Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Việt Nam Và Tỉnh Đắk Lắk


rất đa dạng. Phương thức tiếp cận vốn bao gồm cả chính thức từ các NHTM và hình thức khác, trong đó các món cho vay nhỏ - không yêu cầu tài sản thế chấp – ngày càng có xu hướng tăng lên. Các hộ tự làm kinh doanh rất muốn tiếp cận với hình thức tín dụng ngân hàng tuy nhiên việc tiếp cận vẫn còn hạn chế, có lẽ vì chi phí giao dịch lớn. Hình thức tín dụng nhỏ vẫn chưa đến được với những người nghèo trong xã hội vì điều kiện tiếp cận của họ gặp nhiều khó khăn hơn so với những người có thu nhập cao [77], [85].

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk

Từ nghiên cứu kinh nghiệm về tín dụng trong nông nghiệp nông thôn và đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê, đối với Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy phải có quy trình đơn giản và cụ thể. Có nhiều TCTD tham gia qua kênh cung vốn thì các hộ sản xuất mới có thể tiếp cận được vốn cho sản xuất.

Các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với tính chất mùa vụ của cây cà phê, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị, giống mô hình của Indonesia.

Cần tăng cường nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ưu đãi để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tín dụng ưu đãi nước ngoài, như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB. Trong đó dành nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất cà phê lâu dài như giảm tổn thất sau thu hoạch, xây dựng sân phơi, nhà kho, máy móc thiết bị, tái canh vườn cà phê già cỗi…

Tiếp tục mở rộng mạng lưới các TCTD, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn chính thức an toàn và chi phí chấp nhận được. Giống như Colombia, tổ chức được hệ thống ngân hàng thương mại riêng cho nông nghiệp nông thôn, ở Việt Nam chúng ta đã có hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, nhưng hoạt động vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.


Việc cung ứng vốn tín dụng phải kết hợp với chính sách phát triển cà phê bền vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến khuyến khích nông dân thực hiện phương thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê.

Tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, hội doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ, khơi thông dòng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, giống mô hình FNC của Colombia.

Những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia, đó là khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Vì vậy nên thành lập được các hiệp hội cà phê giống như FNC của Colombia để bảo vệ quyền lợi và có định hướng cho ngành cà phê.

Nâng cao năng lực quản lý, năng suất và chất lượng lao động của hộ sản xuất cà phê. Hoạt động sản xuất cà phê phải gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất giống như mô hình sản xuất cà phê của Brazil, hiện nay Việt Nam đã và đang tiến hành Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê giống Brazil. Đây là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, với sự điều tiết của Chính phủ và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Hỗ trợ hộ sản xuất trong việc xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất cà phê đảm bảo tính khả thi. Có kế hoạch chi tiết sử dụng nguồn vốn vay. Đồng thời người sản xuất cà phê cần tham gia các hoạt động bảo hiểm trong nông nghiệp, bảo hiểm vườn cây cà phê để tránh rủi ro.


Kết luận chương 1

Trên cơ sở các lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, chương này đã tập trung vào nghiên cứu các luận cứ, các nhân tố ảnh hưởng. Các luận cứ cho rằng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê đó là xem xét việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn hiện nay ở thị trường nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực cà phê.


Nội dung lý luận đã nêu lên được những nhân tố liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, như là nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê, nhóm nhân tố về các NHTM, nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ và các nhóm nhân tố khác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của hộ sản xuất.

Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp được kinh nghiệm về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê của một số nước trên thế giới. Hiện nay các quốc gia này đã có những chiến lược trong việc phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê của mình, như là tạo thói quen sử dụng cà phê, mang ngân hàng đến với mỗi người dân, kết nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm, bên cạnh đó hoạt động tín dụng không nên là hoạt động biệt lập với những chương trình phát triển nông thôn, hình thức tín dụng theo nhóm chịu trách nhiệm chung làm có nhiều mặt tích cực, và đặc biệt là phải chú trọng đến khả năng sinh lợi có ý nghĩa quan trọng đối với tính ổn định về dài hạn của một chương trình tín dụng nông thôn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của địa bàn Tây Nguyên, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với tính chất mùa vụ của cây cà phê, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị, giống mô hình của Indonesia. Cần tăng cường nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay ưu đãi để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tín dụng ưu đãi nước ngoài, như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB. Tiếp tục mở rộng mạng lưới các TCTD, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn chính thức an toàn và chi phí chấp nhận được. Giống như Colombia, tổ chức được hệ thống ngân hàng thương mại riêng cho nông nghiệp nông thôn.Việc cung ứng vốn tín dụng phải kết hợp với chính sách phát triển cà phê bền vững, trong đó, ở những nơi có điều kiện cần quan tâm và tiến đến khuyến khích nông dân thực hiện phương thức sản xuất cà phê hữu cơ, thân thiện với môi trường. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng, vì gắn bó chặt chẽ với chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê. Phải tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi, đối thoại với Hiệp hội cà phê, hội doanh nghiệp để từng bước tháo gỡ, khơi


thông dòng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Giống mô hình FNC của Colombia. Và những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia, đó là khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Hoạt động sản xuất cà phê phải gắn với chuỗi giá trị, đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất giống như mô hình sản xuất cà phê của Brazil, hiện nay Việt Nam đã và đang tiến hành Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê giống Brazil. Đây là tổ chức điều phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, với sự điều tiết của Chính phủ và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần áp dụng để có thể đưa vốn đến cho các chủ thể sản xuất cà phê.


CHƯƠNG 2


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi


Tỉnh Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Nguyên, trong khoảng toạ độ từ 1070 2857– 10805937độ kinh Đông và từ 120 9’ 45– 1302506độ vĩ Bắc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai


- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng


- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà


- Phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đắk Nông


Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đắk Lắk được xác định là vùng kinh tế động lực của cả khu vực, là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối thành phố Buôn Ma thuột với các thành phố Nha Trang, Đà Lạt và Pleiku. Đây được xem là đầu mối giao thông quan trọng, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế của toàn tỉnh cũng như Tây Nguyên ngày càng phát triển.

Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Điểm đặc biệt là diện tích đất đỏ bazan rất lớn, chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả.


Khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Đắk Lắk có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phù hợp cho phát triển nông nghiệp và du lịch.

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Với tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số 1.827.786 người, mật độ dân số 139,26 người/km2, tỉnh Đắk Lắk được đánh giá có tiềm năng lớn về đất đai, trong đó các nhóm đất phù hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như đất đỏ, đất nâu chiếm hơn 70% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cà phê.

Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 47 dân tộc anh em cùng chung sống, là tỉnh đứng đầu toàn quốc về dân tộc học, do vậy kết cấu xã hội, tập quán và bản sắc mang nhiều sắc thái của nhiều vùng miền khác nhau. Nguồn thu nhập của người dân chủ yếu sử dụng cho hoạt động đầu tư và tiêu dùng, tỷ lệ tích lũy thấp. Đây cũng là lý do nguồn vốn huy động từ dân cư có mức độ giới hạn mặc dù đời sống của nhân dân tương đối cao. Cơ cấu dân cư khá cân bằng và ổn định, trong đó nam giới có 872.055 người, chiếm tỷ trọng 50,2%. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với tỷ lệ chiếm đến 77%, thể hiện về cơ bản ĐắkLắk vẫn là một tỉnh thuần nông, thương mại, dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Tốc độ tăng dân số biến động lớn qua các năm, tăng mạnh vào năm 2013 và 2014 do ảnh hưởng bởi giá cà phê, khi tăng giá thì một lượng lớn lao động di cư vào và khi giá giảm thì dân số và lượng lao động lại giảm đáng kể, như năm 2010. Đây chính là vấn đề lớn đối với Chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm, đất ở, an ninh trất tự và ô nhiễm môi trường sinh thái.


Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk


Stt

Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2011

2012

2013

2014

1

Diện tích đất nông nghiệp

Ha

1.312.537

1.312.537

1.312.537

1.312.537

1.312.537

2

Dân số

Người

1.754.390

1.771.844

1.796.666

1.827.786

1.833.251

3

Tốc độ tăng dân số

%

1,08

0,99

1,40

1,73

0,30

4

Số lao động

Người

954.09

981.27

1.006.103

1.048.201

1.068.612

5

Tốc độ tăng lao động

%

2,54

2,85

2,53

4,18

1,95


6


GDP

Tỷ

đồng


32.344


43.787


47.287


50.546


54.971


7


GDP theo giá năm 2010

Tỷ

đồng


32.344


33.975


34.891


36.652


38.897


Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

100


NLN nghiệp

%

44,77

51,10

49,03

47,61

45,45

8

Công nghiệp – XD

%

14,24

13,31

14,42

15,18

15,88


Dịch vụ

%

36,61

30,95

32,31

37,20

35,23


Thuế nhập khẩu

%

4,39

4,64

4,18

3,24

3,43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2014

Tốc độ tăng GDP bình quân có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2010 và 2011 có tốc độ tăng nhanh, tương ứng 21,46% và 32,46%. Qua đó cho thấy đời sống của người dân Đắk Lắk có xu hướng tăng lên rõ rệt. Kinh tế của tỉnh qua 5 năm đã duy trì tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao so toàn quốc, trong đó tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp đạt trên 45%, đã tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế chung của tỉnh và đảm bảo đời sống cho người dân. Tuy nhiên yếu tố bền vững trong phát triển còn hạn chế do tùy thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả nông sản xuất khẩu, khi giá nông sản tăng sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển nhanh hơn và ngược lại; công nghiệp – xây dựng tăng trưởng chậm, bình quân là 15%, do tác động của nhiều yếu tố đầu vào như vốn, nguyên, nhiên vật liệu; ngành dịch vụ tăng chậm qua các năm, sấp xỉ 30%/năm, do ảnh hưởng của lạm phát và tác động của việc thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tập trung ưu tiên cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là các giải pháp liên quan đến cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi hành chính công và kiểm soát tăng trưởng tín dụng, riêng các ngành quản lý nhà nước, giáo dục, y tế chiếm cơ cấu gần 50% khu vực dịch vụ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành dịch vụ.


Với tổng số hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh là 227.490 hộ, trong đó số hộ sản xuất cà phê thuộc dân tộc thiểu số là 41.610 hộ. Đây là lợi thế về lực lượng lao động trong điều kiện các địa phương nông nghiệp thiếu hụt lao động hiện nay.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mặt phần lớn các loại hình NHTM hoạt động kinh doanh, dịch vụ ngân hàng, bao gồm 30 Chi nhánh NHTM, trong đó có cả định chế ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Về phía các NHTM bao gồm: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM chính sách và NHTM hợp tác, đây là một lợi thế trong việc cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng cho người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, vẫn có những bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê, cụ thể:

Cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp kém. Một năm chỉ có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, tình trạng mưa lớn, lũ lụt xảy ra làm cho khu vực vùng sâu, vùng xa bị cô lập, ảnh hưởng đến mùa màng. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có những năm hạn hán kéo dài sang tận tháng 6. Trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Do đó việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên. Yếu kém về cơ sở hạ tầng gây cản trở đối với phát triển kinh tế của tỉnh và ảnh hưởng đến phát triển xã hội ở khu vực nông thôn.

Trong nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, thiếu tính ổn định; diện tích trồng cà phê tiếp tục tăng trong khi đó chất lượng cà phê xuất khẩu còn thấp; thương hiệu xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột chưa phát triển vững chắc. Việc giải quyết ổn định di dân tự do gặp nhiều khó khăn, bất cập do thiếu vốn đầu tư.

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân tuy được cải thiện song vẫn còn một số hạn chế như chênh lệch về trình độ và mức sống giữa các vùng trong tỉnh lớn; Trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp; Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn còn thiếu. Đây là rào cản lớn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Diện tích cà phê trong những năm qua thay đổi liên tục, có xu hướng ngày càng tăng, chủ yếu là do người dân trồng tự phát, thấy giá tăng thì trồng thêm mà không theo

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí