bông lúa, hạt gạo… Vĩnh Long có nhiều lợi thế, tuy nhiên cho đến hiện tại không có logo và slogan chính thức, với việc Vĩnh Long có nhiều làng nghề từ đan thảm lục bình đến đan lát, dệt chiếu,.... tận dụng liên kết tour tuyến trong tỉnh, có thể tạo ra sản phẩm vừa là hàng lưu niệm vừa mang thương hiệu du lịch Vĩnh Long từ các sản phẩm làm từ lát như: những túi xách nhỏ được làm từ lát có chữ “VL” trên túi (VL viết tắt Vĩnh Long). Hay hiện nay có thể khai thác ở khía cạnh kết hợp tham quan du lịch tại các cơ sở đóng tàu du lịch, chỉnh sửa khang trang, lịch sự ở gốc nhỏ có thể bày trí những mẫu hàng lưu niệm được làm từ các gỗ vụn để tạo thành các sản phẩm trưng bày như: xuồng nhỏ, ngôi nhà, .... có khắc chữ Vĩnh Long, khách trực tiếp trải nghiệm cách đóng tàu, sản phẩm này mang giá trị tinh thần rất lớn đối với khách du lịch, bởi vì khách được ăn, ở, trải nghiệm và có quà do chính con người Vĩnh Long tạo ra mang thương hiệu Vĩnh Long.
Dịch vụ làm nông dân kiểu mới tại các homestay: “một ngày làm nông dân” bao gồm: tát mương bắt cá, thu hoạch nông sản, gặt lúa… đã được khai thác rất hiệu quả. Tác giả đưa ra thêm dịch vụ mới vẫn dựa trên nền cũ nhưng có sự kết nối lâu dài và kế hợp với khoa học kỹ thuật. Đây là dịch vụ bao gồm những công việc liên kết nhau và có tính lâu dài. Khách sẽ tham gia dịch vụ này như vừa là người hưởng thụ vừa là người góp phần vào sản xuất và cũng là người góp công trong công tác bảo vệ môi trường. Khách sẽ mua cây giống (có thể là cây ăn trái lâu năm hoặc cây ngắn ngày tùy sự lựa chọn của du khách) tại địa điểm tổ chức loại hình dịch vụ này hoặc tại một trung tâm cây giống. Khách sẽ được bố trí đến trồng cây giống này tại khu vực được quy hoạch dành riêng trồng cây, được người dân địa phương hướng dẫn về cách trồng, kỹ thuật chăm sóc, thời gian thu hoạch, sau khi trồng sẽ được gắn một bảng tên lưu niệm ngay tại gốc cây đó (ghi họ tên, quê hương của du khách, ngày tháng đã trồng cây giống cây này và ghi vào sổ lưu niệm gắn với hình của khách).
Dịch vụ bổ trợ trong ẩm thực tại các homestay: Ngoài việc phục vụ ăn, uống với những món ăn theo văn hóa ẩm thực Nam bộ như hiện nay thì các nhà vườn, các đơn vị kinh doanh ẩm thực cần có những dịch vụ bổ sung để tăng sự hấp dẫn đối với du khách, trong đó:
Tiếp tục phát huy những dịch vụ đã khai thác như hướng dẫn khách làm chả giò, gói bánh tét, bánh xèo, nên đưa thêm cách làm các loại bánh cổ truyền vào cho du khách học làm như bánh ướt, bánh tráng, bánh bò, bánh lá dừa...; hình thành khu vực bán bánh truyền thống (dân gian hay hàng rong) trên xuồng trong những kênh rạch nhỏ, tăng hấp dẫn và chi tiêu của du khách.
Tăng cường danh sách các món ăn mới vì món ăn hiện nay bị trùng lắp giữa du lịch homestay Vĩnh Long với du lịch homestay các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre như cá tai tượng chiên xù, canh chua cá bông lau, cá lóc kho tộ... Có thể khai thác món ăn chay được chế biến từ thực vật như các món nấm: nấm luộc, nấm xào, nấm kho, nấm chưng... và đặt tên cho món ăn cũng thật hấp dẫn để gây sự tò mò cho du khách. Gian bếp được bố trí để khách có thể nhìn thấy cách chế biến và nghe được đầu bếp giải thích về món ăn (công dụng, cách dùng...), khách có thể ngửi thấy mùi hương của món ăn, kích thích vị giác của du khách qua thị giác, thính giác.
