Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Thanh Tra Chuyên Ngành Giao Thông Vận Tải

Tuy nhiên, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì ngoài những yếu tố như sự phù hợp của pháp luật với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển của xã hội, Nhà nước còn quan tâm đến tổ chức thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật một cách nghiêm minh. Bởi lẽ, cho dù có ban hành ra những văn bản pháp luật hoàn chỉnh đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu các quy định của những văn bản đó không được thực hiện trên thực tế thì mục đích điều chỉnh pháp luật vẫn chưa đạt được.

Trong khoa học pháp lý Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều ấn phẩm khoa học, nhưng các nhà khoa học có quan niệm khác nhau. Đa số các nhà khoa học quan niệm áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, song cũng có người quan niệm áp dụng pháp luật đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả các hình thức thực hiện pháp luật [16, tr.34].

Theo Từ điển Luật học, áp dụng pháp luật được hiểu là “Hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Quan điểm khác thì cho rằng, áp dụng pháp luật là: “Hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng”[21].

Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì: Áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước. Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan Nhà nước, được xem như là

đảm bảo đặc thù của Nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau về áp dụng pháp luật, song các quan điểm trên đây đều cho rằng, áp dụng pháp luật là hành vi của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật đưa ra các quyết định cụ thể nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là một hình thức áp dụng pháp luật, một loại hoạt động đặc thù trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thực hiện nhằm duy trì, bảo đảm trật tự kỷ cương, trong lĩnh giao thông vận tải, xử lý những hành vi vi phạm hành chính.

Từ những phân tích trên có thể định nghĩa: “Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải mang tính tổ chức, tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua cơ quan thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải”.

1.2.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Áp dụng pháp luật pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là một bộ phận của áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải, vì vậy có những đặc điểm chung và những đặc thù của nó.

Thứ nhất, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động mang tính quyền lực hành chính nhà nước do cơ quan thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải chỉ do những cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành, các thanh tra viên trong lĩnh vực giao thông vận tải thực hiện phù hợp với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chuyên ngành, phù hợp với thẩm quyền của mình, mỗi cơ quan thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên chỉ được phép tiến hành một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật, mọi khía cạnh, mọi tình tiết của vụ việc đều phải được xem xét thận trọng và dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật đã được xác định để ra các quyết định cụ thể. Có thể nói, pháp luật là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong một số trường hợp, khi được nhà nước ủy quyền, một số tổ chức xác hội cũng có thể tiến hành áp dụng pháp luật.

Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực hành chính nhà nước để ban hành ra những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan. Các mệnh lệnh, quyết định này luôn thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền không thể là ý chí cá nhân, tuỳ tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật.

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 4

Về nguyên tắc, áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, nên một khi văn bản áp dụng pháp luật đã được ban hành là có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan. Điều này có nghĩa là dù việc áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí của Nhà nước hay ý chí ban đầu của chủ thể bị áp dụng pháp luật thì quyết định văn bản áp dụng pháp luật

cũng chỉ do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. Khi cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền có thể cưỡng chế thi hành quyết định khi quyết định đó phát sinh hiệu lực pháp luật. Trong hoạt động quản lý nhà nước, áp dụng pháp luật của cơ quan quản lý hành chính nhà nước là hết sức đa dạng, phức tạp được nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau tiến hành nhằm điều chỉnh rất nhiều quan hệ xã hội với những phạm vi lĩnh vực và với nhiều chủ thể pháp luật. Do đó, cơ quan hành chính nhà nước, người có chức năng, thẩm quyền phải hết sức cẩn trọng trước khi ban hành quyết định. Nếu bị vi phạm tùy theo mức độ có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này cho thấy, nếu pháp luật là hiện thân của ý chí nhà nước thì áp dụng pháp luật là sự tiếp nối, là “cánh tay nối dài” của ý chí nhà nước trên hiện thực của đời sống xã hội, nên có thể nói việc áp dụng pháp luật còn mang ý nghĩa chính trị phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật không những phải phù hợp với pháp luật thực định mà còn phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau với những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau.

Thứ hai, hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hoạt động này phải tuân thủ triệt để về hình thức, thủ tục theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trên thực tế khi một văn bản áp dụng pháp luật được ban hành và có hiệu lực pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bị áp dụng pháp luật. Trong mỗi một quan hệ pháp luật hành chính thì tuỳ thuộc vào đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh mà có những cách thức áp dụng pháp luật khác nhau với thời hiệu khác nhau. Do đó, tùy theo tính chất quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh, Nhà

nước sẽ quy định cụ thể về hình thức, quy trình, thủ tục; những cơ sở; điều kiện; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể áp dụng pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật. Đây là một nguyên tắc thể hiện Nhà nước mong muốn việc áp dụng pháp luật phải đảm bảo được tính công bằng, khách quan, nghiêm minh, thống nhất, chặt chẽ, khoa học phù hợp với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hình thức và thủ tục áp dụng pháp luật có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào mức độ hành vi hành chính, lĩnh vực quản lý hành chính mà pháp luật quy định. Ví dụ: Thủ tục áp dụng pháp luật xử phạt hành chính đối với người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục áp dụng pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Thứ ba, hoạt động áp dụng xử phạt hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải (hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền) là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể, áp dụng một lần cho một hoặc một số chủ thể nhất định đối với quan hệ xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải mà đã được pháp luật xác định. Điều này có nghĩa là đối tượng áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, có chức năng, thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung của quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác, những quy tắc ứng xử có tính chất chung trong quy phạm pháp luật thông qua hoạt động áp dụng pháp luật sẽ được “cá biệt hóa” thành những mệnh lệnh cụ thể cho mỗi trường hợp cụ thể đối với những chủ thể cụ thể.

