Thực Trạng Về Công Tác Quảng Bá Xúc Tiến Phát Triển Thị Trường Du Lịch Sinh Thái


héi cđa huyÖn

-

107,23

106,74

106,98

32.142

34.537

37.000

-

-

107,45

107,13

107,29

58,72

62,09

73,21

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 12

Mức tăng trưởng % Lượt

Tổng lượt khách của huyện

khách

Mức tăng trưởng % Nghìn

Doanh thu du lịch/lượt khách

đồng


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu từ du lịch của huyện là 6,98%. Nhưng so với số lượt khách đến Kim Bôi thì doanh thu này rất thấp, nếu chia bình quân doanh thu cho số lượt khách thì bình quân ta nhận thấy doanh thu/lượt khách năm 2005 là 58.720đồng/khách đến năm 2006 doanh thu/lượt khách là 62.090 đồng/khách và sang đến năm 2007 thì doanh thu bình quân trên lượt khách là 73.210đồng/khách. Đây là một con số rất thấp vì vậy huyện cần kết hợp với các điểm du lịch sinh thái để có được kết quả tốt nhất.

Để tìm hiểu thêm nguyên nhân về doanh thu từ du lịch chưa cao tôi phân tích thêm về mục đích của chuyến đi. Thông thường khách thường đi du lịch thuần tuý để nghỉ ngơi nhưng đôi khi cũng có du khách vừa kết hợp công việc với du lịch hoặc vừa đi du lịch vừa đến thăm người thân ở gần khu du lịch. Để hiểu cụ thể hơn về đặc thù du khách tại các khu du lịch Kim Bôi ta có kết quả điều tra từ phiếu phỏng vấn du khách về mục đích chuyến đi như sau:

Bảng 4.9: Cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích


Mục đích

Cơ cấu (%)

Du lịch thuần tuý

78,12

Kết hợp công tác

18,70

Kết hợp thăm người thân

3,18

Mục đích khác

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 4.9 cơ cấu khách du lịch đến khu DLST theo mục đích ta nhận thấy 78,12% khách tới khu du lịch là để vui chơi giải trí, 18,70% khách kết hợp công việc với du lịch còn lại là khách vừa kết hợp thăm người nhà vừa kết hợp du lịch. Như vậy, chiếm gần 80% lượng du khách tới chỉ là du lịch nghỉ ngơi giải trí điều đó giúp cho các nhà quản lý có thêm định hướng để thu hút lượng khách du lịch thuần tuý lưu lại lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn trong thời gian lưu lại khu du lịch.

4.2.4.3 Tình hình về chất lượng dịch vụ

Thông thường các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam nói chung và huyện Kim Bôi nói riêng thường điều khiển các trông đợi của khách hàng không xuất phát từ khách hàng, mà họ thường từ ý muốn chủ quan của họ.

Chất lượng dịch vụ theo khía cạnh nào đó chính là chất lượng sản phẩm du lịch, vậy để đánh giá chính xác được sản phẩm thì việc tìm hiểu đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm đó là rất quan trọng.

Một trong những lý do hấp dẫn khách du lịch chính là các loại hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Nếu các loại hình dịch vụ phong phú đa dạng thì sẽ thu hút đông khách tới và thời gian lưu trú sẽ cao hơn, còn ngược lại nếu dịch vụ sơ sài thì sẽ không hấp dẫn khách tới khu du lịch.

Bảng 4.10: Đánh giá về chất lượng dịch vụ


Nội dung


TBC

(điểm)


Rất tốt


Tốt


Trung bình


Kém

ĐVT: %



2,62


Công tác đón tiếp

3,0

- 25,57

64,03

10,4

-

Dịch vụ ăn uống

2,7

- 12,41

78,37

-

-

Dịch vụ thông tin liên lạc

2,2

- -

69,85

21,7

8,45

Rất kém


1,8

- - 4,94

82,88

12,18

Dịch vụ lưu trú, giải trí 2,7

- - 43,09

52,75

4,16

Dịch vụ vận chuyển 2,1

- - 55,72

44,28

-

Dịch vụ bán hàng lưu niệm


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, cảm nhận chung về chất lượng sản phẩm là chưa tốt. Phần lớn số du khách được hỏi cho điểm ở mức bình quân là 2,62 tương ứng với mức trung bình; gần 10% số du khách được hỏi đánh giá dịch vụ mà cụ thể là dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ bán hàng lưu niệm, dịch vụ lưu trú giải trí là rất kém. Cụ thể dịch vụ bán hàng lưu niệm có tới 82,88% ý kiến được hỏi đánh giá là dịch vụ này kém. Dịch vụ lưu trú, giải trí cũng có tới 52,57% ý kiến đánh giá là kém. Chỉ có 25,57% ý kiến đánh giá dịch vụ tốt là công tác đón tiếp. Như vậy, các dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó nên khách hàng vẫn có những ý kiến chưa hài lòng về chất lượng sản phẩm.

Nếu đến khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi hoặc Thác Bạc Long Cung thì hầu như chưa có nhiều các dịch vụ giải trí cũng như hàng lưu niệm. Trong thời gian qua các sản phẩm du lịch Kim Bôi còn nghèo nàn đơn điệu, chủ yếu là dựa vào nguồn nước khoáng. Nhưng ở Suối nước khoáng thì cũng chỉ có lẻ tẻ vài hàng quán bán quần áo tắm và một số hàng quán bán đồ lưu niệm và các sản phẩm đặc trưng như măng, cơm lam, ... Nhìn chung các sản phẩm du lịch ở đây chưa hấp dẫn, chưa phát huy được những lợi thế sẵn có như dệt thổ cẩm, các nghề thủ công mỹ nghệ, mây tre đan...Ngoài khách sạn của khu V- Resort ra thì Kim Bôi còn thiếu khách sạn, thiếu nơi hội họp, vui chơi giải trí, thể dục thể thao nên không giữ được khách lưu lại dài ngày.

Hộp 3: Ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ

1. Anh cũng đi nhiều những khu du lịch, muốn mua một vật gì đó để làm kỷ niệm của chuyến đi. Nhưng ở đây ít sản phẩm của địa phương, thấy những quầy bán chủ yếu sản phẩm giống như ở những nơi anh đã đến, có chăng là những sản phẩm khác là cơm lam hay măng.

Theo anh Nguyễn Minh Khang, khách du lịch ở Hải Dương

2. Tôi thấy ở đây đẹp đấy nhưng dịch vụ chưa phát triển như nhiều nơi tôi đã đi, dịch vụ ở đây vẫn còn sơ sài quá. Tôi chỉ thấy vài quán bán hàng lưu niệm.

Theo lời chị Đinh Thị Hương – Hà Tây

3. Tôi đã đến đây rồi, năm ngoái tôi cùng gia đình đến suối khoáng năm nay tới cả khu V-Resort, V-Resort rất đẹp, tiện nghi nếu bạn có con nhỏ có thể mang theo vì ở đây có dịch vụ trông trẻ tuy nhiên giá cả lại đắt quá.

Theo chị Nguyễn Hương Giang – Hà Nội

4. Chúng tôi đi từ xa đến nhưng nghe nói đến các khu du lịch vào ngày đông đúc như thế này ăn uống vừa đắt lại vừa mất vệ sinh nên chúng tôi mang sẵn đồ từ nhà đi để ăn.

Theo chị Phạm Thị Lan – Thái Nguyên

Vậy, trước mắt cần nâng cấp chất lượng dịch vụ, hệ thống nước sạch cần phải đưa tới tận các nhà hàng. Tại cổng vào mỗi điểm du lịch nên có những đại lý bưu điện hoặc bưu điện.

Về lâu dài, cần xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn để tăng thời gian lưu trú của khách, từ đó tăng dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung. Vì với các loại dịch vụ này thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ đạt hiệu quả, chất lượng dịch vụ được đảm bảo hơn.

Việc sửa chữa lỗi dịch vụ của doanh nghiệp chính là các hoạt động khắc phục hay còn gọi là sự phục hồi dịch vụ. Quá trình khắc phục đạt hiệu quả sẽ phục hồi sự tin cậy và nó cũng tạo ra cơ hội củng cố hơn nữa lòng trung thành

của khách du lịch nếu việc phục hồi được chuẩn vị chu đáo và thực hiện tốt. Điều này hết sức quan trọng vì tâm lý của khách du lịch thường ít chú ý tới sự trôi chảy, nhưng họ lại rất chú ý đến sự thiết sót. Việc này nên làm thường xuyên liên tục nhất là trong giai đoạn đầu.

Vậy cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc trao đổi thông tin khi khách hàng không thoả mãn như: thu thập thông tin từ các báo cáo hàng kỳ, thu thập ý kiến cá nhân bằng các phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân phát cho khách hoặc phỏng vấn trực tiếp…

4.2.4.4 Sự phát triển về số lượng tuyến, điểm DLST

Bảng 4.11: Điểm đến của du khách trên chuyến đi


Chỉ tiêu

Cơ cấu (%)

1. Là điểm đến chính của chuyến hành trình

35,2

- Đến một điểm của khu DLST

42,7

- Đến nhiều hơn một điểm của khu DLST

57,3

2. Là một trong số những điểm của chuyến hành trình

64,8

- Đến một điểm của khu DLST

68,6

- Đến nhiều hơn một điểm của khu DLST

31,4

3. Thăm khu du lịch trong ngày

78,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua kết quả tính toán từ phiếu phỏng vấn du khách cho thấy 35,2% số khách đến các điểm DLST là điểm đến chính, 64,8% số khách được hỏi đến đây chỉ là một trong số những điểm đến trên chuyến hành trình của họ. Với khách đến coi là điểm chính, đối tượng chủ yếu là học sinh và những người đi làm, thường vào ngày nghỉ cuối tuần rủ bạn bè theo nhóm từ 5 – 10 người, khoảng cách của họ đến điểm này khoảng 20 – 70km và đi bằng xe máy. Chiếm trên 50% du khách được phỏng vấn họ chỉ đi trong ngày. Nhưng trong số những người đến là điểm chính của chuyến đi của họ (họ chỉ đến khu du lịch Suối khoáng, không đến những vùng khác), thì 57,3% số du khách kết

hợp các điểm tham quan như khu DLST Thác Bạc Long Cung, Thác Mặt Trời, khu V-Resort…Trong khi đó đối với những khách đi kết hợp tham quan nhiều địa điểm của nhiều vùng khác nhau như kết hợp tham quan khu thuỷ điện Hoà Bình, sân golf Lương Sơn,… thì có tới 68,6% số du khách được hỏi chỉ đi đến tham quan một điểm của khu DLST là Suối Khoáng, phần lớn những du khách này thường ở xa, có khoảng cách thường 100 – 200km. Còn số ít du khách đến khu V-Resort nghỉ lại qua đêm thường là các du khách đến từ Hà Nội đi theo đoàn hoặc hộ gia đình. Giá cả ở đây thường rất đắt nên đối tượng chính thường là các doanh nghiệp hoặc người nước ngoài.

Du khách được phỏng vấn thường ở các tỉnh lân cận, trên 80% du khách đến từ Hà Nội còn lại là các tỉnh thành như Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình.....

4.2.4.5 Thực trạng về công tác quảng bá xúc tiến phát triển thị trường du lịch sinh thái

Để tìm hiểu rò hơn về công tác quảng bá xúc tiến thị trường DLST trong phiếu điều tra phỏng vấn du khách tôi có bảng về nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST như sau:

Bảng 4.12: Nguồn thông tin du khách biết đến điểm DLST


Cơ cấu (%)


Nội dung

Khu Suối

khoáng

Khu

V-Resort

Khu Thác Bạc

Long Cung

Chuyến thăm lần trước

23,16

18,04

9,72

Bạn bè, người thân

65,92

72,8

76,73

Hướng dẫn viên

1,04

0,45

0

Sách hướng dẫn du lịch

1,03

0

0

Phương tiện truyền thông

0

0

0

Đại lý du lịch

3,86

4,25

7,57

Bài viết, tạp chí, phim ảnh

0

0

0

Nguồn khác (mạng internet)

4,99

4,46

5,98

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Như vậy, thông qua bảng 4.12 không chỉ cho ta nhận biết được tình hình quảng bá xúc tiến của các khu du lịch mà còn giúp ta nhận biết thêm về tình hình hoạt động du lịch của các điểm du lịch. Tỷ lệ khách có quay trở lại vào năm tới hay không là một trong những thông tin quí giá giúp các điểm du lịch có những điều chỉnh phù hợp để làm sao vừa tăng độ hấp dẫn cho những du khách chưa từng đặt chân tới lại vừa gây ấn tượng để khách du lịch mong muốn trở lại vào dịp nghỉ năm sau. Như vậy, trong ba điểm du lịch trên thì tỷ lệ khách quay trở lại vào các dịp nghỉ năm sau cao nhất vẫn là Suối khoáng chiếm 23,16% còn 9,72% khách du lịch sẽ quay trở lại là khu Thác Bạc Long Cung.

Theo số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ khách biết thông tin về điểm du lịch đến với khách chủ yếu là từ bạn bè và người thân giới thiệu tới trên 60% cả ba khu. Còn lại là nguồn thông tin mà du khách biết đến thông qua đại lý du lịch, sách hướng dẫn du lịch hay mạng internet.

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, số du khách biết thông tin qua sách hướng dẫn du lịch và hướng dẫn viên du lịch chủ yếu là khách quốc tế và khách đi theo tour. Còn lượng khách biết thông tin qua mạng internet, chủ yếu là các bạn trẻ là học sinh, sinh viên. Trong khi đó qua phương tiện truyền thông hay tạp chí thì khách lại không qua kênh thông tin này. Để hiểu rò hơn về công tác quảng bá xúc tiến thì chúng ta nghiên cứu ý kiến của một giám đốc khu du lịch Thác Bạc Long Cung.

Hộp 4: Ý kiến về công tác quảng bá, xúc tiến


Chúng tôi có đại lý ở Hà Nội, có quảng cáo trên kênh truyền hình của đài PTTH Hoà Bình cả quảng cáo trên báo Hoà Bình, có phát tờ rơi và mới đây trong năm 2007 đã có website về khu du lịch này.

Theo ông: Nguyễn Văn Tý giám đốc khu DLST Thác Bạc Long Cung

Qua ý kiến trên ta nhận thấy rằng công tác quảng bá xúc tiến đã có nhưng hầu như tất cả các hình thức trên đều bó hẹp trong phạm vi của tỉnh Hoà Bình và một văn phòng đại diện ở Hà Nội. Mục tiêu của tất cả các khu du lịch là không những thu hút lượng khách trong huyện, trong tỉnh mà còn cả lượng khách trên toàn quốc cũng như khách quốc tế vì thế đây là một trong những nguyên nhân mà nhiều du khách chưa biết tới. Như chúng ta biết để có được một sản phẩm du lịch là đã khó, nhưng để mọi người biết đến và mua nó mới là vấn đề khó và một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của điểm DLST. Hiện nay các khu DLST ở Kim Bôi đều có website nhưng tại sao số lượng khách đến thông qua kênh thông tin này lại rất nhỏ vậy đâu là nguyên nhân? Nếu tìm ra và có hướng khắc phục tôi tin rằng du khách đến Kim Bôi thông qua kênh thông tin này sẽ có sự thay đổi.

Vì vậy công tác xúc tiến thương mại, tiếp thị ngày càng phải được quan tâm. DLST ở Kim Bôi nằm trong chiến lược quảng bá sản phẩm DLST của Hoà Bình nói riêng và của cả nước nói chung. Cần tham gia các hội thảo, hội

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí