Thực Hiện Phổ Cập Giáo Dục Đúng Độ Tuổi Là Cơ Sở Vững Chắc Xóa Bỏ Tận Gốc Nạn Mù Chữ



Cộng

50

98

69

79

89

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục tiểu học các xã biên giới ở tỉnh Tây Ninh - 14

- Đến năm 2010, các xã biên giới ở Tây Ninh có 89 trường tiểu học, (tăng 39 trường) và 59 điểm trường lẻ (giảm 39 điểm lẻ).

- Các điểm trường lẻ còn lại là những nơi rất sâu xa, qui mô nhỏ.


- Các trường tiểu học mới thành lập có khả năng thu nhận thêm học sinh theo yêu cầu phát triển.

Để có được 89 trường tiểu học, cần có kế hoạch đầu tư dần hằng năm. Ngoài các trường dự kiến đầu tư trở thành trường đạt chuẩn quốc gia đã có kế hoạch riêng. Các trường tiểu học còn lại phải có sự đầu tư hằng năm từ nguồn vốn đầu tư xây dựng tập trung của tỉnh đảm bảo có được cơ sở vật chất cơ bản của một trường tiểu học với mô hình sau:

Cần có:


+ Hàng rào


+ Cổng trường, biển trường.


+ Cột cờ.


+ Sân chơi.


+ Trồng cây xanh.


+ Giếng nước, hồ nước.


+ Nhà vệ sinh.


+ Có văn phòng làm việc ban giám hiệu, phòng hội đồng giáo viên, phòng

thư viện.


+ Các lớp học có tủ đựng học cụ và đồ dùng dạy học tối thiểu theo qui định của Bộ GD - ĐT.

Với mạng lưới trường tiểu học nêu trên sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân ở địa phương, việc tuyển sinh sẽ được bố trí theo khu vực


đảm bảo cự li đi lại hợp lí. Cơ sở vật chất được đầu tư để đảm bảo các hoạt động tối thiểu của một trường tiểu học, bộ mặt trường sở có nhiều chuyển biến, tăng sự thu hút đối với học sinh.

3.3.1.3. Yếu tố nguồn lực thực thi giải pháp.


- Nhân lực:


Chuẩn bị tốt đội ngũ bao gồm cán bộ quản lí trường học, giáo viên, nhân viên phục vụ, bố trí đủ số lượng theo yêu cầu phát triển:

+ Ban giám hiệu trường đảm bảo số lượng theo qui mô xếp hạng trường học, cán bộ quản lí phải được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị và nghiệp vụ quản lí giáo dục.

+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy: Tỉ lệ bố trí giáo viên đạt 1,15/lớp, lực lượng này phải được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì do Bộ GD -ĐT qui định và tiếp thu tốt các chuyên đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học giai đoạn 2002-2007. Có giáo viên chuyên trách giảng dạy các môn nghệ thuật. Những trường đạt chuẩn quốc gia, học 2 buổi/ngày có giáo viên ngoại ngữ, tin học để giảng dạy giúp cho học sinh có điều kiện tiếp cận với các môn học này.

+ Trường học có tổ đảng, chi bộ, ít nhất cũng có 1 đến 2 đảng viên để làm nòng cốt lãnh đạo, xây dựng các tổ chức đoàn thể, Đội thiếu niên có các cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong trường.

- Nguồn lực tài chính cơ sở vật chất


+ Đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư hằng năm từ nguồn ngân sách địa phương, xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia và phòng học phát triển phục vụ yêu cầu học 2 buổi/ngày; nâng cấp, sửa chữa và xây mới ở các điểm trường lẻ đáp ứng yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất của một trường tiểu học.


+ Đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy học.


+ Ưu tiên dành quĩ đất để mở rộng qui mô, phát triển trường mới theo qui hoạch.

Huy động sự hỗ trợ, các nguồn tài trợ trong và ngoài tỉnh, nguồn ngân sách huyện, nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học vùng biên giới.

3.3.1.4. Biên pháp.


- Tiến hành điều tra cơ bản về trẻ từ 1 đến 11 tuổi, tình hình phát triển dân

cư, phân loại theo từng khu vực địa bàn để làm căn cứ qui hoạch trường lớp.


- Đánh giá về thực trạng đội ngũ về số lượng, chất lượng và các điều kiện sinh hoạt của giáo viên để bố trí sắp xếp hợp lí theo yêu cầu.

- Điều tra thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở kĩ thuật các trường tiểu học và các điều kiện tác động đến giáo dục, để có định hướng đầu tư, nâng cấp, sửa chữa và xây mới đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

- Có kế hoạch đầu tư kinh phí hằng năm kịp thời phục vụ cho nâng cấp, xây dựng cơ sỏ vật chất trường học.

3.3.2. Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi là cơ sở vững chắc xóa bỏ tận gốc nạn mù chữ‌

3.3.2.1. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo.


- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là mục tiêu quan trọng. Phát triển giáo dục tiểu học ở các xã biên giới phải đặt mục tiêu này là trọng tâm cần đạt được. Điều này nói lên sự phát triển vững chắc của giáo dục tiểu học, là điều kiện có tính quyết định đối với việc xóa bỏ tận gốc nạn mù chữ.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục tiểu học, từng bước phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2007 toàn tỉnh hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.


- Theo qui định của Bộ GD - ĐT [33] đã đề ra yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở cấp xã như sau:

+ Huy động 95% trẻ 6 tuổi ra lớp 1.


+ Có ít nhất 80% trẻ tốt nghiệp tiểu học ở lứa tuổi 11 tuổi.


+ 20% trẻ còn lại phải đang học ở trong trường tiểu học.


+ Có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học và thực hiện tốt về vệ sinh ở trường tiểu học.

Trên cơ sở số liệu điều tra về phổ cập giáo dục tiểu học và số liệu trẻ chuẩn bị ra lớp ở các năm tiếp theo. Các trường tiểu học được giao nhiệm vụ phổ cập trên địa bàn có kế hoạch thật cụ thể để huy động trẻ ra lớp. Từ năm học 2002-2003 phải tổ chức huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt tỉ lệ ít nhất từ 98% trở lên (Năm học 2001-2002: 98,99%) và phải cố gắng duy trì tỉ lệ này cho hết bậc học. Trước mắt cần đảm bảo duy trì số lượng học sinh lớp 1 đã được ra lớp trong năm học 2001-2002 tiếp tục học lên lớp 2 là 100%. Hạ thấp tỉ lệ bỏ học, lưu ban xuống dưới 2%.

3.3.2.2. Nguồn lực thực thi phổ cập giáo dục tiểu học.


Nguồn lực bảo đảm cho GDTH bao gồm nhân lực và vật lực.


- Nhân lực:


+ Cấp ủy, chính quyền địa phương là nhân tố lãnh đạo, đề ra các chủ trương, kế hoạch, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể và nhân dân thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Với chức năng quản lí Nhà nước, UBND xã chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả phổ cập giáo dục ở địa phương.

+ Các tổ chức đoàn thể, lực lượng xã hội tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học theo chức năng của mình, đồng thời phối hợp với các tổ chức khác tạo nên lực lượng tổng hợp, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số, giúp đỡ học sinh khó khăn đi học.


Ngoài ra, còn đóng góp cho nhà trường về kế hoạch, biện pháp thực thi có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Quần chúng nhân dân với tư cách là cha mẹ học sinh, chăm lo, tạo điều kiện cho con em đi học, cùng với nhà trường theo dõi diễn biến quá trình học tập, phát hiện uốn nắn kịp thời việc lười học, bỏ học giữa chừng.

+ Lực lượng giáo viên trường tiểu học đóng vai trò nòng cốt trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên có trách nhiệm giảng dạy, quản lí học sinh trên lớp, đồng thời thông báo cho cha mẹ học sinh biết về kết quả học tập của học sinh. Tiến hành điều tra, lập danh sách đối tượng theo độ tuổi ra lớp theo địa bàn được phân công, không để trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục phải bị thất học.

+ Hiệu trưởng trường học là nhân vật trung tâm, có trách nhiệm tham mưu, báo cáo đề xuất kế hoạch, biện pháp cho cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Phòng GD - ĐT huyện về tình hình thực hiện công tác phổ cập giáo dục ở địa bàn.

- Vật lực:


+ Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập của học sinh.


+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi về phương tiện hoạt động, tài chính phục vụ cho công tác điều tra lập danh sách quản lí đối tượng cần được phổ cập giáo dục tiểu học.

+ Đảm bảo đầy đủ và kịp thời các chế độ tài chính có liên quan đến công tác phổ cập giáo dục tiểu học.

3.3.2.3. Biện pháp.


- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cấp ủy, chính quyền, nhân dân về ý nghĩa việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Xem đây là công việc thường xuyên và trở thành nội dung quan trọng của cấp ủy, chính quyền trong việc quản


lí Nhà nước ở địa phương. Phân công cấp ủy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục theo địa bàn.

- Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể. Có kế hoạch tổ chức vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, tăng cường biện pháp quản lí duy trì sĩ số học sinh trong suốt bậc học, khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ học giữa chừng, tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

- Phòng GD - ĐT thường xuyên kiểm tra, uốn nắn chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục ở các xã. Tiến hành sơ kết đánh giá hàng tháng và định kì về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, khắc phục có hiệu quả những mặt tồn tại. Tổ chức động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân, làm tốt công tác phổ cập giáo dục.

- Nhà trường có kế hoạch cụ thể về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tổ chức điều tra chính xác đối tượng cần phổ cập ở địa bàn để huy động ra lớp. Phân công giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về duy trì sĩ số học sinh ra lớp. Phối hợp với gia đình quan tâm việc học tập của học sinh. Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ra lớp và học hết bậc tiểu học. Đưa công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trở thành nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường là một trong những chỉ tiêu thi đua của tập thể và cá nhân.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm đối tượng học sinh yếu kém, hạn chế tối đa học sinh ở lại lớp.

- Đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phổ cập giáo dục tiểu học, kịp thời, đầy đủ. Tính toán lại mức chi hợp lí cho các hoạt động phục vụ công tác phổ cập giáo dục.

3.3.3. Thực hiên giáo dục toàn diện, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia‌

3.3.3.1. Quan điếm.


- Trường đạt chuẩn quốc gia là nhà trường có điều kiện thực hiện và đạt chất lượng giáo dục toàn diện.

- Căn cứ vào khả năng của nền kinh tế địa phương và thực trạng giáo dục tiểu học ở xã biên giới. Đến năm 2010, sẽ có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; các trường còn lại được đầu tư từng bước và được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, sau đó tiếp tục hoàn thiện để được công nhận đạt chuẩn.

- Với ý tưởng như trên, chất lượng giáo dục tiểu học ở các xã biên giới sẽ từng bước được nâng lên, rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các địa phương khác trong tỉnh.

3.3.3.2. Nguồn lực.


- Đầu tư nhân lực gồm ban giám hiệu, giáo viên theo tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.

- Phòng GD - ĐT huyện tăng cường chỉ đạo công tác chuyên môn và hoạt động thi đua để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục và thành tích của nhà trường.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên. Xây dựng các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.

- Nguồn ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, mỗi trường 1,5 tỉ đồng. Lần lượt đầu tư theo kế hoạch từ năm 2002 đến năm 2010 đạt số lượng 10 trường với tổng kinh phí 15 tỉ đồng. Trong đó, có phần kinh phí huyện đóng góp 10%.

3.3.3.3. Biện pháp.


- Biện pháp quán lí tổ chức:


+ Củng cố ban giám hiệu các trường, bổ sung đủ số lượng cán bộ quản lí cho các trường theo qui mô xếp hạng trường học, tăng cường đảng viên đủ điều kiện để thành lập tổ đảng hoặc chi bộ nhà trường.

+ Phòng GD - ĐT giúp đỡ, hướng dẫn các trường học hình thành các tổ chức tư vấn, hội đồng sư phạm, các đoàn thể... các tổ chức này cần có những nội dung sinh hoạt cụ thể phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

+ Kế hoạch hoạt động hằng năm của trường phải được cấp ủy, chính quyền địa phương bàn bạc, thảo luận. đóng góp ý kiến, thống nhất trên cơ sở những nội dung, cần đạt được theo chỉ tiêu của ngành GD - ĐT.

- Biện pháp xã hội hóa:


+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội chăm lo

sự phát triển giáo dục ở địa phương.


+ Tổ chức đại hội giáo dục có nội dung sát hợp với yêu cầu, đề ra chương trình hành động mang tính khả thi, thể hiện được quyền dân chủ của nhân dân trong việc chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục.

+ Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh, quan tâm giáo dục con cái, vận động trẻ đi học, khắc phục có hiệu quả tình trạng lưu ban, bỏ học giữa chừng đồng thời huy động các nguồn lực để đóng góp xây dựng, quan tâm cải thiện đời sống giáo viên trong điều kiện có thể được.

- Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục


+ Bố trí đủ giáo viên theo tỉ lệ qui định, tăng cường giáo viên chuyên trách dạy các môn nhạc, họa, kĩ thuật, tin học, ngoại ngữ. Nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên từ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm đạt tỉ lệ từ 20-30% đồng thời tổ chức học tập nghiên cứu các chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học ở các môn học. Tăng cường dự giờ trao dổi kinh nghiệm trong nội bộ trường và ngoài trường.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí