Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 20


online về du lịch Đà Nẵng. Mặt khác, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch, vận hành hiệu quả Cổng thông tin đa ngôn ngữ của Sở Du lịch TP nâng cấp bổ sung ngôn ngữ Nhật, Nga, Hàn, Thái, Đức... nhằm mở rộng thị trường khách quốc tế.

Bên cạnh quảng bá qua internet, TP cần đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại chỗ và thực hiện bộ ấn phẩm quảng bá như: cẩm nang, đĩa, phim, clip, trailer du lịch chuyên đề theo từng thị trường trọng điểm. Tăng cường truyền thông cổ động trực quan tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

Về nội dung quảng bá du lịch.

Đẩy mạnh quảng bá loại hình du lịch, chú trọng đến sản phẩm du lịch chủ lực của TP nhằm nâng tầm thương hiệu điểm đến, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước: đối với MICE thông qua thực hiện ấn phẩm chuyến đề chuyên sâu về thị trường MICE và thành lập Trung tâm tổ chức hội nghị và hỗ trợ khách du lịch (Danang Convention and Visitors Center) trên cơ sở phát triển Trung tâm Hỗ trợ du khách. Đối với loại hình du lịch sinh thái và du lịch biển cần thực hiện thông qua quay vi deo về vẽ đẹp của những cánh rừng già nằm trong lòng TP trẻ và những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, những khu nghĩ dưỡng biển hiện đại với những cảnh quay đầy sống động, gần gũi với thiên nhiên. Hợp tác với các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước nhằm phổ biến rộng rãi vi deo nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP.

Tổ chức và nâng tầm các sự kiện thường niên để quảng bá, thu hút du khách như cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, thi thuyền buồm, dù bay quốc tế, chương trình Du lịch Đà Nẵng- Điểm hẹn mùa hè, ca nhạc đường phố... và các sự kiện quy mô lớn khác, hướng tới huy động sự tham gia của cộng đồng. Xây dựng Đà Nẵng trở thành “TP sự kiện”. Tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa du lịch với các TP của các nước trên thế giới tại TP Đà Nẵng.

Duy trì các đường bay quốc tế hiện có là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nga và xúc tiến mở thêm các đường bay quốc tế mới đến Đà Nẵng từ các thị trường quan trọng như Thái Lan, Lào, Hồng Kông, Nhật Bản, Úc để thu hút nguồn khách du lịch.

Về tăng cường kết hợp Nhà nước với DN trong quảng bá du lịch.

Phối hợp chặt chẽ với Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí truyền hình, truyền thông trong và ngoài nước để quảng bá du lịch Đà Nẵng sâu rộng ra bên ngoài.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hãng sản xuất phim đến quay phim tại TP Đà Nằng nhằm góp phần quảng bá hình ảnh của TP thông qua các bộ phim.

Cần đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Việc liên kết, hợp tác sẽ diễn ra theo hướng: Thứ nhất, phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh (du lịch văn hóa và du lịch sinh thái), tăng cường liên kết ngang, liên kết dọc để tạo giá trị gia tăng thông qua chuỗi giá trị, thúc đẩy marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống phân phối du lịch trong và ngoài nước. Thứ hai, khuyến khích sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt đối với 3 địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, trong đó, Đà Nẵng sẽ đóng vai trò là điểm kết nối các di sản trong vùng nhằm phát huy lợi thế và khai thác tài nguyên du lịch ở mỗi địa phương, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Thứ ba, tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Thúc đẩy phát triển mạng/cluster du lịch (liên minh) giữa các quốc gia có biên giới lân cận (chia sẻ thông tin và học tập kinh nghiệm). Xúc tiến, liên kết với các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm Lào, Thái Lan, Mianma, Campuchia tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách cũng như trong việc quảng bá hình ảnh về du lịch Đà Nẵng đến các điểm du lịch của nước bạn và ngược lại.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 20

Đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ không đủ khả năng tiếp thị quảng bá ra thị trường nước ngoài, khó khăn trong việc tiếp đón các đoàn khách du lịch với số lượng lớn, yêu cầu cao về chất lượng. Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cần hỗ trợ giúp các DN liên doanh liên kết với nhau tạo sức mạnh thu hút du khách cũng như cạnh tranh thành công với các DN lớn trong và ngoài nước.

Ngoài ra TP cần lựa chọn liên kết với các DN mạnh về thương hiệu, có tiềm lực về kinh tế như Bà Nà Hills, Silvershore, Vitours, Intercontinental... liên kết với các đơn vị lữ hành, khách sạn trên địa bàn tổ chức phát động điểm đến tại các thị trường trọng điểm nhằm tạo sức mạnh tổng hợp thu hút du khách.


KẾT LUẬN


Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, TTDL là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành của hệ thống thị trường trong nền kinh tế, là sự phản ánh mối quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hóa và dịch vụ du lịch dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và dưới sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan, có sự kiểm soát của nhà nước ở từng quốc gia tham gia hội nhập. Sự phát triển của TTDL đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Đặc biệt, đối với một quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế, TTDL có vai trò to lớn trong việc hình thành các điểm đến và hàng hóa du lịch, góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch cho phát triển kinh tế, thu hút và phục vụ khách du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, địa phương; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy thị trường khác phát triển và làm tăng năng lực cạnh tranh của các chủ thể KD du lịch; TTDL phát triển tạo ra những tác động tích cực về KT-XH. Với tầm quan trọng của TTDL, nhiều chính sách phát triển du lịch, TTDL trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả, kết quả nghiên cứu đã làm phong phú thêm về lý luận TTDL.

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các thị trường hàng khác, song cũng như các thị trường khác, TTDL được hình thành trên cơ sở tác động của những yếu tố cấu thành giữa giữa cung và cầu, hàng hóa, dịch vụ du lịch, các chủ thể tham gia vào thị trường, cơ chế, giá cả, đồng thời TTDL cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự phát triển của TTDL của một quốc gia, địa phương không chỉ kế thừa những lý luận về phát triển TTDL của các nhà khoa học, các học giả mà còn là sự tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm thực tiễn quý giá của các quốc gia cũng như các địa phương trong nước về phát triển TTDL.

Đối với TP Đà Nẵng, từ năm 1997, Đà Nẵng trở thành TP trực thuộc TW cho đến nay, quan 20 năm phát triển, với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của cả nước trong quá trình hội nhập quốc tế. TP định hướng tập trung đầu tư, phát triển TTDL đi vào chiều sâu, theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng thân thiện, là


thiên đường nghĩ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện, các hàng hóa dịch vụ, du lịch khác biệt, độc đáo, có sức cạnh tranh cao, TTDL hội nhập ngày càng sâu, rộng với TTDL khu vực và thế giới. Với mục tiêu và định hướng phát triển TTDL của TP, đòi hỏi phải có những giải pháp phát triển phù hợp.

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh về phát triển TTDL của TP, tác giả phân tích thực trạng TTDL TP Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập giai đoạn 2000-2016, đặc biệt giai đoạn từ 2007 -2016, khi Việt Nam gia nhập hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, trên các khía cạnh về cung, cầu du lịch, hàng hóa, dịch vụ du lịch, các chủ thể tham gia KD du lịch, cơ chế, giá cả trên TTDL. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của nó trong quá trình phát triển TTDL TP Đà Nẵng. Mặt khác, dựa trên phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn, dự báo bối cảnh, xu hướng phát triển TTDL trên thế giới, trong nước và chủ trương phát triển ngành du lịch TP Đà Nẵng trong phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXI năm 2015. Luận án đề xuất các giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Luận án tập trung vào 5 nhóm giải pháp chính: (1) Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch phát triển du lịch và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; (2) Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; (3) Giải pháp về phát triển hàng hóa, dịch vụ du lịch; (4) Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các chủ thể KD trên thị trường du lịch; (5) Giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong xúc tiến quảng bá du lịch.

Những vấn đề của TTDL là nội dung nghiên cứu phức tạp và có tính tổng hợp cao, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thông tin, tư liệu, thời gian, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu vấn đề mới này, do vậy, tác giả luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích của các nhà khoa học, các nhà quản lý để luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.!.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Phạm Thị Hoa (2014), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (124), tr.69-73.

2. Đỗ Thanh Phương, Phạm Thị Hoa (2015), “Phát triển kinh tế đảo Lý Sơn theo hướng bền vững”, Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (130), tr.87-90.