Tổ chức các show trong ẩm thực như: thi nấu ăn giữa các đầu bếp, thi nấu ăn dành cho khách (có giấy chứng nhận và giải thưởng), hoặc tổ chức dạy cách chế biến món ăn cho du khách và học cách chế biến món ăn từ du khách... tất cả các show đều hướng đến sự hợp tác của cả đôi bên và nên có quay phim hoặc chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc này, sau đó gửi tặng bất ngờ cho du khách sau chuyến đi. Như thế ngoài việc chỉ phục vụ ăn, uống đơn thuần chúng ta nâng lên thành việc giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch, tạo thành những kỷ niệm khó quên đối với du khách.
Giải pháp thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch homestay: hiện nay, vấn đề nhận thức đúng về mô hình du lịch homestay, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội mà nó đem lại còn mơ hồ đối với người dân. Cho nên người dân chưa thiết kế được các hoạt động, dịch vụ phù hợp vì chưa hiểu rõ phải làm gì để hấp dẫn du khách, tiêu chuẩn cơ bản về các dịch vụ phục vụ du khách là gì?...Bên cạnh đó, nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch của người dân nơi đây còn chưa chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ lẫn những kiến thức cơ bản về du lịch còn yếu kém. Vì vậy, để phát triển homestay vững mạnh tại Vĩnh Long thì điều đầu
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Đối Với Du Lịch Homestay Tỉnh Vĩnh Long
- Thời Gian Kéo Dài Của Chuyến Tham Quan Homestay Vĩnh Long
- Giải Pháp Khai Thác Du Lịch Homestay Tỉnh Vĩnh Long
- Công Tác Đảm Bảo An Ninh Chính Trị, Trật Tự An Toàn Xã Hội
- Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 15
- Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
tiên là đào tạo bài bản nguồn nhân lực tại địa phương. Các đơn vị đào tạo cần có những chương trình đào tạo dành riêng cho các hộ dân, với những chương trình đào tạo dễ hiểu, dễ gần với người dân để giúp người dân dễ tiếp thu. Các khóa đào tạo nên tập trung vào du lịch cộng đồng, du lịch homestay, kỹ năng phục vụ khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, phổ cập kiến thức ngoại ngữ, nghiệp vụ phục vụ bàn, cắt tỉa rau cũ quả, kỹ năng sơ cấp cứu cho khách khi gặp sự cố, ... đối tượng là các hộ dân hoạt động trong lĩnh lực homestay. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, vì các hộ dân này hoạt động nhỏ lẽ nguồn kinh phí thu được từ khách du lịch còn ít. Việc làm này sẽ tạo cho người dân địa phương được bổ sung kiến thức, kỹ năng thường xuyên, tạo điều kiện thay đổi các phương thức hoạt động phù hợp. Đặc biệt ý thức cho người dân về truyền bá nền văn hóa địa phương đến du khách một cách chính xác và thân thiện, làm gương và giáo dục du khách về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực: con người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch và các hoạt động của du lịch homestay liên quan trực tiếp đến con người. Thái độ phục vụ của chủ nhà và nhân viên, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và thu hút khách quay trở lại địa phương. Để du lịch homestay thật sự phát triển phải có chính sách đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên tại địa phương. Tổ chức các chuyến tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm. Mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về du lịch homestay cho cộng đồng địa phương như phương thức làm du lịch, thái độ với khách du lịch, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch,…, khách du lịch như về môi trường, tôn trọng văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương… và cho tất cả những cá nhân, tập thể làm du lịch.
Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành du lịch để xác định nhu cầu, chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp nhằm chuyển đổi mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp nông thôn sang lĩnh vực du lịch. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch theo chuẩn quốc gia. Chú trọng đào tạo kiến thức giao tiếp, tâm
lý khách hàng, chuyên môn, phong cách phục vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Nhật) cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long cần liên kết với các trường đại học trong khu vực ĐBSCL có đào tạo chuyên ngành du lịch thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng hướng dẫn viên, hướng dẫn cộng đồng địa phương nhằm nâng cao nghiệp vụ đón và phục vụ khách.
3.2.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch
Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển du lịch, được xem là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình du lịch, cấu thành nên sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch chính là tài nguyên du lịch. Đối với tỉnh Vĩnh Long, tài nguyên du lịch tự nhiên
Cảnh quan thiên nhiên: của khu vực hoạt động homestay phải được đảm bảo đẹp, sạch sẽ, thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái cho khách du lịch, bởi vì hoạt động của du lịch homestay gắn với tự nhiên. Nên lồng ghép với công tác bảo vệ môi trường, kích thích sự bảo vệ cảnh quan thiên nhiên với bảo vệ môi trường tự nhiên. Các công ty lữ hành cần xây dựng các chương trình du lịch cho khách du lịch vừa tham quan, vừa thực hiện bảo vệ môi trường, phát động tăng thêm màu xanh dọc tuyến kênh rạch như: thu gom rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng nước sinh hoạt hợp lý,...
Trong quy hoạch phát triển loại hình du lịch homestay Vĩnh Long cần kết hợp hài hoà 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Trong yếu tố môi trường coi trọng việc giữ gìn khôi phục cảnh quan hoang sơ của tự nhiên và khắc phục hiệu quả những vấn đề ô nhiễm nảy sinh. Hình thành những khu vườn sạch, vườn sinh thái, tạo ra những loại rau quả sạch, an toàn để hấp dẫn du khách.
Các điểm du lịch homestay là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Vĩnh Long đặc biệt là đối tượng khách quốc tế vì tài nguyên du lịch khá hấp dẫn, đặc biệt là môi trường nơi đây rất trong lành phù hợp với sức khỏe con người. Mặc
dù hiện nay tác động đến môi trường do khách du lịch gây ra cho môi trường là rất nhỏ, tuy nhiên trong thời gian vừa qua do hoạt động kinh tế phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường nơi đây. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực dân cư, chợ, làng nghề, dư lượng thuốc và phân bón từ vườn cây ăn trái làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trên sông rạch. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý rác và nước thải hợp lý nên phần lớn người dân vức rác sau nhà, xuống sông,… Do đó, việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong việc giữ gìn môi trường sống tốt cho mai sau và thu hút khách du lịch. Xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải, chuồng trại nên xây dựng hệ thống biogas, vừa tận dụng để làm nhiên liệu vừa xử lý chất thải trước khi thải ra ao hồ, sông rạch.
Gắn kết khai thác du lịch homestay với khai thác các giá trị văn hóa: gắn kết việc khai thác du lịch homestay với các di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội, nghệ thuật là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi sản phẩm của du lịch homestay đang có xu hướng gây nhàm chán cho khách du lịch.
Như tác giả đã trình bày ở chương 2, tỉnh Vĩnh Long có nhiều làng nghề, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, Vĩnh Long cần kết hợp cho khách tham quan các di tích lịch sử, làng nghề trước khi đến nghỉ đêm tại các cơ sở homestay, khi khách đến đây sẽ góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, trùng tu các di tích lịch sử, các cơ sở làng nghề có nguồn kinh phí duy trì hoạt động và phát triển.
Thưởng thức nghệ thuật Đờn ca tài tử trên sông và Hát bội tại đình: hiện nay dịch vụ đờn ca tài tử và hát bội chỉ phục vụ cho những du khách nào có yêu cầu và đặt trước. Đối với đờn ca tài tử thường phục vụ tại homestay thiếu sự đầu tư bày bản cho chương trình phục vụ, có thể cho khách trải nghiệm “ đờn ca tài tử trên sông Tiền” tạo cảm giác mới cho khách du lịch khi ngồi trên tàu vừa thưởng thức nghệ thuật vừa thưởng thức ẩm thực địa phương. Đối với hát bội thường tổ chức tại đình, chi phí tương đối cao, nguyên nhân do vở quá dài, chỉ cần rút ngắn thời gian diễn lại, cho khách trải nghiệm các động tác của hát bội và có thu phí, từ đó sẽ đáp ứng được
nhu cầu trải nghiệm của khách, giảm chi phí tổ chức, có nguồn thu từ khách du lịch, lưu giữ khách ở lại lâu hơn.
Gắn kết với các phong tục tập quán, lễ hội của người dân địa phương như: cho khách tham gia các hoạt động của ngày Tết truyền thống Việt Nam, lì xì ngày tết, đưa rước ông bà tổ tiên ngày tết, đón giao thừa, tục xong đất ngày tết,... từ đó tạo cho khách du lịch cảm giác gần gũi, thân mật như là một thành viên trong gia đình.
Tổ chức các trò chơi dân gian tại homestay: khi xã hội càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ con người càng cao, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa…trong đó sự giao thoa giữa các nền văn hóa đã trở thành một điều tất yếu. Chính sự giao thoa, du nhập văn hóa kéo theo hoạt động văn hóa, giải trí cũng trở nên đa dạng, phong phú và nhiều mới lạ, có xu hướng quên đi những giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi mà nó còn có giá trị văn hóa, là người bạn tinh thần, là phương thức hiệu quả để giáo dục nhân cách con người.
Vĩnh Long cũng đang nằm trong dòng chảy của sự phát triển ấy, tràn ngập các loại hình trò chơi du nhập từ nước ngoài dựa trên công nghệ hiện đại, thiếu những khoảng không tập thể, thiếu sự hòa nhập giữa con người cùng thiên nhiên và dần mất đi tính cộng đồng mà thay vào đó là hình ảnh của những con người dán mắt vào tivi, đốt thời gian vào game online, game trực tuyến,… tất cả những hình ảnh đó trở nên khá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Với cuộc sống “hối hả, bận rộn” ngày nay, nhu cầu được vui chơi, giải trí con người càng được quan tâm, nhất là vào những dịp cuối tuần, các ngày nghỉ lễ, Tết trong năm. Vì vậy, các cơ sở homestay có thể nói là địa điểm lý tưởng kết hợp tổ chức các trò chơi dân gian như: bịt mắt đập heo, thi đấu cờ tướng, bịt mắt bắt dê, tán u, đập tu na, bắn bi, chơi cò chẹp, thi bắt vịt, làm tàu thả sông bằng cây chuối, nhảy cò chẹp, nhảy bao, nắn tò he...
Trò chơi dân gian phơi bày những sắc thái văn hóa truyền thống của không gian địa lý - nhân văn nhất định. Yếu tố này, làm cho trò chơi dân gian trở thành loại tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị. Việc làm sống lại trò chơi dân gian ở các homestay tạo
yếu tố đầu vào trọng yếu cho việc phát triển sản phẩm du lịch tại các cộng đồng văn hóa, hướng tới lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Đây là mô hình kết hợp du lịch và trò chơi dân gian tại các khu, điểm du lịch của Vĩnh Long cần được nhân rộng và phát triển trong tương lai.
3.3. Các giải pháp khác
3.3.1 Công tác quản lý
Việc liên kết các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư, đưa ra các kế hoạch tổ chức, quản lý, kiểm soát và chia sẽ trách nhiệm cho nhau. Cần liên kết các bên tham gia vào hoạt động du lịch như: chính quyền địa phương, các điểm du lịch, người dân địa phương, các cơ sở đào tạo, các công ty du lịch… đảm bảo lượng khách đến hàng năm nhất là vào mùa vắng khách. Việc đầu tư, quản lý, kiểm soát hoạt động du lịch của các doanh nghiệp du lịch để đưa ra các giải pháp điều chỉnh thích hợp. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trong việc nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững, nguồn vốn,…
Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong liên kết với nhau dựa trên tiêu chí đôi bên cùng có lợi, nhằm giảm thiểu tình trạng cạnh tranh, giành giật khách, hạ giá thành dịch vụ, ... dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ, làm mất lòng tin của khách du lịch, giảm mức độ hài lòng của khách và không thu hút được khách du lịch đến lần nữa, hoạt động du lịch không có hiệu quả.
Cần xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch, quy chế quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở cho sự phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở homestay với nhau. Hỗ trợ người dân về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, tạo mối liên kết giữa người dân và các công ty du lịch trong và ngoài vùng, giúp cho các hộ đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh du lịch, từ đó kết quả kinh doanh đạt được sẽ cao, phát triển một cách ổn định và đồng bộ hơn.
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch về giá cả, kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại các homestay.
3.3.2. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao hình ảnh du lịch homestay trong và ngoài nước. Xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh phù hợp với thị trường trọng điểm trong nước và ngoài nước. Đầu tư kinh phí quảng bá, tổ chức sự kiện và các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa cụm liên kết phát triển du lịch phía đông ĐBSCL với TP HCM và TP Cần Thơ.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, xác định những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh là du lịch sông nước miệt vườn kết hợp du lịch homestay, phối hợp với TCDL, HHDL ĐBSCL, các doanh nghiệp, công ty lữ hành lớn trong nước và quốc tế khảo sát thực tế tại địa phương (Famtrip), thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn (Roadshow),...tranh thủ mời gọi đầu tư và các chính sách về ưu đãi đầu tư để phát triển du lịch của tỉnh.
Nâng cấp các trang web du lịch Vĩnh Long, tổ chức các cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật, bản đồ, tập gấp, ảnh, sách hướng dẫn, phim tài liệu, phim truyện giới thiệu các điểm đến du lịch của tỉnh đặc biệt trong lĩnh vực homestay nhằm thu hút mạnh du khách.
3.3.3. Khai thác thị trường khách du lịch homestay Vĩnh Long
Nghiên cứu thị trường du lịch là một trong những nhiệm vụ then chốt của các điểm đến và doanh nghiệp du lịch. Trong kinh doanh du lịch, các homestay Vĩnh Long phải trả lời được ba câu hỏi lớn đó là: Khách hàng là ai? Khách hàng là người như thế nào? (nhu cầu), Làm sao để đưa (bán) sản phẩm du lịch cho khách hàng?
Như đã trình bày ở chương 2 về cơ cấu khách du lịch quốc tế của Vĩnh Long, từ đó tác giả có cơ sở đưa ra giải pháp, dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, cụ thể: