Nguồn Lực Tài Chính Và Cơ Sử Vật Chất


4

Bến Cầu

168

25

14,88

85

50,60

42

25,00

16

9,52

5

Trảng Bàng

106

29

27,36

30

28,30

19

17,92

28

26,42

Cộng

784

229

29,21

336

42,86

146

18,62

73

9,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 11

Nhân xét qua bảng 13:


Lực lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy đa số tuổi còn trẻ, hăng hái nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. (dưới 5 năm 29,21%, từ 6-10 năm 42,86%).

Giáo viên thâm niên trong nghề từ 16 năm trở lên chỉ có 9,31%. Vấn đề đặt ra là cần phải có kế hoạch học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và mở rộng việc trao đổi học tập kinh nghiệm ở các trường khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Bảng 14: Giáo viên được tăng cường từ huyện khác đến công tác tại xã biên giới


TT

HUYỆN

Số giáo viên

đang công tác

Ở huyện khác đến

Số lượng

%

1

Tân Biên

105

52

49,52

2

Tân Châu

185

66

35,67

3

Châu Thành

220

35

15,91

4

Bến Cầu

168

6

3,57

5

Trảng Bàng

106

20

18,87

Cộng

784

179

22,83

Nhân xét qua bảng 14:


Có 22,83% giáo viên là người ở địa phương khác đến công tác ở địa bàn xã biên giới. 71,17% là giáo viên người tại địa phương có khả năng ổn định lâu dài. Kết quả này sẽ giảm đi sự luân chuyển giáo viên ở các xã biên giới. Khắc phục được tình trạng xem địa bàn công tác ở biên giới là nơi thực tập thử thách, nơi rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ đến khi vững vàng, giáo viên xin chuyển về quê quán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế về chất lượng đội ngũ, thiếu giáo viên nòng cốt, giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi ở vùng sâu, xa biên giới.


Mặc dù đã có cố gắng đào tạo giáo viên tiểu học theo địa chỉ sử dụng, nhưng đến nay vẫn còn 22,83% giáo viên công tác ở trường tiểu học xã biên giới được điều động từ các huyện khác đến. Số giáo viên tăng cường đã giảm rất nhiều so với trước (Năm học 1996-1997: 65%; năm 1997-1998: 48,83%; năm 1999-2000: 39,5%). Vấn đề này cũng cần tiếp tục quan tâm để có 100% giáo viên tiểu học ở các xã biên giới là người tại chỗ, như vậy đội ngũ sẽ được ổn định công tác lâu dài ở vùng biên giới.

- Nhân viên phục vụ.


Bảng 16: Nhân viên các trường tiểu học


STT

Huyện

Nhân viên hiện có

Nhu cầu

Còn thiếu

1

Tân Biên

7

13

6

2

Tân Châu

20

23

3

3

Châu Thành

16

33

17

4

Bến Cầu

11

16

5

5

Trảng Bàng

11

13

2

Cộng

65

98

33

Nhân viên ở các trường tiểu học biên giới chủ yếu là nhân viên phục vụ, bảo vệ được sử dụng theo dạng hợp đồng không thuộc chỉ tiêu biên chế, tiền lương được cấp từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Nhân viên phục vụ giảng dạy như thư viện, thiết bị, không có biên chế chuyên trách. Công tác thư viện, thiết bị trong trường tiểu học các xã biên giới thường do giáo viên kiêm nhiệm.

Số lượng nhân viên hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu số lượng sử dụng theo qui định hiện hành. Việc tuyển chọn nhân viên ở các trường tiểu học các xã ở biên giới gặp khó khăn vì tiền lương quá thấp, lại không được tuyển dụng lao động trong biên chế Nhà nước. Nhiều trường thiếu bảo vệ. Vì vậy, công tác bảo vệ trường học gặp rất nhiều trở ngại. Nhân viên phục vụ cho công tác giảng dạy hầu như không có. Đây là vấn đề cần phải xem xét về bố trí, sử dụng lao động trong ngành giáo dục, nhất là đối với nhân viên phục vụ công tác giảng dạy.


2.4.7.2. Nguồn lực tài chính và cơ sử vật chất


Phạm vi khảo sát về đầu tư ngân sách và các nguồn kinh phí khác cho giáo dục tiểu học ở các xã biên giới được tiến hành ở 50 trường tiểu học bằng các phiếu điều tra và biểu mẫu thống kê tổng hợp. Ngoài ra, để kiểm chứng số liệu các trường, chúng tôi còn tiến hành thu thập số liệu ở 5 Phòng GD - ĐT của huyện biên giới và tại Sở GD - ĐT tỉnh.

Kết quả nghiên cứu như sau:


- Nguồn lực tài chính.


Nguồn lực tài chính là điều kiện quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển giáo dục. Năm năm qua, trong phạm vi có hạn của nguồn ngân sách tỉnh và sự đóng góp của nhân dân đã phân bổ kinh phí cho sự nghiệp giáo dục ở các xã biên giới như sau:

Bảng 16: Kinh phí sự nghiệp giáo dục tiểu học ở các xã biên giới qua các

năm


Năm

Kinh phí sự nghiệp

GDTH huyện

Kinh phí GDTH

các xã biên giới

Tỉ lệ %

1987

29.509.428.590

5.023.854.210

17,02

1998

30.750.619.314

5.365.417.360

17,44

1999

31.892.039.146

5.460.965.607

17,12

2000

32.092.198.320

5.895.037.897

18,36

2001

32.952.534.599

6.642.557.294

20,15

Cộng

157.196.810.969

28.387.832.000

18,05

Kinh phí chi cho giáo dục tiểu học ở các xã biên giới chiếm tỉ lệ 18,05% trong tổng kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục tiểu học huyện. Kinh phí chi cho giáo dục tiểu học các xã biên giới chủ yếu do nguồn ngân sách Nhà nước cấp, với số kinh phí được phân bổ hằng năm chỉ đảm bảo cho hoạt động tối thiểu của các trường học.

Bảng 17: Cơ cấu chi cho giáo dục tiểu học ở các xã biên giới năm 2001



NĂM

CHI NHÂN LỰC

CHI HOẠT

ĐỘNG DẠY HỌC

CHI HÀNH CHÍNH

QUẢN LÍ


CHI KHÁC

Tổng số/Tỉ lệ

Tổng số/Tỉ lệ

Tổng số/Tỉ lệ

Tổng số/Tỉ lệ

1998

4.828.875.300

89,45

391.675.441

8,11%

117.866.259

2,44%

0

1999

4.969.478.702

89,03%

354.962.764

7,14%

163.828.968

3,29%

27.304.828

0,54%

2000

5.164.053.193

81,75%

618.978.979

11,98%

235.801.515

4,56%

88.425.568

1,71%

2001

5.646.173.699

82,37%

730.681.302

12,94%

232.489.505

4,11%

33.212.786

0,58%

Cộng

20.608.580.894

85,48%

2.096.298.486

10,17%

749.986.247

3,63%

1048.943.182

0,72%

Xem xét cơ cấu chi cho sự nghiệp giáo dục tiểu học ở các xã biên giới qua bảng 17 thể hiện:

+ 85,48% kinh phí chi cho nhân lực bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương.

+ 10,17% chi cho hoạt động dạy và học.


+ 3,63% chi cho quản lí hành chính.


+ 0,72% chi cho hoạt động khác.


Phần lớn kinh phí dành cho chi nhân lực, chi cho hoạt động dạy học, hành chính quản lí và chi khác không đáng kể. Điều này dẫn đến sự hạn chế trong các hoạt động phục vụ việc nâng cao chất lượng giáo dục và điều hành quản lí của nhà trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giáo dục các xã biên giới kém phát triển.

Bảng 18: So sánh tỉ lệ các khoản chi sự nghiệp GDTH theo vùng trong tỉnh



VÙNG

CHI VỀ NHÂN LỰC

CHI HÀNH

CHÍNH QUẢN LÍ

CHI HOẠT

ĐỘNG DẠY HỌC


CHI KHÁC


Thị xã

81,60%

12,6%

4,40%

1,40%

Nông thôn

85,20%

11,06%

4,00%

0,90%

Biên giới

85,48%

10,17%

3,63%

0,72%

Cơ cấu các khoản chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục tiểu học ở các vùng qua bảng 18 thể hiện:

+ Tỉ lệ chi về nhân lực ở các vùng đều chiếm tỉ lệ cao trong nguồn kinh phí rất hạn hẹp được phân bổ. Các khoản chi khác không đáng kể. Do vậy, việc hạn chế các hoạt động của nhà trường là điều không thể tránh khỏi.

+ Vùng biên giới là vùng khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng qua kết quả khảo sát, các cấp quản lí chưa thể hiện quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ở vùng này. Cơ cấu tỉ lệ chi cho hoạt động dạy và học, quản lí hành chính, chi khác ở mức thấp nhất so với mức chi cho giáo dục tiểu học ở các vùng khác trong tỉnh.

+ Muốn nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới, rút ngắn được khoảng cách chênh lệch giữa các vùng nhất thiết phải có sự nhìn nhận một cách đầy đủ và có sự ưu đãi đặc biệt trong việc đầu tư các nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường

- Cơ sở vật chất:


Từ năm 1997, tỉnh Tây Ninh đã cơ bản xóa được các phòng học tạm thời. Cơ sở vật chất của trường tiểu học trong toàn tỉnh được xây dựng bán kiên cố, đủ chỗ cho học sinh học hai ca.

Bảng 19: Đầu tư xây dựng-Trang bị phương tiện dạy học trong các năm

qua.


Đơn vị tính : Tỉ đồng



Năm

Số phòng học xây

mới

Kinh phí đầu tư xây dựng

Thiết bị dạy học

Ngân sách

tỉnh

Nhân dân

Tổng cộng


1997

15

1.350

0

1.350

0.100

1998

22

1.980

0

1.980

0.115

1999

30

2.210

0.400

2.610

0.170

2000

32

2.305

0.350

2.655

0.225

2001

37

2.530

0.620

3.150

0.285

Cộng

136

6.120

1.370

11.745

0.895

Qua bảng 19 cho thấy:


Trong 5 năm Nhà nước và nhân dân đầu tư kinh phí 11,745 tỉ đồng xây dựng trường học, với số kinh phí này chỉ đáp ứng nhu cầu xây mới phòng học, các phòng chức năng phục vụ dạy học, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư. Kinh phí mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học còn quá ít so với yêu cầu.

Bảng 20: Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục.


Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

- Đất

- Công trình phụ


- Hàng rào, cổng trường


- Trồng cây xanh

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục

Thực trạng

- 26/50 trường cần mở rộng diện tích đất.

- 19/50 trường cần nâng cấp, tu sửa các công trình vệ sinh giếng nước và hệ thống nước.

- 24/50 trường cần hoàn chỉnh hàng rào, cổng

trường, biển trường.

- 19/50 trường chưa thực hiện tốt việc trồng cây.


- 39/50 trường chưa có phòng thư viện, thiết bị

- 50/50 trường chưa có phòng nha

- 7/50 trường chưa có văn phòng làm việc của hiệu trưởng

- 50/50 trường chưa có phòng giáo dục âm nhạc

- 40/50 trường chưa có phòng truyền thống, sinh hoạt Đội

Nhận xét qua bảng 20:


Thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở của các trường tiểu học các xã biên giới đang đặt ra cho ngành GD - ĐT cần phải nhanh chóng đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa trường học.


Nhìn chung về thực trang cơ sỏ vát chai trường hoe ỏ xã biên giới:


Trước năm 1997, các xã biên giới có 404 phòng học trong đó có 160 phòng tạm thời bị hư hỏng cần xây dựng thay thế và 244 phòng bán kiên cố. Từ năm 1997 đến nay, xây mới 136 phòng học bán kiên cố, số phòng bán kiên cố hiện có 380 phòng. Tỉ lệ phòng học đạt 0,60 (380 phòng/692 lớp). Việc xóa phòng học tạm thời xây dựng phòng học bán kiên cố, bảo đảm cho học sinh học hai ca được duy trì liên tục trong nhiều năm nay là sự quan tâm của tỉnh đối với các xã biên giới.

Cơ sở vật chất các trường học chỉ mới đáp ứng cho việc tổ chức dạy học một buổi. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, thiếu các phòng chức năng. Phương tiện dạy học phần lớn chỉ có tranh ảnh, bản đồ và các dụng cụ đơn giản, không có phòng thiết bị, thư viện riêng, phải gởi chung với phòng làm việc của hiệu trưởng, ở những điểm trường lẻ chỉ mới xây dựng được phòng học, điều kiện phục vụ giảng dạy, sinh hoạt của học sinh hầu như không có gì.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở trường học trong những năm qua chỉ nhằm giải quyết tình thế theo yêu cầu phát triển giáo dục, mang tính đối phó, chấp vá, chưa thể hiện ý tưởng đầu tư theo hướng phát triển. Do vậy, 50 trường tiểu học và 98 điểm trường lẻ chưa có nơi nào hoàn chỉnh về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc gia. Trường tiểu học chỉ đạt được điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, thiếu các phòng chức năng, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, cảnh quang môi trường sư phạm, bộ mặt nhà trường chưa rõ nét.

Để đạt được kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2002 đến 2010 của UBND Tỉnh Tây Ninh và chủ trương của Bộ GD -ĐT về việc tổ chức cho học sinh tiểu học học hai buổi/ngày, tỉnh cần phải tập trung đầu tư kinh phí khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học các xã biên giới.

2.4.7.3. Tác động quản lí giáo dục.


Trong lí luận cũng như thực tiễn đã chỉ rõ, mọi sự phát triển đều phải có tác động của vai trò quản lí. Sự quản lí thể hiện qua định hướng kế hoạch, quản lí bằng cơ chế, tổ chức, bằng thanh tra, kiểm tra và bằng biện pháp thi đua khen thưởng.

Qua nghiên cứu thực tế về sự tác động của vai trò quản lí đối với giáo dục tiểu học ở các xã biên giới, rút ra được những vấn đề sau:

- Giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh chịu sự quản lí trực tiếp của Phòng GD - ĐT về mặt chuyên môn và sự quản lí về công tác Đảng và Nhà nước của cấp ủy, chính quyền xã theo địa bàn.

- Trường tiểu học ở các xã biên giới cách xa trung tâm huyện, đường giao thông đi lại khó khăn, thiếu các điều kiện tác động đến hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, các cấp quản lí thường có tâm lí châm chước cho hiệu trưởng về những thiếu sót trong việc thực hiện các chỉ đạo của Phòng GD - ĐT. Điều này đưa đến tình trạng làm việc cầm chừng ở một số hiệu trưởng.

- Công tác kiểm tra, thanh tra của Phòng GD - ĐT đối với trường tiểu học ở các xã biên giới không được thực hiện thường xuyên. Tác động của vai trò quản lí các cấp chưa kịp thời trong việc phát hiện, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa các mặt hạn chế ở các trường học.

- Việc quản lí bằng tổ chức hành chính đôi lúc không có hiệu quả đôi với cán bộ quản lí, giáo viên. Trường tiểu học ở các xã biên giới thiếu nhân lực, do vậy cán bộ, giáo viên được điều động từ nơi khác đến công tác, thường có suy nghĩ đây là vùng khó khăn nên có tư tưởng không còn lo ngại việc chấp hành tổ chức kỉ luật.

- Một số cán bộ quản lí nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học các xã ở biên giới, thường đổ lỗi cho yếu tố khách quan về những yếu kém của trường tiểu học ở biên giới, ít quan tâm đầu tư phát triển, xem giáo dục tiểu học các xã ở biên giới chỉ là việc duy trì phong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023