Bối Cảnh Mới Và Tác Động Của Nó Đến Việc Giải Quyết Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Và Công Bằng Xã Hội Ở Việt Nam

được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Việc theo dòi, giám sát chương trình chưa có hệ thống và đồng bộ. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá chương trình chủ yếu dựa trên các báo cáo với lượng thông tin chưa đầy đủ.

- Hiệu năng quản lý của Nhà nước còn thấp. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới đã đánh giá chất lượng quản trị quốc gia của chính phủ 212 nước và vùng lãnh thổ dựa trên sáu tiêu chí: tính hiệu năng của chính phủ, chất lượng chính sách và hoạt động điều tiết, tham nhũng, tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ổn định chính trị. Ngoại trừ tiêu chí về ổn định chính trị, điểm của Việt Nam về năm tiêu chí còn lại đều thấp hơn so với các nước ở Đông Á và Đông Nam Á (trừ In-đô-nê-xia). Về mặt phương pháp, cần lưu ý rằng các chỉ số này là những chỉ số so sánh. Tức là, việc một số chỉ số của Việt Nam (như tính hiệu năng của chính phủ) trong năm 2006 giảm so với 1996 không có nghĩa là Việt Nam đã thụt lùi về phương diện này. Sự suy giảm về điểm số chỉ chứng tỏ rằng mặc dù trên thực tế có thể Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể về phương diện quản trị quốc gia, thế nhưng các nước khác trong khu vực tiến bộ còn nhanh hơn. Bên cạnh đó bộ máy hành chính của Việt Nam còn rất nhiều bất cập, cồng kềnh. Ví dụ, hệ thống giấy phép đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động doanh nghiệp của ta còn quá nhiều. Theo Ban nghiên cứu của Thủ tướng, hiện có tới 300 loại giấy phép và điều kiện kinh doanh, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Trong số 300 giấy phép các loại, ngành Văn hóa Thông tin đứng đầu bảng với 41 giấy phép; ngành Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn: 37 giấy; Ngân hàng: 34 giấy; Tài chính: 24 giấy; Giao thông Vận tải: 23 giấy; Bộ công nghiệp: 5 giấy và Bộ giáo dục đào tạo chỉ 1 giấy phép. Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, số lượng giấy phép tăng nhanh với quy mô đáng kể. Bình quân, mỗi tuần có một giấy phép ra đời. Các loại giấy phép này tồn tại dưới các dạng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép, văn bản chấp thuận, thẻ, chưa kể đến hình thức dưới dạng điều kiện kinh doanh. Có thể nói, đây chính là một trong những điều bất cập lớn còn tồn tại, là kẽ hở cho những người có chức có quyền lợi dụng để tham nhũng, “hành” dân để họ được hưởng những

quyền lợi đã được thừa nhận của mình, để được phép kinh doanh, đầu tư làm giàu cho đất nước.

Nhìn nhận ở khía cạnh khác, tình trạng chênh lệch thu nhập và phân hóa giầu nghèo cũng như bất bình đẳng có phần gia tăng trong thời gian qua ở nước ta phản ánh xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và nhìn chung, những sự chênh lệch này vẫn nằm trong giới hạn hợp lý của sự “ đánh đổi”. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những nguy cơ và thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời gian tới.

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

- Trong thời gian qua, chênh lệch giầu nghèo tăng tương đối nhanh (bình quân mỗi năm tăng thêm gần 0,4 lần) và có xu hướng còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Để vừa đạt tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, đồng thời khắc phục chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về kinh tế - xã hội, nước ta cần có những chính sách thích hợp đẩy mạnh cải cách kinh tế và cải cách hành chính, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, kiểm soát và tái phân phối thu nhập một cách hợp lý, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia làm giàu chính đáng, đồng thời hỗ trợ hơn nữa người nghèo về các mặt để tăng thu nhập nhằm thoát nghèo, mặt khác có chính sách, có phong trào vận động để người giàu đóng góp giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo.

- Nếu xét tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế, thì tỷ nghèo thực tế còn cao (khoảng 30%), đặc biệt là khu vực nông thôn. Do đó để tăng được thu nhập (lên trên mức 200.000 đồng/người/tháng), giảm được nghèo cho hơn 90% người nghèo, tương đương hơn 4 triệu hộ gia đình với khoảng gần 20 triệu người hiện đang sống trong khu vực nông thôn sẽ là một thách thức rất lớn trong giai đoạn mới.

- Mặc dù tình trạng bất bình đẳng giới đã được cải thiện một cách rò rệt nhưng vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng về lao động giữa nữ giới và nam giới. Như

vậy, giảm bớt bất bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết mà Việt Nam cần thực hiện được trong những năm tới.

- Việc gia nhập WTO cũng sẽ có tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tếcông bằng xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có thể mở rộng tiếp cận các thị trường nước ngoài, nhờ đó có thể tăng thêm cơ hội xuất khẩu và thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng nhanh; chúng ta có thể tiếp cận đến các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư, mà chỉ các thành viên WTO mới có được; tạo cho Việt Nam có thêm điều kiện thúc đẩy cải cách nhằm phát triển kinh tế thị trường; người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn hàng hóa có chất lượng và đa dạng, thị trường trong nước được mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó, khi trở thành thành viên của WTO cũng gây cho chúng ta rất nhiều khó khăn, thách thức. Việc tự do thương mại và đầu tư tiếp tục một mặt đẩy nhanh việc hình thành các trung tâm công nghiệp, các đô thị, mặt khác làm cho khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng doãng ra. Làn sóng di cư từ nông thôn ra đô thị và các trung tâm công nghiệp có xu hướng tăng, gây sức ép quá tải đối với các công trình kết cấu hạ tầng và phức tạp về xã hội. Việc diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng, xây dựng mới các khu công nghiệp, các khu đô thị dẫn đến người nông dân không có đất làm nông nghiệp, một bộ phận dân cư bị mất việc làm truyền thống, phải có chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, quá trình phát triển công nghiệp, khu công nghiệp chưa gắn với công tác đào tạo nghề, chưa chuẩn bị những điều kiện thiết yếu cho người nông dân bị thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp nên không có khả năng tiếp cận việc làm mới. Tình hình thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống tiềm ẩn nguy cơ bất định về xã hội ở nông thôn, ngoài ra ở các thành phố lớn cũng sẽ chịu sức ép không nhỏ trước làn sóng dân di cư từ nông thôn đến, điều này sẽ càng làm cho vấn đề việc làm, môi trường, chênh lệch giầu nghèo ở các thành phố lớn trở nên nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

***

Trong hơn 2 thập niên qua vừa qua (1986 - 2008), kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lòi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã giải phóng được sức sản xuất và đạt được những thành tựu kinh tế to lớn. Bên cạnh đó việc thực hiện công bằng xã hội cũng đã đạt được những tiến bộ khả quan, đáng ghi nhận, đã đem lại những chuyển biến mạnh mẽ đối với đời sống và thu nhập của người nghèo, dân cư nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam - 14

Song bên cạnh đó, còn tồn đọng rất nhiều hạn chế và khó khăn mà Việt Nam cần phải vượt qua trong thời gian tới, đặc biệt khi chúng ta đã tham gia vào WTO, tham gia sân chơi chung của Thế giới. Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả hơn để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.

Chương 3‌‌

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.


3.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam

3.1.1 Bối cảnh quốc tế

Thực tế cho thấy, từ thời kỳ chế tạo ra máy hơi nước đến năm 1970, lực lượng sản xuất của thế giới đã gấp hàng nghìn lần lực lượng sản xuất hàng triệu năm trước đó. Nhưng từ 1970 đến nay, chỉ hơn ba chục năm loài người lại tạo ra được một lực lượng sản xuất hơn cả 200 năm trước đây. Xem thế, đủ thấy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng như toàn cầu hoá kinh tế đã đưa tới tăng trưởng kinh tế ngày càng mạnh mẽ trong CNTB như thế nào. Song thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vẫn là những bài toán chưa có lợi giải. CNTB hiện đại không những đã tạo ra những mâu thuẫn, những sự bất bình đẳng trong phạm vi quốc gia mà nó còn tạo nên sự bất bình đẳng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Sự bất công xuất phát trước hết từ sự bất bình đẳng về địa vị kinh tế. Vì vậy những nước giàu có vốn đầu tư cao thì thu được các nguồn lợi kếch xù. Các nước nghèo, kém ưu thế chỉ thu được những món lợi không đáng kể.

Theo tính toán, từ năm 1996 - 2000, các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), chưa kể Mỹ đã đầu tư gần 600 tỷ USD để đưa khoa học công nghệ thông tin vào hoạt động kinh tế. Vì vậy, lợi nhuận của họ thu được từ quá trình này lên tới 4000 tỷ USD. Trong khi đó những quốc gia nghèo ở Châu Á và Châu Phi chỉ đầu tư được chưa đầy 100 triệu USD trên lĩnh vực này và lợi nhuận gia tăng không đáng kể.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 60 nghìn Công ty xuyên quốc gia. Các Công ty này đã chiếm 2/3 mậu dịch, 4/5 đầu tư trực tiếp của thế giới, là chủ sở hữu của 9/10 những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và thực hiện 7/10 quyền

chuyển nhượng kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Do tình hình trên, theo báo cáo của Liên hợp quốc, tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển đạt mức cao. Song số người nghèo khó không những không giảm mà còn tăng.

Chỉ tính từ 1995-2000, số tài sản của 200 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi (lên hơn 1000 tỷ USD). Trong khi đó, số người sống dưới mức nghèo khổ vẫn là 1,3 tỷ người. Trên 90% số người nghèo khổ hiện nay đang sống ở các nước đang phát triển. Từ năm 1971 đến nay, số nước nghèo vì chậm phát triển không giảm đi mà còn tăng từ 25 đến 48 nước. Các nước công nghiệp phát triển chỉ có 1,2 tỷ người (20% dân số thế giới) nhưng chiếm tới 86% GDP toàn cầu và 4/5 thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, các nước nghèo nhất cũng với một số lượng dân tương tự chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu, 0,4% kim ngạch xuất khẩu và 0,6% kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Tỷ lệ khoảng cách GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và nghèo nhất tăng từ 31/1 (vào những năm 1960) lên 60/1 vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và 74/1 vào những năm đầu của thế kỷ XXI.

Do sự phân phối thu nhập quá bất công, các nước nghèo phải chấp nhận sự trao đổi không ngang giá. Nếu tính tài sản của 385 người giàu nhất thế giới thì thu nhập hàng năm của họ tương đương thu nhập của 2,6 tỷ người. Nếu tính tài sản của 3 người giàu nhất thế giới thì tài sản của họ tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của 48 nước nghèo. Đã thế, số người nghèo lại ngày càng tăng, theo tính toán của ngân hàng thế giới (WB), số người nghèo (mức sống dưới 1 USD/1 ngày) trên toàn thế giới là 1,2 tỷ (năm 1987) và 1,5 tỷ (1999). Con số này, theo dự tính sẽ lên 1,9 tỷ (năm 2015).

Điều đáng nói nữa là sự bất công không phải chỉ xảy ở các nước nghèo và chậm phát triển mà nó còn diễn ra ở chính các nước phát triển, những nước giầu. Ví dụ điển hình nhất là ở Mỹ. Tính từ 1990 - 1997, mức thu nhập của 5% gia đình giàu nhất nước Mỹ đã tăng từ 18,6% (1990) đến 24,5% (1997). Trong khi đó, thu nhập của 5% số người nghèo nhất lại giảm từ 5,7% (1990) xuống còn 4,3% (1997). Năm 1973, mức lương của Tổng Giám đốc điều hành một tập đoàn gấp

35 lần so với mức lương của một công nhân trung bình. Đến năm 1997 sự chênh lệch này lên tới 209 lần.

Chính vì vậy, "Chương trình Phát triển Liên hợp quốc" (UNDP) phải đưa ra lời cảnh báo về 5 kiểu tăng trưởng kinh tế cần phải tránh. Đó là:

1. Tăng trưởng không việc làm, là tăng trưởng kinh tế nhưng không mở rộng những cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có thu nhập thấp.

2. Tăng trưởng không lương tâm là tăng trưởng mà thành quả của nó chủ yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo được hưởng ít, thậm chí người nghèo còn tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

3. Tăng trưởng không có tiếng nói, tức là tăng trưởng kinh tế không kèm theo sự mở rộng nền dân chủ hay là việc tạo thêm quyền lực, chặn đứng tiếng nói khác và dập tắt những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn về xã hội và kinh tế.

4. Tăng trưởng không gốc rễ, là sự tăng trưởng đã khiến cho nền văn hoá của con người trở nên khô héo.

5. Tăng trưởng không tương lai, là tăng trưởng mà thế hệ hiện nay phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai cần đến.


Nhìn chung, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hóa , dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu. Đây cũng là những nhân tố tích cực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.


Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường; các tranh chấp xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt và tìm cách áp đặt rào cản thương mại đối với các nước nghèo và

đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả thế giới còn diễn biến phức tạp. Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giầu nghèo … sẽ càng trở nên gay gắt. Những vấn đề trên có ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế, cũng như việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.

3.1.2 Bối cảnh trong nước

Sau hơn 20 năm đổi mới, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến với những đặc điểm như sau:

- Định hình cơ chế phát triển kinh tế mới: cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - như một tất yếu không thể đảo ngược. Cơ chế thị trường định hướng XHCN là hạt nhân phát triển mới của đất nước, một mô thức phát huy nội lực trong nước và gắn kết nước ta với khu vực và thế giới. Xuất hiện một lớp chủ thể kinh tế sản xuất - kinh doanh mới, có năng lực cạnh tranh độc lập, với trình độ và bản lĩnh ngày càng được nâng cao. Về mặt kinh tế, đây sẽ là một lớp nhân vật chính trên sân khấu phát triển hiện đại của nước ta.

- Tiềm lực và tăng trưởng kinh tế được nâng cao một bước quan trọng

+ Nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng nhanh, tuy chưa có nhiều yếu tố ổn định.

+Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng và phát triển với chất lượng mới.

+ Cơ cấu kinh tế biến đổi mạnh theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và phù hợp hơn với quỹ đạo phát triển mới.

- Nền tảng xã hội của sự phát triển trong giai đoạn mới

+ Quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng dần hình thành cơ chế phân bố thông qua thị trường lao động.

+ Mức sống cho toàn bộ xã hội được nâng cao.

+ Cơ hội phát triển cho con người được tạo ra một cách rộng rãi hơn.

+ Hình thành lối sống mới mang tính cộng đồng dân tộc và quốc tế.

+ Quá trình đô thị hoá được đẩy mạnh theo xu hướng hiện đại hoá.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí