với số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu nhân lực du lịch đang thiếu trên địa bàn. Trước mắt nên tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên cho trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng trở thành trường đào tạo nghề du lịch của TP, trong tương lai cần xúc tiến nâng cấp lên thành trường Đại học du lịch TP Đà Nẵng làm nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nhân lực du lịch và nhân lực du lịch chất lượng cao cho TP.
Thứ hai, xây dựng chính sách phát triển nhân lực du lịch trên TTDL. Việc xây dựng chính sách nhân lực du lịch thể nhiện trên các khía cạnh:
Thực hiện chính sách đãi ngộ, sử dụng nhân tài trên lĩnh vực du lịch. Trên cơ sở thực trạng về cơ sở đào tạo, nhân lực du lịch của TP và trên cơ sở chiến lược phát triển nhân lực du lịch của Quốc gia trong thời kỳ hội nhập, UBND TP phối hợp với Sở Du lịch TP Đà Nẵng cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2025 và tầm nhìn 2030. trong quy hoạch TP phải chú trọng đến chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực chất lượng cao, đặc biệt những đối tượng được đào tạo tại các cơ sở uy tín trong nước và các cơ sở đào tạo danh tiếng ở nước ngoài về làm việc tại TP với hình thức đãi ngộ về lương, nhà ở, điều kiện làm việc…
Việc thực hiện chính sách ưu đãi và sử dụng nhân tài cần được tiến hành trên các mặt: Phối hợp với các DN KD du lịch cấp học bổng cho các sinh viên, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý ở nước ngoài. Khi về, bố trí việc làm phù hợp, chế độ lương, thưởng phù hợp, môi trường làm việc bình đẳng sẽ là động lực thúc đẩy người lao động làm việc gắn bó lâu dài với TP.
Bên cạnh đó, TP thực hiện chế độ mạnh thu hút chất xám trong và ngoài nước thông qua chế độ đãi ngộ về vật chất, bố trí nhà chung cư, ưu tiên trong việc thi tuyển công chức, viên chức, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, trình độ ngoại ngữ…, TP Đà Nẵng cũng như các DN KD du lịch cần mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có năng lực công tác nắm giữ những vị trí chủ chốt.
Song với chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài, TP cũng như các DN phải có chế tài xử phạt đối với người lao động phá vỡ cam kết chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” của TP và DN.
Thành phố có chính sách khuyên khích người lao động tham gia học nghề du lịch. Để khuyên khích người lao động tích cực tham gia vào các lớp đào tạo nghề du lịch, TP cần mở rộng chỉ tiêu và kinh phí hỗ trợ đào tạo miễn phí cho trình độ trung
cấp, nghề và cao đẳng nghề du lịch cho các đối tượng lao động nông thôn, miền núi, lao động thuộc hộ di dời, giải tỏa, lao động thuộc hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ...
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Và Phương Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2025 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Dự Báo Lượng Khách Đến Việt Nam Giai Đoạn 2020-2030
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Quản Lý Các Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn
- Nâng Cao Năng Lực Hoạt Động Của Các Chủ Thể Kinh Doanh Trên Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 20
- Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Tỉnh Khánh Hòa, Kết Quả Hoạt Động Du Lịch Năm 2016, Khánh Hòa.
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Gắn liền với với việc khuyến khích người lao động tham gia học nghề, TP cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về học nghề và dạy nghề, tạo điều kiện định hướng phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.
Huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm từng bước hiện đại hóa các cơ sở đào tạo du lịch. Tăng đầu tư cho hoạt động dạy nghề từ ngân sách nhà nước, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn trong và nước đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề du lịch trên địa bàn, nhất là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, cần thực hiện các chính sách ưu đãi cho cho các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch đầu tư về cơ sở vật chất hiện đại, đầu tư cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn công tác đào tạo. Tạo điều kiện về bố trĩ quỹ đất cho các cơ sở đào tạo du lịch (bán, hoặc cho thuê lâu dài) xây dựng cơ sở dạy nghề hoặc nâng cấp cơ sở dạy nghề du lịch.
