Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 1


KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

---0-0---


TRƯƠNG THỊ HƯƠNG MAI


QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính Quy Khóa học: QH – 2015 – L


Hà Nội - 2019

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

---0-0---


TRƯƠNG THỊ HƯƠNG MAI


QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Khóa: QH – 2015 – L


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Công Giao


Hà Nội - 2019

LỜI CAM ĐOAN


“Tôi xin cam đoan đây này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn”.

Tác giả


Trương Thị Hương Mai

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1. Tính cấp thiết của đề tài 5

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 10

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 10

7. Cấu trúc của khoá luận 11

CHƯƠNG I 12

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 12

1.1. Khái niệm sự riêng tư (privacy) 12

1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền về sự riêng tư 13

1.2.1. Khái niệm của quyền về sự riêng tư 13

1.2.2. Đặc điểm của quyền về sự riêng tư 18

1.3. Nội dung và các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư 21

1.3.1. Nội dung quyền về sự riêng tư 21

1.3.2. Các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng tư 22

CHƯƠNG 2 23

KHUNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 23

VỀ BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ 23

2.1. Khung pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư 23

2.1.1. Quyền về sự riêng tư trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc 23

2.1.2. Quyền về sự riêng tư trong các văn bản pháp luật nhân quyền ở cấp độ khu vực 26

2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền về sự riêng tư tại một số quốc gia trên thế giới 29

2.2. Khung pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư 34

2.2.1. Quy định chung về quyền về sự riêng tư 34

2.2.2. Quy định chi tiết về nội dung quyền về sự riêng tư 38

2.2.3. Quy định về biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư 56

2.3. Đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền về sự riêng tư 58

CHƯƠNG 3 61

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM 61

3.1. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 61

3.2. Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam 66

3.2.1. Nhóm giải pháp về mặt pháp lý 66

3.2.2. Nhóm giải pháp về mặt xã hội: 67

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường các thiết chế đảm bảo quyền về sự riêng tư 68

3.2.4. Nhóm giải pháp tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về quyền riêng tư 70

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

AHRD

Tuyên bố nhân quyền ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BLDS

Bộ luật Dân sự

CRC

Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em

CRPD

Công ước về quyền của người khuyết tật

ĐƯQT

Điều ước quốc tế

ECHR

Công ước nhân quyền Châu Âu

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

HRC

Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

ICCPR

Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị

LHQ

Liên Hợp Quốc

UDHR

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hiện nay trong toàn bộ các vấn đề của nhân loại thì quyền con người là vấn đề có tính lịch sử lâu đời, cả về phương diện thực tiễn cũng như lý luận. Quyền con người là mối quan tâm của toàn thể nhân loại trong suốt thời kỳ phát triển lâu dài. Quyền con người là một phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời và phát triển của khái niệm quyền con người gắn liền với các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng cũng như phản ánh quá trình nhân loại tự giải phóng mình.

Quyền riêng tư là một quyền con người cơ bản được ghi nhận từ lâu trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên Hợp Quốc và của khu vực, trong đó có những văn kiện mà Việt Nam đã ủng hộ và tham gia như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC),…Với tư cách là quốc gia thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ chuyển hóa các điều ước quốc tế về quyền con người đã nêu vào trong pháp luật nước mình cũng như đề ra các biện pháp bảo đảm thực thi.

Bảo vệ quyền về riêng tư không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Vấn đề này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, có thể kể đến là Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự,…Dù vậy, giống như ở nhiều nước khác, quyền về riêng tư ở Việt Nam hiện vẫn bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà quyền riêng tư bị xâm phạm quá dễ dàng. Ai cũng biết điều đó, nhưng không phải ai cũng có thể tự bảo vệ được quyền riêng tư của mình. Ví dụ, scandal liên quan đến Facebook năm ngoái cho thấy những thông tin cá nhân của người tham gia mạng xã hội không phải là bí mật, hoặc ít nhất là không được bảo mật một cách tuyệt đối.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí