Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lí, Giáo Viên Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Giáo Dục Tiểu Học Ở Các Xã Biên Giới Giai Đoạn 2002-2010


+ Tổ chức dạy đủ 9 môn học và các môn năng khiếu ngoại ngữ, tin học và tiến tới tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Việc học 2 buổi/ngày có điều kiện thực hiện tốt chất lượng giáo dục, có cơ hội theo dõi, giám sát đầy đủ những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh, cho phép đánh giá một cách chính xác học lực và hạnh kiểm, kiểm tra hầu hết các hành vi đạo đức để có phương pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời qua đó phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục, rèn luyện, nếu cần thiết có thể cá biệt hóa quá trình giáo dục.

- Biện pháp đầu tư về cơ sở vật chất


+ Đầu tư cơ sở vật chất trường học bao gồm hệ thống lớp học, các phòng chức năng phục vụ việc dạy học, hạ tầng cơ sở trường học và môi trường nhà trường.

+ Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh. Đảm bảo cung cấp sách cho học sinh diện chính sách, gia đình khó khăn.

+ Để đảm bảo cho một trường đạt chuẩn quốc gia, cần phải được đầu tư về cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh.

3.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới giai đoạn 2002-2010‌

3.3.4.1. Quan điểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu và loại hình đảm bảo chất lượng theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bậc tiểu học.

- Đảm bảo tính ổn định đội ngũ, từng bước địa phương hóa giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên an tâm công tác ở vùng biên giới.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 15


- Kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ phải hợp lí, khoa học đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Kế hoạch thực hiện được triển khai trong nhiều năm, không gây xáo trộn đội ngũ.

3.3.4.2. Nguồn lực.


- Củng cố đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học biên giới cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị có liên quan để xây dựng kế hoạch biên chế lao động dựa trên cơ sở định mức, tỉ lệ bố trí giáo viên, qui mô phát triển trường lớp và yêu cầu sử dụng, bố trí cán bộ quản lí để đề xuất UBND tỉnh phân bổ biên chế lao động tiền lương đáp ứng yêu cầu nhân lực cho giáo dục tiểu học phát triển.

- Sở GD - ĐT phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại giáo viên theo yêu cầu về lí luận chính trị, nghiệp vụ quản lí giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ.

- Phòng GD - ĐT huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá, qui hoạch, đề bạt cán bộ quản lí và xây dựng đội ngũ giáo viên các trường tiểu học, đảm bảo số lượng, cơ cấu và các loại hình.

- Đảm bảo nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để tiến hành đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên.


3.3.4.3. Biện pháp.


Đối với cán bộ quản lí


Tổ chức đánh giá, xem xét lại việc bố trí cán bộ quản lí cho phù hợp với năng lực, qui mô của từng loại trường. Có chế độ đánh giá cán bộ quản lí theo chu kì nhất định để bổ nhiệm lại, không nên để người cán bộ quản lí chủ quan khi được bổ nhiệm rồi cứ làm việc với chức vụ đó mãi. Trong công tác đánh giá cán bộ quản lí cần có những tiêu chí cụ thể để bố trí lại những cán bộ không phù


hợp với giai đoạn mới, dạng hiệu trưởng bình quân chủ nghĩa, an phận, không đổi mới, làm việc cầm chừng không có gì sai, cũng không sáng tạo gì, không có quyết tâm đưa nhà trường đi lên. Trong qui hoạch cán bộ quản lí, phải tiến hành trên cơ sở đánh giá cán bộ quản lí đương chức để có hướng sử dụng tiếp hoặc cho thôi giữ chức vụ. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận thay thế những cán bộ quản lí không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bổ sung theo yêu cầu. Số cán bộ kế cận cần được đào tạo bồi dưỡng về lí luận chính trị và nghiệp vụ quản lí trước khi được giao nhiệm vụ.

Luân chuyển một số cán bộ quản lí, từ nơi này bổ sung đến nơi khác, từ nơi mạnh đến nơi yếu, từ nơi thuận lợi đến nơi khó khăn, tăng thêm nguồn lực con người cho những nơi yếu.

Tổ chức bồi dưỡng về lí luận chính trị, nghiệp vụ quản lí nhất là những kinh nghiệm quản lí cụ thể của việc điều hành một trường học.

Đối với giáo viên


Giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay thực hiện việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu thay sách lớp 1 kể từ năm học 2002-2003 và lần lượt các lớp tiếp theo ở những năm sau đặt ra vấn đề cần phải đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên thì mới có khả năng đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.

Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần phải được tiến hành bằng các biện pháp:

- Biên pháp đào tạo và đào tạo lại giáo viên:


+ Điều tra thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, lập kế hoạch đào tạo chuẩn hóa và nâng chuẩn từ trình độ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm. Giai đoạn 2002-2007, mỗi năm các trường tiểu học ở các xã biên giới cử từ 10 đến 15% giáo viên đi đào tạo lại theo kế hoạch của ngành.


+ Chọn giáo viên có trình độ trung học sư phạm hệ 9+3 hoặc 12+2 có năng khiếu dạy các môn nhạc, họa, thể dục để đào tạo cao đẳng sư phạm nhạc, họa, thể dục làm giáo viên chuyên trách giảng dạy các bộ môn này ở trường tiểu học.

+ Trường cao đẳng sư phạm tỉnh báo cáo đề xuất Bộ GD - ĐT có chương trình đào tạo lại giáo viên trung học sư phạm ở hệ 9+3 chuyển sang 12+2 và chương trình trung học sư phạm 12+2 nâng lên trình độ cao đẳng sư phạm tiểu học. Tổ chức tốt các điều kiện giảng dạy và học tập theo hình thức tập trung.

+ Phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trong, ngoài tỉnh, trường chính trị địa phương để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các loại hình đang còn thiếu.

- Biên pháp bồi dưỡng giáo viên:


+ Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề theo nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học giai đoạn 2002-2007 và tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên theo kế hoạch của Bộ GD - ĐT. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn. Có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên về những yếu kém được phát hiện do các chuyên gia giỏi về chuyên môn trong tỉnh và ngoài tỉnh hướng dẫn; phổ biến những kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cập học sinh yếu kém, quản lí học sinh trên lớp và các biện pháp kết hợp với gia đình quản lí việc học tập của học sinh ở nhà.

+ Đẩy mạnh phong trào hội giảng, thi tay nghề giáo viên vòng trường, vòng huyện và phạm vi tỉnh. Động viên giáo viên tham gia, xem đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, đánh giá đơn vị. Tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách, chất lượng soạn giảng của giáo viên trên lớp, qua đó tổ chức rút kinh nghiệm, giúp đỡ giáo viên khắc phục những mặt hạn chế.

- Biện pháp tài chính- Khen thưởng:


+ Đáp ứng yêu cầu kinh phí đào tạo lại và đào tạo nâng chuẩn. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người đi học.

+ Động viên khen thưởng kịp thời giáo viên tham gia học tập và công tác

đạt thành tích tốt.


3.3.5. Đầu tư tài chính và cơ sở vật chất phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới.‌

3.3.5.1. Quan điểm.


- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc xây dựng các huyện, xã biên giới vững mạnh. Chủ trương của tỉnh từ nay đến 2010, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các xã biên giới, khắc phục tình trạng thiếu thốn hiện nay. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nguồn lực tài chánh hạn hẹp, việc lựa chọn mô hình đầu tư hợp lí và có hiệu quả là điều rất quan trọng. Vì vậy cần nhận thức đúng đắn quan điểm đầu tư cho GD -ĐT là đầu tư cho phát triển, giáo dục phải đi trước.

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học ở các xã biên giới được khẳng định là cần thiết, cấp bách trong mục tiêu thực hiện chính sách xã hội của tỉnh. Xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, trước mắt tập trung cho các trường chuẩn quốc gia, các trường khác lần lượt đầu tư hằng năm; trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, làm cho bộ mặt trường học khang trang sạch đẹp. Trường học thật sự là trung tâm văn hóa ở địa phương.

- Phân phối và sử dụng nguồn lực ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục cần ưu tiên cho bậc tiểu học, bởi vì tiểu học là bậc học cơ sở, mọi người đều được hưởng thụ. Ưu tiên cho giáo dục tiểu học vùng biên giới sẽ góp phần đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội, giảm bớt thiệt thòi đối với người dân vùng biên giới.


3.3.5.2. Nguồn lực.


- Tỉnh đầu tư ngân sách xây dựng trường học từ nguồn vốn xây dựng tập trung hằng năm.

- Sử dụng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho các xã biên

giới và các vùng khó khăn, nguồn viện trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế.


- Huy động sự đóng góp của nhân dân và nguồn ngân sách huyện.


3.3.5.3. Biện pháp.


- Tăng mức đầu tư kinh phí phục vụ cho hoạt động chuyên môn và điều hành quản lí nhà trường.

- Có chính sách đầu tư đúng, với một cơ cấu chi ngân sách hợp lí, sử dụng kinh phí đầu tư có hiệu quả, tăng mức đầu tư hằng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục tiểu học ở các xã biên giới phát triển.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay trong nước và quốc tế, đồng thời huy động tốt nguồn lực ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo dục tiểu học các xã biên giới.

- Cần sử dụng nguồn lực tài chính như một công cụ đắc lực để hướng các trường đảm bảo: Qui mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Cơ chế phân bổ hiện nay mới chỉ thuần túy phản ánh về mặt qui mô. cần có cơ chế khuyến khích tăng đầu tư cho các trường tiểu học ở các xã biên giới đạt kết quả tối ở các mặt qui mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Có như vậy sẽ kích thích thi đua, tăng cường trách nhiệm hoạt động ở các trường học vùng khó khăn.

- Tiến hành điều tra thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để lập dự án khả thi đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của tỉnh.

- Sở GD - ĐT, phối hợp với UBND các huyện biên giới lập kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt nhu cầu đầu tư xây dựng trường học hằng năm, ký kết hợp đồng trách nhiệm cụ thể hỗ trợ kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia.


3.3.6. Tăng cường công tác quản lí giáo dục.‌


3.3.6.1. Quan điểm.


Các xã biên giới là vùng trọng điểm về an ninh, chính trị, kinh tế của tỉnh, ổn định kinh tế xã hội giáo dục là điều kiện quan trọng để xây dựng vùng biên giới vững mạnh. Vì vậy các cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành GD - ĐT cần xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục các xã biên giới là mục tiêu quan trọng của giáo dục. cần có những chính sách, kế hoạch ưu tiên, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Khắc phục những mặt hạn chế, tăng cường công tác quản lí giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục tiểu học phát triển. Lập lại trật tự kỉ cương, nền nếp, qui chế quản lí giáo dục đối với các xã biên giới, chấm dứt tình trạng buông lỏng quản lí.

3.3.6.2. Nguồn lực.


UBND tỉnh ban hành qui định về phân cấp quản lí giáo dục cho Sở GD - ĐT và UBND huyện, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khắc phục những sơ hở quản lí giữa ngành, địa phương và vùng lãnh thổ.

Sở GD - ĐT có kế hoạch phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới. Rà soát các văn bản qui định, hướng dẫn chỉ đạo có liên quan đến giáo dục tiểu học, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

UBND huyện, cơ quan quản lí hành chính ở địa phương phối hợp với Sở GD - ĐT thống nhất chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở các xã biên giới. Lãnh đạo công tác tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Phòng GD - ĐT trực tiếp quản lí các trường tiểu học; xây dựng các qui định về lập lại trật tự kỉ cương, qui trình quản lí đối với các trường tiểu học vùng khó khăn biên giới. Cán bộ quản lí của Phòng GD - ĐT là người hướng dẫn,


giúp đỡ các trường học thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra. Thông tin chỉ đạo của Phòng GD - ĐT phải được triển khai kịp thời, cụ thể đến các trường tiểu học; đảm bảo chế độ thông tin thông suốt; tránh tình trạng ách tắc thông tin, chỉ đạo không đến nơi đến chốn.

Hiệu trưởng trường tiểu học lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; thường xuyên tham mưu báo cáo kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác giáo dục ở nhà trường, cải tiến lề lối làm việc; thực hiện tốt các qui định của cấp trên có liên quan đến công tác phụ trách.

Các tổ chức Đảng, đoàn thể của nhà trường bằng chức năng của mình tham gia xây dựng qui định về quản lí trong trường học.

3.3.6.3. Biện pháp.


Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đánh giá xếp loại trường tiểu học biên giới theo những đặc điểm của vùng khó khăn, tạo điều kiện kích thích thi đua.

Cần có những nội dung qui định cụ thể về cải cách hành chính, lập lại trật tự ki cương, xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành tốt các qui định, qui chế chuyên môn, những nội dung nay cần được trao đổi, bàn bạc dân chủ đi đến thống nhất.

Củng cố các tổ chức đoàn thể, ban thanh tra nhân dân, xây dựng cơ chế

phôi hợp với ban giám hiệu trường, phát huy dân chủ cơ sở.


Xây dựng qui chế phối hợp, nội dung phân cấp quản lí giáo dục giữa các cấp: Tỉnh, huyện; Phòng GD - ĐT với UBND xã.

Phòng GD - ĐT xây dựng qui trình quản lí, nội dung quản lí từng mặt công tác phù hợp với giáo dục tiểu học các xã biên giới. Hướng dẫn các trường lập kế hoạch phát triển, tổ chức xét duyệt, tạo điều kiện cho các trường hoạt động đạt mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí