Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Giáo Dục Ở Các Xã Biên Giới Tỉnh Tây Ninh


trình độ trung học sư phạm, do vậy chất lượng giảng dạy bị hạn chế là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, giáo viên đào tạo chính qui ra trường có đủ số lượng thay thế số giáo viên này để luân phiên đi đào tạo lại hoặc đào tạo nâng chuẩn. Muốn làm được điều này, hằng năm, ngành GD - ĐT cần phải có kế hoạch cụ thể, thống nhất với hội đồng đào tạo tỉnh thực hiện.

3.1.6. Vấn đề quản lí, chỉ đạo giáo dục


Cải tiến lề lối quản lí chỉ đạo của Sở, Phòng GD - ĐT. Tăng cường ý thức tổ chức kỉ luật cũng như việc thực hiện các qui chế của ngành. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lí đủ sức tác động có hiệu quả đến giáo dục tiểu học xã biên giới bằng các hình thức thanh tra, kiểm tra, lập và điều hành kế hoạch, phát động phong trào thi đua, tạo ra sự chuyển biến thật sự về chất lượng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới.

3.1.7. Vấn đề xã hội hóa giáo dục‌


Quán triệt đầy đủ sâu rộng trong các cấp ủy đảng, chính quyền đoàn thể và nhân dân về mục đích, ý nghĩa cũng như nội dung xã hội hóa giáo dục. Tổ chức đại hội giáo dục cấp xã cần có nội dung thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương và các mục tiêu, kế hoạch của ngành GD - ĐT. Khai thác có hiệu quả tiềm năng xã hội cho việc phát triển giáo dục.

3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và giáo dục ở các xã biên giới tỉnh Tây Ninh‌

3.2.1. Kinh tế xã hội‌


Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02/TU ngày 12/7/1997 của Tỉnh ủy về việc xây dựng huyện, xã biên giới vững mạnh, UBND tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đánh giá, tổng kết những những mặt được và chưa được, khẳng định cần tiếp tục củng cố, tập trung đầu tư để phát triển kinh tế xã hội các xã biên giới.

3.2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội


Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước mắt xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến. Khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh các huyện, xã biên giới cùng với tỉnh nâng cao tăng trưởng kinh tế, chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường quản lí để chỉ đạo sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn.

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, từng bước giải quyết công bằng xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc gay gắt, phát triển sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, giải quyết tốt việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục đấu tranh phòng chống tội phạm, duy trì mối quan hệ đối với Campuchia; tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng đứng chân trên biên giới và cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; đổi mới phương thức hoạt động; đẩy mạnh công cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, tăng cường công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể đến 2010.


- Về nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp.


+ Phát triển kinh tế nông thôn, đầu tư vốn cho nông dân sản xuất các loại cây công nghiệp mía, mì, cao su và trồng rừng.

+ Đầu tư máy móc, thiết bị xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại

chỗ.


+ Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt.


+ Đầu tư xây dựng hệ thong thủy lợi phía Tây sông Vàm Cỏ Đông, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.

- Về thường mại - dịch vụ


+ Phát triển thế mạnh, tiềm năng kinh tế của các cửa khẩu quốc gia, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (huyện Bến Cầu), Sa Mát (huyện Tân Biên) và các cửa khẩu tiểu ngạch ở Kà Tùm (huyện Tân Châu), Phước Tân (huyện Châu Thành).

+ Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

+ Xây dựng phát triển các chợ ở địa bàn nông thôn và chợ biên giới có sức mua cao. Xây dựng siêu thị kinh doanh tổng hợp trước mắt ưu tiên đầu tư cho khu vực kinh tế cửa khẩu Mộc Bài để đón đầu việc thông thương của tuyến đường xuyên Á.

- Phát triển hạ tầng cơ sở


+ Hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển giao thông nội đồng, nhựa hóa các tuyến đường trung tâm ở cụm xã.

+ Qui hoạch dân cư, ổn định tình hình dân cư biên giới.


+ Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch và điện khí hóa nông thôn, năm 2005, có 60-70% dân cư biên giới dùng nước sạch, 80% dân cư sử dụng điện lưới quốc gia.

+ Phát triển nâng cao chất lượng bưu chính viễn thông, năm 2005 đạt 5-6

máy điện thoại/100 dân.


- Văn hóa- xã hội:


+ Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, 100% trạm xá có bác sĩ khám chữa bệnh.


+ Đến năm 2005, 100% các xã biên giới có trạm truyền thanh, 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 50% ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa, 78% xã có nhà văn hóa, giảm hộ nghèo xuống dưới 5%, hạ thấp tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 2%.

3.2.2. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới giai đoạn 2002-2010‌

Thực trạng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới đã thể hiện nỗ lực và những mặt còn hạn chế của ngành GD - ĐT trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong điều kiện chung của tỉnh và những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội ở các xã biên giới đã có tác động rất lớn đến tình hình phát triển giáo dục.

Định hướng phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới giai đoạn 2002- 2010 không thể thoát ra khỏi bối cảnh chung về kinh tế xã hội của tỉnh cũng như ở các xã biên giới. Do vậy, để tạo điều kiện cho giáo dục tiểu học ở các xã biên giới phát triển rút ngắn khoảng cách chênh lệch về chất lượng với các vùng khác cần chú ý đến những điều kiện tác động đến giáo dục ở vùng biên giới; đặc biệt quan tâm đến nhận thức của nhân dân và bản thân học sinh đối với việc học, đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các xã biên giới.

- Định hướng phát triển giáo dục tập trung ở một số điểm sau:


+ Tạo mọi điều kiện tốt nhất để huy động 100% trẻ em 6 tuổi ra lớp 1 và học hết bậc tiểu học, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học xuống dưới 2%. Giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

+ Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa IX. Tạo điều kiện thuận lợi về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển ở giai đoạn 2002-2007.


+ 20% trường tiểu học thuộc xã biên giới tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày.

+ Học sinh được học đủ 9 môn, chú ý những môn nghệ thuật: Nhạc, họa. Những nơi có điều kiện, tổ chức cho học sinh làm quen với môn ngoại ngữ, tin học,

+ Có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.


+ 30% trường tiểu học được xây dựng kiên cố, 70% bán kiên cố, đảm bảo

đủ phòng học cho 30% học sinh học 2 buổi/ngày.


+ Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 80%, trên chuẩn 20%.


Bảng 22: các chỉ tiêu phát triển tiểu học giữa các vùng trong tỉnh



ĐỊA BÀN

YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐẾN 2010


Tổng số trường

PC GDTH

đúng độ tuổi

(%)


Bỏ học (%)


Số trường học 2 buổi/ngày

Số trường học bán trú


Môn học


SGK (%)

GIÁO VIÊN

CSVC


Tỉ lệ GV/lớp


Đạt chuẩn (%)


Trên chuẩn (%)


Kiên cố (%)

Bán kiên cố (%)

Xã biên

giới


50


100


2


10



9


100


1,15


80


20


30


70

Các vùng

khác


242


100


1


136


15


9


100


1,15


60


40


50


50

Toàn

tỉnh

292

100

1,5

146

15

9

100

1,15

70

30

40

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 13

Chỉ tiêu phấn đấu trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia từ năm 2002-2010


+ Các xã biên giới : 10 trường


+ Toàn tỉnh 70 trường (70/292, tỉ lệ 23,97%)


Bảng 23: So sánh thực trạng hiện nay và các chỉ tiêu phát triển giáo dục tiểu học



NỘI DUNG YÊU CẦU

THỰC TRẠNG HIỆN

NAY

CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

TỪ 2002-2010

Các xã

biên giới

Toàn tỉnh

Các xã biên

giới

Toàn tỉnh

-Phổ cập giáo dục tiểu

học đúng độ tuổi

Chưa đạt

6 xã

100%

100%

-Bỏ học

3,10%

2,20%

2,00%

1,50%

-Số trường học 2

buổi/ngày

0

20,54%

30,00%

50,00%

-Tỉ lệ giáo viên/lớp


1,13


1,20

1.15

(Có GVCT

môn nghện thuật)

1,15

(Có GVCT

môn nghện

thuật)

-Chuẩn hóa cơ sở vật

chất

0

10,30%

30,00%

40,00%

-Trường đạt chuẩn quốc

gia

0

6 trường

10 trường

70 trường

Chỉ tiêu ở các bảng 22, 23 đạt được sẽ tạo ra sự chuyển biến về giáo dục tiểu học ở các xã biên giới so với thực trạng hiện nay và mặt bằng chung về giáo dục tiểu học của tỉnh.

Để đạt được các chỉ tiêu trên cần có sự nổ lực rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng xã hội, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ngành GD - ĐT và phải được thực hiện bằng các giải pháp khả thi.

3.3. Giải pháp phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới‌


Căn cứ lí luận, thực tiễn nghiên cứu và mục tiêu giáo dục từ nay đến 2010. Phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh được tiến hành bằng giải pháp cụ thể sau:

3.3.1. Qui hoạch mạng lưới trường lớp‌


Hiện nay 20 xã biên giới ở Tây Ninh có 50 trường tiểu học nhưng có đến 98 điểm trường lẻ. Việc mở các điểm trường lẻ đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng qui mô giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường học tập.


Nhưng vì qui mô phát triển giáo dục tiểu học quá rộng lớn nên tỉnh không thể cùng một lúc đầu tư cho các điểm lẻ đầy đủ cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học.

Thực hiện kết luận hội nghị trung ương 6 khóa IX của BCH Trung ương Đảng và chương trình hành động của Tỉnh úy Tây Ninh về công tác giáo dục- đào tạo, ngành GD - ĐT cần tiến hành "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục", nâng cao vị trí của trường tiểu học ở địa phương, qui hoạch lại mạng lưới trường, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

3.3.1.1. Quan điểm.


- Qui hoạch mạng lưới trường tiểu học các xã biên giới phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương, xu thế phát triển dân cư, nhu cầu học tập của học sinh và tình hình an ninh chính trị ở vùng biên giới.

- Khắc phục những mặt hạn chế về mạng lưới trường, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường. Qui hoạch trường sở chú ý môi trường cảnh quang sư phạm, xây dựng ‘‘Trường ra trường, lớp ra lớp". Nhà trường tiểu học ở các xã biên giới thực sự là trung tâm văn hóa ở địa phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở theo hướng chuẩn hóa, có bước đi hợp lí, trên cơ sở cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có và từng bước xây dựng mới theo điều kiện ngân sách của địa phương và sự đóng góp của nhân dân.

3.3.1.2. Qui hoạch phát triển trường lớp.


Củng cố lại hệ thống trường tiểu học hiện có trên địa bàn xã biên giới, mỗi huyện có 2 trường tiểu học ở các xã biên giới đạt chuẩn quốc gia. Các trường còn lại được đầu tư từng bước về cơ sở vật chất và đánh giá theo hướng của trường chuẩn quốc gia. Giảm bớt những điểm trường lẻ. Những nơi có qui mô hiện tại hoặc dự kiến ở những năm tới có từ 5 đến l0 lớp cần tách ra để thành lập


trường tiểu học mới có đủ ban giám hiệu và cơ sở vật chất phục cho giảng dạy và học tập.

Trên cơ sở kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hạn chế việc

sinh đẻ. Căn cứ vào số liệu điều tra hiện nay về trẻ từ 1 đến 5 tuổi.


Bảng 24: Qui hoạch phát triển trường tiểu học ở các xã biên giới đến năm

2010



TT

Huyện Tên xã biên

giới

Hiện nay

2002-2005

2006-2010

Trường

Điểm

trường

Trường

Điểm

trường

Trường

Điểm

trường

1

Tân Biên

-Tân lập

-Tân Bình

-Hòa Hiệp


1

1

3


2

4

5


2

2

4


1

3

4


2

3

5


1

2

3

2

Tân Châu

-Tân Đông

-Tân Hà

-Suối Ngô

-Tân Hòa


3

1

4

3


7

3

7

3


4

2

5

4


6

2

6

2


6

2

7

3


4

2

4

3

3

Châu Thành

-Phước Vinh

-Thành Long

-Ninh Điền

-Hòa Hội

-Hòa Thạnh

-Biên giới


4

3

2

2

2

2


6

5

4

5

5

6


5

4

3

2

3

2


5

4

3

5

4

6


7

5

3

3

4

3


3

3

3

4

3

5

4

Bến Cầu

-Lợi Thuận

-Tiên Thuận

-Long Thuận

-Long Khánh

-Long Phước


3

3

2

2

1


4

7

5

3

3


4

4

3

3

2


3

6

4

2

2


5

6

5

4

2


2

4

2

1

2

5

Trảng Bàng

-Phước Chỉ

-Bình Thạnh


6

2


10

4


8

3


8

3


10

4


6

2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023