3. Phạm Thị Hoa (2016), “Du lịch thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (135), tr.65-70.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Trần Thị Mai An (2014), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), “Bàn về nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch’’,

Tạp chí Du lịch, (6).

3. Lê Tuấn Anh (2013), “Du lịch thế giới và những tác động đối với du lịch Việt Nam’’, Tạp chí Du lịch, (4).

4. Trần Nguyễn Vân Anh (2014), Thị trường du lịch ở thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Thái Bình (2015), “5 A trong phát triển du lịch của Singapore”, tại trang

http://www.baodulich.net.vn, [truy cập ngày 29/6/2016].

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Tài liệu tham khảo kèm theo- Báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội.

10. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

11. Phạm Hùng Cường và TS Võ Hoàng Nhân (2016), “Thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng’’, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (9).

12. Đinh Quang Cường (chủ biên) (2014), "Tình trạng dễ tổn thương do biến đổi khí hậu với ngành du lịch thành phố Đà Nẵng", tại trang http://ccco.danang.gov.vn, [truy cập ngày 15/12/2016].

13. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (2016), "Công bố danh sách các nhà hàng, cơ sở ăn uống không đạt chuẩn", tại trang http://www.danang.gov.vn/, [truy cập ngày 15/9/2016].


14. “Công nghệ du lịch của Singapore”, tại trang http://www.vietiso.com, [truy cập ngày 29/8/2016].

15. Cục thống kê Đà Nẵng, Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 1997 đến 2016, Nxb Thống kê, Đà Nẵng.

16. “Du lịch homestay ở Đà Nẵng - Thách thức lớn”, tại trang http://www.baodanang.vn, [truy cập ngày 14/12/2016].

17. “Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng bền vững”, tại trang http://vietnamtourism.gov.vn,

[truy cập ngày 12/11/2016].

18. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố Đà Nẵng, Nxb Giao thông vận tải, thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Văn Dung (2009), Marketing du lịch, Nxb Giao thông vận tải, thành phố Hồ Chí Minh.

20. Trần Trí Dũng, Lê Thị Phương Anh (2013), “Đánh giá thị trường khách du lịch quốc tế’’, Tạp chí Du lịch (1&2).

21. “Đà Nẵng tiềm năng và phát triển phần 1,2”, tại trang http://www.vietrade.gov.vn,

[truy cập ngày 6/9/2016].

22. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XX, tài liệu lưu hành nội bộ.

23. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XXI, tài liệu lưu hành nội bộ.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Ngô Ngọc Hậu (2015),“Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù’’, Tạp chí Du lịch (11).

27. Hoàng Văn Hoan (2006), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về lao động trong KD du lịch ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

28. Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


30. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Lưu (2013), “Du lịch Việt Nam và hội nhập quốc tế’’, Tạp chí Du lịch (9).

32. Nguyễn Văn Lưu (2014), Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

33. Phạm Trung Lương (2015), “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, tại trang http://www.saigonact.edu.vn, [truy cập ngày 25/2/2017].

34. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

35. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Đại học Giao thông Thượng Hải.

36. Hồ Kỳ Minh, Trương Sỹ Quý và Nguyễn Quốc Việt (2010), Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Báo cáo khoa học, Đà Nẵng.

37. Hồ Kỳ Minh, Trương Sỹ Quý, Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Việt Quốc (2011), “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng”. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.

38. “Nhân lực cho du lịch - Cung không kịp cầu”, tại trang http://www.danang.gov.vn, [truy cập ngày 19/12/2016].

39. “Ngành du lịch Đà Nẵng chuyển hướng thị trường khách quốc tế”, tại trang

http://tourism.danang.vn, [truy cập 20/2/2017].

40. Đỗ Thanh Phương (Chủ biên) (2009), Khai thác tiềm năng phát kinh tế du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

41. Đỗ Thanh Phương (2015), “Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của thành phố Đà Nẵng’’, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (456).

42. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ VII (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (2014), Luật Doanh Nghiệp, Công báo (175&1176).

44. “Sản phẩm lưu niệm Đà Nẵng”, tại trang http://socongthuong.danang.gov.vn,

[truy cập 27/12//2016].

45. Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Đà Nẵng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023