóa giáo dục chưa cụ thể hóa thành nội dung phù hợp với thực tế địa phương. Mặt khác do đời sống của giáo viên ở các xã biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn, ngoài việc giảng dạy trên lớp, các thầy, cô giáo còn tập trung nhiều thời gian cho đời sống bản thân gia đình, ít quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục.

- Từ nhận thức và điều kiện kinh tế như nêu trên đã dẫn tới công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả rất thấp thể hiện qua một số mặt:


+ Việc huy động tiềm năng của xã hội đóng góp cho giáo dục tiểu học: Nhân lực và vật lực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục tiểu học biên giới không có gì nổi bật, chưa khai thác được các thế mạnh của địa phương để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học cũng như cải thiện sinh hoạt đời sống của cán bộ giáo viên.

+ Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường và xã hội: Chưa tạo được môi trường thuận lợi cho việc giáo dục toàn diện học sinh Đời sống nhân dân khó khăn, không ổn định dẫn đến tình trạng con em bỏ học giữa chừng, chưa có biện pháp khắc phục. Các bậc cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con cái. Các tổ chức đoàn thể phối hợp với nhà trường chưa đều, chỉ tập trung ở thời gian cao điểm, chưa có chương trình hành động cụ thể phối hợp trong giáọ dục.

+ Tổ chức đại hội giáo dục cấp xã: Còn nặng về hình thức nội dung chưa

cụ thể, thiếu các biện pháp khả thi để thực hiện yêu cầu đề ra.


+ Những vấn đề thuộc chủ trương đổi mới trong giáo dục chưa đề ra thành những chương trình hành động cụ thể đối với từng địa phương.

Công tác xã hội hóa giáo dục ở các xã biên giới trong thời gian tới cần được củng cố, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

2.5. Những ưu điểm và tồn tại đối với giáo dục tiểu học các xã biên giới ở‌

tỉnh Tây Ninh


2.5.1. Ưu điểm‌


- Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh xác định tầm quan trọng vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng đối với địa bàn biên giới của tỉnh, đã có những chính sách ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân biên giới. Vì


vậy, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân biên giới đã giảm bớt khó khăn

thiếu thốn, là điều kiện thuận lợi cho giáo dục tiểu học ổn định và phát triển.


- Giáo dục tiểu học ở các xã biên giới đã mở rộng đến tận những vùng sâu xa nhất của tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động mà trước đây những người dân biên giới chưa bao giờ nghĩ đến. Phải khẳng định rằng, việc phát triển trường lớp ở vùng khó khăn đã đáp ứng được lòng mong mõi của nhân dân, chỉ có chính quyền cách mạng mới có sự quan tâm đầy đủ như vậy, người dân cảm thấy được hạnh phúc thật sự, khi thấy con cái được hưởng thụ một nền giáo dục tiểu học.

- Kể từ khi có Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 12/7/1997 của Tỉnh ủy Tây Ninh về xây dựng huyện, xã biên giới vững mạnh, giáo dục tiểu học ở các xã biên giới đã có những chuyển biến trên một số mặt:

+ 100% trường tiểu học ở xã biên giới được xây dựng bán kiên cố, đủ phòng học 2 ca. Đây là cố gắng lớn của tỉnh trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp.

+ Khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên tiểu học trong nhiều năm qua. Hơn 70% giáo viên tiểu học đã ổn định địa bàn, an tâm công tác, 94,26% giáo viên tiểu học đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt tỉ lệ 98,99%, đây là điều kiện thuận lợi

để tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.


+ Duy trì được thành quả phổ cập giáo dục tiểu học theo lứa tuổi và củng cố có hiệu quả về chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Nhận thức về xã hội hóa giáo dục ở cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian gần đây đã có chuyển biến, thấy được giáo dục tiểu học thực sự đem lại lợi ích cho nhân dân qua việc nâng cao trình độ dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế sinh đẻ.


Tỉnh có định hướng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở các xã biên giới, đã tiến hành khảo sát điều tra cơ bản về thực trạng giáo dục tiểu học theo 5 tiêu chuẩn của Bộ GD - ĐT về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, có kế hoạch cụ thể thực hiện hằng năm.

2.5.2. Tồn tai‌


- Mặc dù tỉnh đã có chính sách đầu tư cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế xã hội các xã biên giới, nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở các xã biên giới vẫn còn khoảng cách khá chênh lệch so với các vùng khác trong tĩnh. Đây là một hạn chế cơ bản, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới.

- Từ trước đến nay, ngành GD - ĐT tỉnh chưa có kế hoạch và giải pháp tổng thể về phát triển giáo dục ở các xã biên giới; trong quản lí chỉ đạo chưa thể hiện quan điểm ưu tiên đầu tư, với quan niệm là vùng khó khăn chịu nhiều thiệt thòi.

- Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến hơn trước nhưng vẫn còn thấp so với các địa bàn khác trong tỉnh, cũng như ngay ở trong cùng một huyện. Việc tổ chức giảng dạy 9 môn học ở các trường tiểu học gặp khó khăn về các bộ môn nghệ thuật, kĩ thuật ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. Phong trào học sinh giỏi, giáo viên giỏi chưa được quan tâm đúng mức. Loại hình học 2 buổi/ngày, học ngoại ngữ, tin học đang gặp khó khăn do thiếu cơ sở vật chất và nhân lực. Chưa xây dựng được trường tiểu học chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường tiểu học qui hoạch phát triển chưa khoa học.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều trường thiếu có các phòng chức năng. Phương tiện dạy học, cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa có định hướng rõ về đầu tư cơ sở vật chất trường học. Kinh phí phục vụ cho hoạt động dạy học và quản lí hành chính ở mức quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học biên giới.


- Đội ngũ cán bộ quản lí trường học chưa được đào tạo bồi dưỡng đồng bộ về lí luận chính trị nghiệp vụ quản lí. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa được nâng cao, còn ít kinh nghiệm trong việc quản lí nhà trường Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng nhưng vấn đề chất lượng ở một bộ phận giáo viên còn yếu, khó khăn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chưa phát huy được tiềm năng của xã hội để phát triển giáo dục tiểu học. Một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục.


Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC XÃ BIÊN GIỚI TỈNH TÂY NINH‌

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới‌

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới, đặt ra những vấn đề cần quan tâm như sau:

3.1.1. Vấn đề mạng lưới trường tiểu học‌


Cần qui hoạch trường tiểu học ở các xã biên giới theo hướng đảm bảo thuận lợi về cự li đi lại cho học sinh tiểu học. Tổ chức sắp xếp lại các điểm trường lẻ, những nơi có qui mô từ 5 đến lo lớp cần tách ra thành lập trường tiểu học mới, giảm bớt số điểm trường lẻ để có điều kiện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; tăng cường trách nhiệm trong việc quản lí trường học.

3.1.2. Vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi‌


20 xã biên giới của tỉnh chưa đạt yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với địa bàn vùng biên giới khó khăn. Theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, những nơi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo lứa tuổi, phải từng bước phấn đấu đạt được kết quả phổ cập đúng độ tuổi. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi sẽ là một trong những tiêu chuẩn để công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, các xã cần tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều lực lượng bằng nhiều biện pháp đồng loạt để duy trì sĩ số học sinh ra lớp, huy động tối đa trẻ 6 tuổi ra lớp 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.


3.1.3. Vấn đề chất lượng giáo dục toàn diện‌


Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với bậc tiểu học ở các xã biên giới đó là phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có đủ các điều kiện cho việc giáo dục: Đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục đảm bảo phát triển toàn diện học sinh.

Mục tiêu đến năm 2010 đạt được 10 trường tiểu học chuẩn quốc gia, các trường còn lại phải phấn đấu hướng theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia với những bước đi hợp lí. Mục tiêu này là trọng trách của ngành GD - ĐT, cần quyết tâm và nỗ lực cao mới có thể đạt được. Trong đó nhất thiết phải có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội và sự đầu tư ngân sách một cách thỏa đáng theo yêu cầu của một trường đạt chuẩn quốc gia.

3.1.4. Vấn đề đầu tư nguồn lực tài chính, cơ sử vật chất trường học‌


Trường tiểu học ở xã biên giới cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật thiếu thốn, nhiều nơi "trường chưa ra trường" phương tiện dạy học nghèo nàn lạc hậu, thiếu sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu phục vụ giảng dạy. Chi thường xuyên phần lớn dành cho nhân lực, chi cho hoạt động chuyên môn hầu như không đáng kể. Tài chính, cơ sở vật chất là hai yếu tố quan trọng góp phần tạo ra sự phát triển của giáo dục tiểu học các xã biên giới. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần phải tập trung đầu tư ngân sách để đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.1.5. Vấn đề cán bộ quản lí và giáo viên‌


Cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lí trường học, cập nhật hóa kiến thức, tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm ở những trường tiên tiến. Đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng, nhưng về chất lượng vẫn còn là vấn đề cần được quan tâm. Đa số giáo viên tiểu học ở trường tiểu học các xã biên giới là người địa phương, đã được đào tạo ban đầu ở trình độ sư phạm cấp tốc và được chuẩn hóa bằng hình thức học tập tại chức sau đó được nâng chuẩn lên

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí