nữa. Do vậy, ngành điện lực cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng.
- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hệ thống khách sạn, hệ thống nhà hàng: là một địa phương nổi tiếng về du lịch, song đến cuối năm 2009, trên địa bàn tỉnh chỉ có 538 khách sạn, trong đó chỉ duy nhất có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, số khách sạn từ 3 sao trở lên chỉ có khoảng 24 khách sạn. Với mục tiêu đó 1 triệu khách quốc tế và 5 triệu khách quốc nội vào năm 2015, thì việc cải tạo và mở rộng hệ thống khách sạn trên địa bàn tỉnh là yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay. Ngoài số lượng khách sạn còn khiêm tốn, việc phân bố cũng chưa thực sự được đồng đều, số lượng khách sạn chủ yếu được tập trung tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng. Các huyện khác có rất ít hoặc không có khách sạn nào hoạt động, nhiều khi du khách muốn đến đây để nghỉ ngơi, từ đó đi tham quan nhưng đã gặp khá nhiều khó khăn về chỗ lưu trú. Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, cần đầu tư nâng cấp những khách sạn hiện hữu chưa đạt tiêu chuẩn và xây dựng mới thêm khách sạn có tầm cỡ tại các địa bàn thích hợp như: nghiên cứu xây dựng hệ thống nhà nghỉ dưỡng ở suối Vàng, hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt); các khách sạn ở khu vực sinh thái suối nước nóng Đam Rông, khu vực sinh thái Madagui, thác Đambri, Cát Tiên…Các khách sạn cao cấp cần phải có phòng hội họp, trung tâm giải trí, phòng tập thể thao, hồ bơi…phục vụ khách hàng. Ngoài ra, cần thực hiện xây dựng một số nhà hàng lớn đủ sức phục vụ hàng trăm khách cùng một lúc để phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Hệ thống nhà hàng cần xây dựng khang trang, sạch sẽ; các món ăn đa dạng, hợp vệ sinh và có nhiều món ẩm thực đặc trưng của Lâm Đồng.
- Đầu tư xây dựng cải tạo lại các khu, điểm du lịch: hiện nay, nhiều khu, điểm du lịch đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng không được quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa đúng mức, nên đang bị xuống cấp, làm mất sự hấp dẫn đối với du khách. Để lấy lại lòng tin đối với du khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng cải tạo lại các điểm du lịch, khu du lịch sao cho khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Ngoài ra cần cần bổ sung những điều kiện vật chất kỹ thuật riêng, ví dụ: khu du lịch nghỉ dưỡng ngoài điều dưỡng phải có nơi điều trị, nghỉ dưỡng phải có thuốc men
đầy đủ; khu di tích văn hoá-lịch sử phải có nhà trưng bày các hiện vật văn hoá, lịch sử…
- Xây dựng khu vui chơi giải trí, trung tâm hội thảo, hội nghị và bệnh viện mang tầm cỡ quốc tế: nếu ai đã từng đến Lâm Đồng thì thấy rất rõ là ở nơi đây hầu như không có khu vui chơi giải trí nào có tầm cỡ quốc gia, quốc tế, đặc biệt là về ban đêm, đến với Lâm Đồng ngoài các hoạt động đốt lửa trại, uống cà phê, đi xe ngựa, đi thuyền thì hầu như không có hoạt động vui chơi giải trí nào khác. Với các em thiếu nhi, ngoài theo cha, mẹ đi thăm quan các khu, điểm du lịch, mua sắm thì cũng không có hoạt động vui chơi nào khác. Như vậy, để tránh nhàm chán cho du khách đến với Lâm Đồng, ngành du lịch Lâm Đồng cần nghiên cứu nhu cầu của du khách và dành qũi đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, trong đó cần chú ý các hoạt động vui chơi giải trí về đêm và các khu vui chơi giải trí dành cho các cháu thiếu nhi.
Lâm Đồng có tiềm năng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch hội thảo và hội nghị, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, nhưng cho đến nay chưa có một trung tâm hội thảo, hội nghị cũng như bệnh viện nào mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Để phát triển các loại hình du lịch trên, ngành du lịch cần đầu tư một bệnh viện và một đến hai trung tâm hội thảo, hội nghị lớn mang tầm cỡ quốc tế, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu của du khách.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, cũng như phương tiện vận chuyển của ngành du lịch: mỗi người, khi đi du lịch đều cần đến sự an tâm, thoải mái trong suốt chuyến đi, trong đó phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố cần thiết để phục vụ du khách trong các tour du lịch. Do vậy, hiện đại hoá phương tiện vận chuyển để phục vụ du khách là việc làm cần thiết đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng, nên việc đầu tư đồng bộ nhằm hiện đại hoá hệ thống phương tiện vận chuyển: kể cả đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thuỷ là cần thiết đối với ngành du lịch Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Mở Rộng Mạng Lưới Giao Dịch, Tiếp Tục Hiện Đại Hoá Công Nghệ Ngân Hàng Và Mở Rộng Phát Hành Thẻ Quốc Tế, Cũng Như Hệ Thống Chấp Nhận Thanh
- Đa Dạng Hoá Và Nâng Cao Chất Lượng Các Loại Hình Và Sản Phẩm Dịch Vụ Du Lịch
- Bảo Tồn Và Phát Triển Các Hoạt Động Văn Hoá Của Cộng Đồng Các Dân Tộc Tây Nguyên, Giữ Gìn An Ninh Trật Tự Xã Hội Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
- Tăng Cường Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Ngành Du Lịch
- Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư, Môi Trường Kinh Doanh Thông Thoáng, Hấp Dẫn
- Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng - 29
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Trên địa bàn Lâm Đồng, ngày càng có nhiều các cơ sở lữ hành được thành lập và đi vào hoạt động, song nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành còn nghèo nàn và lạc hậu, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ du khách. Do vậy, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho loại hình dịch vụ đang phát triển nhanh chóng này để ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách.
3.4.5. Qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng
Du lịch là một hiện tượng kinh tế- xã hội mang nhiều yếu tố phức tạp, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, cũng như môi trường của các địa bàn phát triển du lịch. Do vậy, trường hợp công tác qui hoạch được thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch, giảm thiểu tác động tiêu cực do nó đem lại cho các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp, ngược lại công tác qui hoạch không thực hiện tốt sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực khó kiểm soát. Nhiều khi công tác qui hoạch phát triển du lịch do thiếu tầm nhìn dài hơi, người làm công tác qui hoạch chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, không nghĩ đến lợi ích lâu dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Khi đó, chi phí xã hội cần phải bỏ ra để khắc phục hậu quả đó có lẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với những gì du lịch đã đem lại, song chưa chắc đã khắc phục được như hiện trạng sơ khai ban đầu của nó; nói như vậy để cho chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác qui hoạch du lịch cho phát triển du lịch bền vững.
Để công tác qui hoạch mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ngành du lịch Lâm Đồng, việc qui hoạch du lịch phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội; tiềm năng, tài nguyên du lịch của địa phương; qui hoạch phát triển du lịch của cả nước, của các vùng phát triển du lịch và định hướng phát triển du lịch để thực hiện việc qui hoạch, mục đích cuối cùng của việc qui hoạch là thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn. Do vậy, các cấp chính quyền cần coi qui hoạch phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Để du lịch Lâm Đồng ngày càng hấp dẫn du
khách thì công tác qui hoạch cần phải đi trước một bước. Qui hoạch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, khách quan các nhân tố: tài nguyên du lịch, vốn, nguồn nhân lực, tác động môi trường, khoa học công nghệ và thị trường. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong công tác qui hoạch du lịch Lâm Đồng:
- Qui hoạch du lịch Lâm Đồng cần thực hiện theo hướng phát triển các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, thể thao, hội thảo hội nghị và du lịch sinh thái làm trung tâm của sự phát triển.
- Qui hoạch du lịch Lâm Đồng nên gắn liền với cụm du lịch liên hoàn ở trong nước và khu vực.
- Cần thuê một kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao (kể cả thuê kiến trúc sư người nước ngoài), có tâm huyết với Lâm Đồng làm tổng công trình sư chịu trách nhiệm qui hoạch, kiểm tra, giám sát, nghiên cứu việc thực hiện qui hoạch. Chú ý phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị của Đà Lạt mang nét đặc trưng riêng (hạn chế độ cao các toà nhà, khoảng cách các nhà hợp lý, mật độ xây dựng không nên quá dày dành nhiều không gian cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan của thành phố…).
- Chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và sự đa dạng sinh học (việc qui hoạch các tuyến đường mòn trong khu vực tự nhiên còn nguyên vẹn cần chú ý tránh ảnh hưởng đến nơi ở của các loài động vật hoang dã), bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái; không nên xây dựng các khu dân cư quá gần các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử; xây dựng các công trình chống xói mòn ở những địa điểm thiết yếu có khả năng xảy ra sạt lở cao.
- Việc qui hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển du lịch phải phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, sao cho không để lãng phí nguồn tài nguyên du lịch cũng như không vượt quá giới hạn cho phép…
- Cần đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để tăng công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh doanh và giảm tính thời vụ. Điều
tra, khảo sát những thôn, bản hiện còn đang gìn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc, những nơi còn tổ chức những lễ hội văn hoá đặc sắc để đầu tư nhằm bảo tồn và phát triển các hoạt động văn hoá ấy.
- Qui hoạch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó phải phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng và từng ngành nghề. Qui hoạch phát triển du lịch cần được thực hiện hài hoà giữa lợi ích kinh tế của ngành với lợi ích kinh tế của các ngành, nghề khác, trên cơ sở sự phát triển của ngành du lịch có tác động hỗ trợ các ngành nghề khác cùng phát triển.
- Khi đã qui hoạch xong cần công khai kết quả các dự án qui hoạch để người dân, doanh nghiệp nắm rõ và thực hiện, từ đó có thể thu hút được tối đa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo qui hoạch. Mặt khác, hạn chế được tình trạng thiếu trách nhiệm, tình trạng tham nhũng, cũng như tác động tiêu cực từ các dự án đến tài nguyên, môi trường.
3.4.6. Liên kết phát triển du lịch
Thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch đều có qui mô rất nhỏ, với cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu điều kiện về tài chính, thiếu kỹ năng quản lý và khó khăn trong việc định hướng và mở rộng thị trường…Do vậy, theo chúng tôi các các cơ sở cần liên kết với nhau để hình thành lên các tổ chức có đủ điều kiện về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…để phát triển tốt hơn.
Thực tế đang diễn ra cho thấy, nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ đến sự phát triển của ngành du lịch và của doanh nghiệp nhưng chưa liên kết được với nhau để cùng phát triển, điều đó làm mất đi cơ hội phát triển cho riêng mình, cũng như ngành du lịch.
Bên cạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp thì chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng chưa có nhiều mối liên kết với các địa phương khác để cùng đưa ngành du lịch của mỗi
địa phương ngày một tiến nhanh trên còn đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành du lịch. Như vậy, để ngành du lịch có thể phát triển tốt hơn, theo chúng tôi phát triển các mô hình liên kết để thúc đẩy ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn, cụ thể:
+ Về liên kết giữa các địa phương để cùng thúc đẩy ngành du lịch phát triển: các địa phương tham gia liên kết cần có chiến lược để cùng xây dựng, quảng bá thương hiệu cho các bên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cùng hỗ trợ giảm giá tour cho du khách đến thăm các địa bàn tham gia liên kết, có chính sách ưu đãi về thuế, chính sách đất đai cho các tổ chức, cá nhân của tỉnh, thành phố khác địa bàn tham gia đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn của mình, liên kết để tránh đưa ra các sản phẩm dịch vụ trùng lắp, giảm nhẹ được sự cạnh tranh từ nơi khác…Ngoài ra, các địa phương cùng liên kết để nghiên cứu, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực du lịch, giáo dục người dân ở địa phương nâng cao ý thức giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên du lịch.