Đà Nẵng cần coi trong đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch. Việc nâng cao trình độ quản lý, cập nhật kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, quản lý để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển thông qua các chương trình đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực quản lý hiện có; từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các giám đốc DN năng động, sáng tạo, đủ năng lực điều hành hoạt động KD du lịch hiệu quả.
Mặt khác, cần đào tạo đội ngũ cán bộ theo các chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ quản lý. Thường xuyên mời các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực du lịch của Việt Nam về tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, KD cho cán bộ quản lý du lịch. Triển khai chương trình đào tạo chuyên gia du lịch, cán bộ có trình độ chuyên sâu để bổ sung cho ngành du lịch trong thời gian đến.
Bên cạnh, coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý cho các nhà hoạch định chính sách mà cần coi trọng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các nhà quản lý khối cơ sở KD lưu trú, các công ty lữ hành. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với từng đối tượng. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho người lao động để có thể tiếp cận, hòa nhập nhanh với các thị trường du lịch khác nhau. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho Giám đốc lữ hành, Giám đốc
quản lý khách sạn, các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch.
Khuyến khích các DN có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ HDV du lịch và các nhân viên bán hàng tại khu mua sắm chuyên phục vụ khách du lịch. Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng HDV, thuyết minh viên vào các chuyên đề tuyến, điểm văn hóa, lịch sử, khảo cổ, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt đầu tư ngoại ngữ cho HDV, thuyết minh viên nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách quốc tế đến du lịch và tham gia hội nghị, hội thảo tại Đà Nẵng.
Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch ở TP Đà Nẵng. Cần tăng cường vào những nội dung sau: UBND TP phối hợp với Sở Du lịch tăng cường công tác kiểm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề và cấp chứng chỉ nghề cho lao động chuẩn bị làm nghề và lao động đã qua đào tạo nghề. Thường xuyên thanh, kiểm tra chấn chỉnh các cơ sở dạy nghề du lịch, nhằm loại bỏ các cơ sở đào tạo du lịch không đạt chuẩn, các cơ sở hoạt động yếu kém. Thực hiện thanh kiểm tra cả về nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học...
Thứ ba, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy và học của các cơ cở đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn TP.
Hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 17 cơ cở đạo tạo nhân lực du lịch, trong đó có những trường đã đào tạo các chuyên ngành quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, HDV du lịch như: Đại học Kinh Tế, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đông Á, Đại học Duy Tân, Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng, Trường Cao Thương mại… và các cơ sở đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch. TP cần có định hướng đối với các cơ sở đào tạo trên các khía cạnh:
Về nội dung, chương trình đào tạo phải chú trọng đào tạo theo hướng nâng cao tính chuyên sâu kiên thức thực tế. Các cơ sở đào du lịch tạo ưu tiên một số ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay như hướng dẫn viên, nhân viên pha chế, buồng, bàn, chế biến món ăn, marketing du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng, các khu điểm du lịch…
Đa dạng hóa và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt chú trọng đào tạo các kỹ năng
thực hành cho người học. Các cơ sở đào tạo xây dựng chuẩn đầu ra và thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. theo đó, các cơ sở đào tạo tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn và các nhà quản lý DN du lịch để xây dựng chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, thực hành nghề nghiệp phù hợp với từng ngành, nghề đào tạo. Cần tăng cường các môn học chuyên ngành, giảm thiểu các môn học lý thuyết chung mà xã hội không có nhu cầu.
Chương trình đào tạo phải có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tế hoạt động KD của các DN. Tức nên rút ngọn thời gian đào tạo lý thuyết, tăng thời gian đào tạo thực hành và phải dành nhiều thời gian cho sinh viên thực tập ở DN. Mặt khác, trong kỹ năng thực hành nên tăng cường các kỹ năng giải quyết tình huống thực tế, tổ chức công việc, kỹ năng bán hàng….
Tăng thời gian đào tạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) trong chương trình đào tạo tai các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn hoặc từng bước chuyển một số học phần chuyên ngành sang giảng dạy bằng tiếng Anh để sau khi tốt nghiệp, sinh viên tự tin giao tiếp với khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt, TP cần chú trọng phối hợp giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo du lịch, các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn, trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đào tạo ngoại ngữ cho người học, không chỉ tiếng Anh mà phải chú trọng đến các ngoại ngữ mà TTDL của TP đang cần như tiếng Lào, Nga, Nhật, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Trung Quốc… Cần phải có trung tâm sát hạch ngoại ngữ chuyên sâu về du lịch do Sở Du lịch TP phụ trách và phải sát hạch kiến thức ngoại ngữ cho lao động du lịch trên TTDL TP hàng năm nhằm tránh trạng những người lào động trực tiếp tiếp xúc với các khách du lịch tại các khách sạn, nhà hàng, tuyến, điểm du lịch có bằng cấp ngoại ngữ mà không sử dụng thành thạo ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch và làm giảm tính cạnh tranh trên TTDL của TP.
Hàng năm, giữa nhà trường và DN cần có liên kết cho sinh viên thực tập, các DN cần có sự đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mình và tổ chức hội thảo báo cáo với các cơ sở đào tạo để hai bên nắm bắt được trình độ, chất lượng đang ở mức nào, cần có những điều chỉnh gì về nội dung lẫn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Chính sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN sẽ hạn chế sự những yếu kém, bất cập trong công tác đào tạo hiện nay, nặng về lý luận, thiếu kiến thức thực tiễn nên khi ra trường người lao động phải đào tạo lại mới sử dụng được.
Về đội ngũ giảng viên. TP cần chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên trên cả hai tiêu chí số lượng và chất lượng.
Về số lượng giảng viên: hiện tại số lượng giáo viên chuyên ngành du lịch ở các trường đại học, cao đẳng còn ít. Để bổ sung đội ngũ giảng viên về du lịch cho các cơ sở đào tạo cần thực hiện các biệp pháp sau: Cần tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học ở các trường đào tạo chuyên ngành du lịch trong nước và ngoài nước về giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch của TP. Ưu tiên lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường, đại học, cao đẳng đào tạo du lịch trên địa bàn tiếp tục học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước, bồi dưỡng trở thành giáo viên của trường. Quan tâm đến chế độ tiền lương và nâng cao thu nhập cho đội ngũ giáo viên, nhằm có động lực cống hiến trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đồng thời tránh chảy máu chất xám của những giáo viên có thâm niên, giáo viên giỏi đi nơi khác. Bên cạnh đó, thu hút các công chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia… tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng.
Về chất lượng. Phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giáo viên phải có đủ bằng cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, định kỳ hàng năm phải được được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ở trong và ngoài nước. TP phối hợp với các cơ sở đào tạo đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các chương trình trao đổi hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch, Sở Du lịch, các cơ quan nghiên cứu về du lịch trong và ngoài nước.
Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy đủ khả năng giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với các chuyên gia nước ngoài, tham gia, hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập tu nghiệp nước ngoài. Các cơ sở đào tạo tạo phải phối hợp với các DN tạo điều kiện cho điều kiện cho giáo viên tham quan, tìm hiểu và thực tập ở các vai trò tác nghiệp và quản trị, tham gia giải quyết các vấn đề KD cùng DN nhằm vào nâng cao năng lực, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giảng viên để giảng viên.
Về tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ dạy và học. Trang bị và nâng cấp thường xuyên các phòng thực hành về khách sạn, lữ hành…, theo đúng chuẩn của các DN nghiệp yêu cầu nhằm tạo điều kiện cho sinh viên áp dụng kiến thức vào trong tình huống thực tế. Đa dạng hóa hệ thống giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành du lịch. Hiện đại hóa các thư viện của các cơ sở đào tạo du lịch theo hướng vừa lưu trữ và cung cấp sách, tài liệu, giấy. Đặc biệt phát huy tối ưu thư viện điện tử nhằm lưu giữ tài liệu điện tử, thuận lợi cho cả người dạy, người học tìm kiếm tài liệu.
Thứ tư, cần ưu tiên hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân du lịch.
Tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế, các trường Đại học, Cao đẳng, các DN của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành… và các chương trình ngắn hạn, trung hạn. TP tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Australia, Nhật… để trao đổi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên, sinh viên. Đồng thời, đưa du lịch vào danh mục ngành nghề được nhà nước hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài.
Ngoài ra, để giúp người lao động thuận lợi và chủ động trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, ngoài mời các chuyên gia nước ngoài, các nhà quản lý giỏi về lĩnh vực du lịch đang làm việc trong các công ty có vốn nước ngoài, công ty liên doanh trên địa bàn TP hoạt động giao lưu nhằm trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ngành nghề. Mặt khác, cần được đào tạo đa dạng hóa bằng các hình thức như đào tạo thông qua công việc, chuyển đổi vị trí công tác, tự học tập, tham quan mô hình quản lý, đào tạo, cử cán bộ, giảng viên, sinh viên đi nghiên cứu học tập tại nước ngoài theo các chương trình và các nguồn vốn khác nhau ở các nước có ngành du lịch phát triển.
4.2.3. Giải pháp về phát triển hàng hóa du lịch trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế
Trong những năm gần đây, TTDL của Đà Nẵng đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận. TP đã tích cực đầu tư, đưa vào khai thác các hàng hóa du lịch mới, các lễ hội, liên hoan du lịch được nâng cấp đưa vào hoạt động phục vụ du khách. Tuy thế, hàng hóa du lịch của Đà Nẵng vẫn còn đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Mặt khác, nhu cầu, xu hướng và tâm lý của du khách về hàng hóa, dịch vụ du lịch thường xuyên thay đổi theo hướng đam mê thỏa mãn những sở thích cá nhân tìm hiểu về văn hóa đặc trưng của Đà Nẵng, trải nghiệm không gian, môi trường du lịch xanh, thích trải nghiệm những cảm giác mạnh... nên sức hấp dẫn của hàng hóa, dịch vụ du lịch Đà Nẵng trên TTDL quốc tế vẫn còn hạn chế. Việc xác định hàng hóa du lịch chủ lực, đặc trưng của Đà Nẵng còn chậm. Vì thế, để TTDL TP phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cần phải xây dựng và phát triển hàng hóa du lịch theo hướng:
* Các hàng hóa du lịch chủ lực.
Thành phố cần tập trung phát triển hàng hóa du lịch theo chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm hàng hóa du lịch chủ lực: Du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái... Đa dạng hóa sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa-ẩm thực, chữa bệnh-làm đẹp, du lịch thể thao giải trí biển..
Du lịch biển. Trước hết, tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển cao cấp, theo hướng gắn liền nghỉ dưỡng biển với các hoạt động thể thao giải trí biển đẳng cấp quốc tế. TP nên tạo điều kiện cơ chế thuận lợi khuyến khích các DN trong và ngoài nước đầu vào cụm nghỉ dưỡng biển, cụm sinh thái núi-biển-Sơn Trà, các dịch vụ du lịch vụi chơi giải trí trên biển và các loại hình thể thao giải trí núi-biển và phải xem đây là sản phẩm du lịch chủ lực tạo thương hiệu mạnh, làm động lực để thu hút du khách đến với TTDL TP. Bên cạnh đó, TP cần rà soát, đôn đốc các dự án lớn ven biển như Khu phức hợp bến cảng du thuyền, KDL Sơn Hải, Khu dịch vụ du lịch thể thao biển, phục vụ công cộng và hầm đi bộ qua đường Hoàng Sa, hầm đi bộ qua đường Võ Nguyên Giáp... Nâng cấp cảng biển Tiên Sa đảm bảo các điều kiện phục vụ du lịch; Kêu gọi đầu tư xây dựng các bến du thuyền hạng sang hướng đến thị trường khách nghỉ dưỡng có khả năng chi tiêu cao.
Thứ hai, cần tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ gắn với biển: lặn biển ngắm san hô, câu cá, lướt ván, dù bay, thuyền kayak, jetski, chương trình nhạc nước, lễ hội ánh sáng biển, và các bộ môn thể thao giải trí biển hiện đại khác nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn cho biển, thu hút và lưu giữ du khách đến với Đà Nẵng lâu hơn.
Thứ ba, để thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Đà Nẵng, TP cần phối hợp với Bộ VH,TT&DL đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa-thể thao-du lịch tầm cỡ gắn liền với khu vực ven biển và trung tâm TP. Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế gắn với du lịch như các giải chạy (marathon, triathlon, barefoot run...), đua thuyền buồm, đua máy bay thể thao, tennis, golf, lướt ván...
Bên cạnh đó, cần phải khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường do thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch, của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vu ̣phục vụ du lịch; tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, KDL gây
nhiều phiền nhiễu cho du khách đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Du lịch văn hóa. TP cần đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch trải nghiệm, kết nối văn hoá với du lịch để tạo ra những hàng hóa, dịch vụ du lịch đặc trưng của TP:
Cần đẩy mạnh khai thác tour du lịch tâm linh đến thăm chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà và Bà Nà Hill, hoặc chùa Phật bà Quan Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn. Cùng với các tour du lịch tâm linh trong nước Đà Nẵng, các đơn vị lữ hành cũng mở thêm nhiều tour ở nước ngoài với các điểm đến như các đền, chùa ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar hay xa hơn là Ấn Độ, Nepal - những vương quốc của đạo Phật giúp du khách đạt được sự thư giãn, thoải mái, thỏa mãn tín ngưỡng chứ không chỉ thuần túy là tham quan và lễ Phật. Cũng như tổ chức các tour du lịch văn hóa gắn kết với các di sản của khu vực như Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế để mang lại sản phẩm du lịch đa dạng cho du khách. Trong thời gian tới cần đầu tư, nâng cấp các lễ hội gắn với chùa chiền, nhà thờ... trên địa bàn nhằm nâng cấp những tour khai thác điểm đến tâm linh thành sản phẩm du lịch tâm linh đặc trưng của TP.
TP cần phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian như múa rối nước, bài chòi... của Đà Nẵng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức các lễ hội như lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức festival làng đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến Đà Nẵng.
Du lịch đường sông. Với lợi thế 3 con sông Hàn và sông Cu Đê và sông Cổ Cò, đặc biệt sông Hàn nằm giữa lòng TP Đà Nẵng, nước trong xanh, nối liền hai bờ sông là những cây cầu thơ mộng. Tuy vậy trong thời gian qua, việc khai thác các tour du lịch đường sông còn nhiều bất cập, hầu mới chỉ khai thác các tour du thuyền ngắm biển hàng đêm trên sông Hàn, nhưng các dịch vụ đi kèm chưa thật sự đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu du khách... Vì vậy, trong thời gian tới TP cần:
Đẩy mạnh hơn nữa trong việc mở thêm các tuyến mới như tuyến sông Hàn- sông Cổ Cò, tuyến Bảo tàng Chăm - cửa biển; Bảo tàng Chăm - Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng Chăm - K20, các tour ngắm mặt trời lặn, mặt trời mọc trên sông Hàn cần được khôi phục nhằm thu hút du khách, đồng thời thông quá đó giới thiệu với du khách vẽ đẹp thiên nhiên và con người Đà Nẵng.
Cần triển khai quy hoạch và đầu tư bến neo đậu tàu thuyền trên sông Hàn để các DN cùng vào khai thác; nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tổ chức các