Thứ tư, hoạt động áp dụng pháp luật xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của cơ quan hành chính

nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Đó là khi áp dụng pháp luật để giải quyết những vụ việc phức tạp, đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có khả năng nhận định, đánh giá và phân tích đúng nội dung, bản chất vụ việc. Từ đó, các chủ thể áp dụng pháp luật đối chiếu, so sánh lựa chọn loại quy phạm pháp luật nào làm căn cứ pháp lý ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính.

Trong thực tiễn, quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải cũng rất rộng rãi với nhiều quan hệ pháp luật khác nhau và tư cách chủ thể pháp luật cũng khác nhau. Trong khi đó hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện, những quan hệ xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển. Do đó, trong những tình huống pháp lý cụ thể mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rò ràng hay quy định chồng chéo thì chủ thể áp dụng pháp luật phải biết dựa vào khả năng tư duy và trình độ am hiểu pháp luật để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng pháp luật. Sao cho vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, của xã hội; vừa bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân một cách phù hợp nhưng không được trái các quy định của pháp luật. Đây là một yêu cầu khó nên để đảm bảo tính phù hợp và tránh sự lạm dụng, đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải hết sức cân nhắc, có bản lĩnh và kiến thức pháp luật nhất định để thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước. Nhìn nhận vấn đề này và để khắc phục những hạn chế của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đảng ta chỉ đạo tiếp tục: “Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa, thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong

việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp” [13, tr. 141,124].

Áp dụng pháp luật xử phạt hành chính bởi Thanh tra giao thông cũng bao gồm những đặc điểm đặc trưng trên song trong quá trình thực thi công vụ và tiến hành áp dụng pháp luật xử phạt hành chính đối với Thanh tra giao thông gặp nhiều khó khăn hơn so với việc thực hiện của cơ quan có thẩm quyền thuộc ủy ban nhân dân hay lực lượng công an nhân dân do đặc điểm tính chất quyền lực, tính chất hành vi và do ý thức pháp luật của người có hành vi vi phạm hành chính. Do vậy, để thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật xử phạt hành chính nói riêng, các nhiệm vụ của thanh tra giao thông nói chung ngoài việc Thanh tra viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phán đoán xử lý nhanh chóng, chính xác các tình huống có lỗi để xử lý, còn đòi hỏi phải chủ động phối hợp các lực lượng để được hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuân thủ nguyên tắc, quy trình quy định để tránh khiếu kiện và ảnh hưởng đến hiệu quả trong áp dụng pháp luật.

1.2.3. Nguyên tắc áp dung pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải về bản chất cũng là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật, do đó, việc áp dụng dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải cũng luôn luôn phải tuân thủ các nguyên tắc chung của áp dụng pháp luật.

Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là những tư tưởng chủ đạo trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân theo.

Hoạt động và kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải luôn được biểu

hiện thông qua quyết định áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là văn bản chính thức, công khai và có giá trị pháp lý trong việc giải quyết vụ việc, quyết định này có thể mang lại lợi ích cho chủ thể, nhưng cũng có thể tước đi một số lợi ích nhất định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đó. Lực lượng thanh tra khi tiến hành áp dụng pháp luật phải luôn tuân theo những nguyên tắc, quy định về trình tự, thủ tục và yêu cầu của pháp luật trong tất cả các công đoạn, các mắt xích của quá trình áp dụng pháp luật, đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi áp dụng pháp luật không đúng, vi phạm pháp luật. Do tính chất đặc biệt quan trọng của hoạt động áp dụng pháp luật nói chung, hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một là, bảo đảm tính pháp chế trong áp dụng pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng pháp luật phải đúng thẩm quyền, phải tuân theo đầy đủ những quy định về trình tự, thủ tục được đề ra cho mỗi loại vụ việc. Bởi việc xác định sự thật khách quan chỉ được xem là khách quan và đáng tin cậy khi các hoạt động đó được tiến hành theo những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật còn đòi hỏi việc giải thích, lý giải các quy định của pháp luật phải đúng và chính xác.

Việc tuân theo nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật không loại trừ và cần phải tính đến cả những yếu tố hợp lý khác như chính trị, đạo đức… để đưa ra quyết định cuối cùng cho phù hợp, mặc dù những yếu tố đó không có ý nghĩa pháp lý đối với trường hợp đó. Trong hoạt động áp dụng pháp luật, ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật, dựa trên cơ sở những sự kiện thực tiễn khách quan thì yếu tố chủ quan là niềm tin nội tâm của những người trực tiếp áp dụng pháp luật cũng có ý nghĩa rất lớn. Các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật không được lợi dụng điều đó vì lợi ích riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022