+ Liên kết giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong các lĩnh vực khác nhau để bán sản phẩm phục vụ du khách: việc liên kết giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau cũng chưa hoặc rất ít được thực hiện, do vậy chưa tạo được sức mạnh trong hoạt động kinh doanh. Để tạo được sức bật cho sự phát triển ngành du lịch, cũng như ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, cần có mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như: các công ty lữ hành cần có mối liên kết chặt chẽ với các khách sạn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, các khu vui chơi giải trí và ngược lại...để du khách đến nghỉ ngơi, sử dụng phương tiện vận chuyển, đến vui chơi giải trí tại các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết. Trong liên kết cần phải lấy mục tiêu phục vụ khách hàng làm kim chỉ nam cho hoạt động liên kết, khi đã liên kết với nhau, các doanh nghiệp cần ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, cần đưa ra một chính sách giá cả phù hợp để ngày càng thu hút được nhiều du khách đến với mỗi doanh nghiệp, thường xuyên đưa ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng…
+ Liên kết giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch nhỏ lẻ để hình thành các tổ chức kinh doanh du lịch lớn mạnh hơn: hiện nay đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn còn tương đối nhỏ bé, nhiều tổ chức cá nhân có điều kiện liên kết với nhau để cùng phát triển nhưng vẫn không liên kết với nhau. Nhằm tạo ra nhiều khách sạn, các công ty lữ hành, các công ty vận chuyển hay các tập đoàn kinh doanh du lịch lớn mạnh cần có sự liên kết giữa các nhà kinh doanh du lịch nhỏ lẻ để hình thành ra những doanh nghiệp du lịch lớn mạnh hơn, từ mô hình liên kết này sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để phát triển ngành du lịch Lâm Đồng theo hướng hiện đại. Theo tác giả, các mô hình liên kết đó là:
- Mô hình công ty TNHH, công ty CP: đây là hai loại hình công ty phát triển khá phổ biến ở các đô thị lớn, loại hình công ty được nhiều người, nhiều thành phần kinh tế tham gia thành lập vì các thành viên tham gia góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn của xã hội…Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn đều có thể tham gia góp vốn được, hình thức góp vốn đa dạng: giá trị quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, hiện kim, bằng sáng tạo…Nếu các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia mô hình này thì chính từ số vốn nhỏ lẻ, trình độ, kinh nghiệm quản lý thấp…có thể phát triển thành nhiều công ty lớn, có tài sản, sản phẩm dịch vụ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Mô hình HTX: HTX thực ra là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, tuy có nhiều chủ sở hữu, cũng chịu trách nhiệm hữu hạn nhưng lại khác nhau về bản chất kinh tế- xã hội so với công ty TNHH và công ty CP. Do sự ảnh hưởng nhiều trong thời kỳ bao cấp, nên ngày nay HTX chưa thực sự được xã hội chú trọng để phát triển mô hình này. Để liên kết các nhà kinh doanh nhỏ tập hợp lại thành một tổ chức hớn mạnh hơn có đủ vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ…để ngày càng đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập thì ngoài mô hình liên kết thành lập công ty TNHH, công ty CP thì hình thức liên kết thành lập HTX là khả thi cần được phát triển rộng rãi hơn nữa. Để HTX phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn, cần có giải pháp, cụ thể:
Một là, tuyên truyền để cho các tổ chức, cá nhân thấy được những ưu điểm và lợi ích khi tham gia HTX nhằm dần xoá bỏ những dấu ấn tiêu cực của mô hình HTX trước đây, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch tham gia vào HTX.
Hai là, đối với bộ phận quản lý và bộ phận chuyên môn HTX phải là người có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và kinh nghiệm quản lý, am hiểu thị trường, có chính sách để thu hút nhân tài.
Ba là, công tác quản lý tài sản và tài chính của HTX phải thực hiện hiệu quả, chặt chẽ; Ban kiểm soát HTX phải là người liêm khiết, chính trực, kiên quyết đấu tranh với tham nhũng, lãng phí và không được thiên vị đối với các xã viên.
Bốn là, cơ sở vật chất của HTX phải hiện đại, có nhiều sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng tốt, giá thành các sản phẩm dịch vụ phải có tính cạnh tranh.
3.4.7. Xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, mở rộng và phát triển thị trường
- Về xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng: thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển một ngành nghề hay một doanh nghiệp. Nếu một địa phương hay một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng thì lợi ích mang lại là không nhỏ. Do vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Lâm Đồng là một yếu tố quan trọng để giúp ngành du lịch Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững hơn nữa. Để xây dựng thương hiệu du lịch Lâm Đồng trở thành một thương hiệu mạnh, theo chúng tôi cần phải có các điều kiện cơ bản sau:
- Cần phải đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chú ý các sản phẩm mang những nét độc đáo, đặc trưng riêng của tỉnh Lâm Đồng.
- Mở rộng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Lâm Đồng.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch có đủ năng lực, trình độ trong lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu.