Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Quản Lý Các Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn


DN nhà nước, cổ phần hóa thông qua thị trường chứng khoán hoặc liên doanh, liên kết của các nhà đầu tư trên cơ sở luật đầu tư của Việt Nam.

Cần sử dụng nguồn từ đóng góp của dân cư để đầu tư vào hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng cao cấp ven biển, các khu vui chơi giải trí, các phương tiện vận chuyển du lịch… Đây là nguồn vốn nội sinh của dân cư địa phương và của người dân trong cả nước, nó có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Vì thế, cần có chính sách ưu tiên, khai thác hiệu quả nguồn vốn này và phải xem đây chiến lược đầu tư, phát triển lâu dài.

Vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO, AEC là cơ hội lớn cho Đà Nẵng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch nhằm nâng cao năng lực phục vụ du khách trong và ngoài nước và mở rộng, phát triển TTDL. Đà Nẵng cần có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua: Hình thức huy động vốn này có thể từ nguồn vốn sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân của nước ngoài thông qua hình thức đầu tư gián tiếp (ODA) hoặc đầu tư trực tiếp (FDI).

Đối với ODA. Đầu tiên là tranh thủ nguồn vốn ODA (có đối ứng của địa phương) đối với một số dự án như: Dự án phát triển bền vững do WB tài trợ. Thứ hai, tranh thủ nguồn vốn Trung ương đầu tư cho các công trình mang tính chất vùng trên địa bàn TP, là động lực phát triển và kết nối giao thông trong khu vực như: đường cao tốc Đà nẵng

- Quảng Ngãi, Quốc lộ 1A, đường La Sơn-Túy Loan, nhà ga quốc tế Đà Nẵng... Theo đó, thành phố tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhanh chóng nhất trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án. Tăng cường hợp tác đầu tư quốc tế với các nước, thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Cần coi trọng nguồn vốn của ngân hàng thế giới WB, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)… và những tổ chức phi chính phủ.

Tích cực xúc tiến, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để đầu tư vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch (các tuyến đường ven biển Đà Nẵng, nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, đường sắt cao tốc, xây dựng cảng biển du lịch, bến neo đậu thuyền du lịch Sông Hàn…), dự án Nghiên cứu Chiến lược phát triển du lịch TP Đà Nẵng, đầu tư vào nhân lực du lịch chất lượng cao. Khi tiếp cận nguồn vốn này cần phải cân nhắc thận trọng tránh bị lệ thuộc về chính trị. Cần có hệ thống quản lý, giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính, kiểm toán Nhà Nước để không thất thoát vốn, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất.


Đối với FDI. Trong điều kiện vốn ngân sách của đại phương còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, để tiếp tục đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần chú trọng huy động FDI nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập và mở rộng và phát triển TTDL. TP cần có chính sách, tạo cơ sở để kêu gọi đầu tư FDI vào TTDL của thành phố như: công khai hóa các quy hoạch du lịch, quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án trọng điểm du lịch. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư cụ thể đối với từng nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là các công ty đa quốc gia (TNCs). Nâng cao chất lượng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư về cả nội dung và hình thức. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông” về thủ tục đầu tư. Tích cực hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau cấp phép, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan cho nhà đầu tư. Duy trì cơ chế đối thoại trực tiếp 02 lần/năm giữa chính quyền thành phố với nhà đầu tư để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả.

Để sử dụng nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả cần đầu tư FDI vào hệ thống nhà hàng cao cấp, khách sạn 4-5 cao, khu nghĩ dưỡng cao cấp ven biển, giải trí cao cấp như: casino, sân golf, thể thao giải trí trên biển... Qúa trình sử dụng FDI cần tính tới các yếu tố như ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức làm mất cân bằng sinh thái ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Thứ hai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các danh mục dự án và kêu gọi đầu tư.

Kêu gọi, đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng chính là cách giúp Đà Nẵng khẳng định vị thế của TP.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 17

TP cần tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống cầu tàu tại các điểm đi, đến du lịch dọc các tuyến sông (cảng sông Hàn, cảng Sông Thu, cảng Thuận Phước, bán đảo Sơn Trà, Di tích K20, Túy Loan, Thái Lai) để thuyền neo đậu, đảm bảo an toàn cho du khách. Triển khai dự án Cầu đi bộ qua sông Hàn và các vị trí cầu qua sông Hàn tại khu vực phía tây cầu Đỏ, các điểm bố trí cầu vượt, phố đi bộ,…

Nhằm tạo sự thuận lợi cho du khách và cư dân địa phương, TP cần tập trung đầu tư hệ thống xe buýt nhanh, cần có thêm các tuyến đi từ Sơn Trà đến Hội An, từ Sơn Trà vào Trung tâm TP, Bà Nà, đi các Khu công nghiệp, làng Đại học ở phía Đông Nam TP, các KDL, resort ven biển,... Nghiên cứu tìm chọn, đầu tư thêm địa điểm các bãi đổ xe các bãi đỗ xe ngầm và nổi khác.


Đẩy nhanh triển khai các dự án cầu, hầm nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng, nâng cấp Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Trước mắt, cần mở rộng, nâng cấp Sân bay quốc tế Đà Nẵng phục vụ APEC 2017, nhưng trong tương lai, khi công suất được nâng lên, sẽ thu hút nhiều hãng hàng không mở các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, cũng như tăng cường thêm các loại máy bay cỡ lớn…, giúp thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Đà Nẵng. Tăng cường công tác quản lý đối với hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm tạo sự thoải mái cho khách.

Nhằm thu hút khách đường bộ, mở rộng TTDL TP cần quy hoạch, đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, nhấn mạnh vào các trục đường vành đai phía Nam, xuất phát từ đường Trường Sa qua Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, nối vào ĐT 604 đi Hòa Phú và gặp đường Vành đai phía Tây (xuất phát từ đường Cao tốc Liên Chiểu - Dung Quất, qua ĐT 605), đi dọc theo phía Tây TP, gặp đường ĐT 601, đi ngược về Hòa Liên, sau đó nối đường Nguyễn Tất Thành nối dài về Trung tâm TP, và các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối từ Quốc lộ 14B đi Sê-kông, Chăm-pa-sắc (Lào) và qua Thái Lan.

Ngoài ra, Đà Nẵng cần đầu tư, hiện đại hóa hệ thống xử lý thu gom nước thải toàn TP và các điểm ngập úng trên toàn TP và Quy hoạch hệ thống cấp điện đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, nhất là đối với các tuyến, điểm hoạt động dịch vụ du lịch,…

Bên cạnh kêu gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, TP cần chú trọng kêu gọi đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Bên cạnh kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào các khu nghĩ dưỡng cao cấp ven biển... TP cần kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật vào các KDL như: KDL quốc gia Sơn Trà thành KDL lớn đặc thù với các dịch vụ thể thao trên biển, cáp treo. Điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn theo quy hoạch của Chính phủ. Phát triển khu vực Nam Furama - Non Nước thành KDL quốc tế lớn, chất lượng cao. Xây dựng khu Làng Vân, Nam Ô thành KDL sinh thái, nghỉ dưỡng lớn, phát triển vệt ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước, vệt đường Phạm Văn Đồng và ven biển khu vực Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, hình thành các khu phức hợp, dịch vụ mua sắm, nhà hàng, giải trí, casino, sân gold..., tiếp tục đầu tư, nâng cấp quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, KDL Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, KDL sinh thái Lái Thiêu ở Huyện Hòa Vang, Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn, công viên Viễn Đông,…


4.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn

Nội dung công tác kiểm tra, quản lý: UBND TP cần tăng đẩy mạnh: Kiểm tra và hướng dẫn DN trong việc thực hiện quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, cháy nổ, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP.

Triển khai, giám sát việc thực hiện luật du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn hoạt động sản xuất, KD trong các lĩnh vực lưu trú, dịch vụ ăn uống, lữ hành, vui chơi giải trí nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất, KD đồng thời phải đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cảnh quan môi trường, chú trọng sự phát triển bền vững của TTDL trong thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh đó, giám sát và kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia trên TTDL về giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Biện pháp kiểm tra: Trước hết, UBND TP cần cập nhật thông tin cho các DNKD du lịch về các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành thông qua cổng thông tin điện tử của TP hoặc thông qua cổng thông tin của Sở Du lịch-cơ quan quản lý nhà nước của TP về hoạt động du lịch. TP cần thống nhất quản lý các hoạt động KD và tiêu dùng sản phẩm du lịch bằng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia KD du lịch bình đẳng. Cho in ấn, phát hành, phổ biến cho các công ty lữ hành và HDV về việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử du lịch cho khách du lịch khi đến Đà Nẵng. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể KD du lịch hợp pháp của TP.

Hai là, hàng năm TP phải có chính sách thẩm định, tái thẩm định, nâng cấp đạt chuẩn cho các DNKD cơ sở lưu trú, KD lữ hành. Đồng thời, TP cần áp dụng phần mềm thống kê vào sử dụng theo giỏi số lượng cũng như bằng cấp, chứng chỉ nhân sự của các DNKD lưu trú. Nhằm đảm bảo năng lực KD của các doanh nghiêp trên địa bàn, tránh trường hợp lừa đảo gây thất thiệt cho du khách.

Ba là, phải tăng cường phối hợp quản lý giữa Sở du lịch với các sở, ban, ngành trên địa bàn TP và phải có biệp pháp thiết thực, hiệu quả nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, nhất là trong công tác quản lý hoạt động của các tàu KD du lịch trên sông Hàn.


Bốn là, thanh kiểm tra thường xuyên hoạt động KD du lịch trên địa bàn TP, trong đó tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề về hoạt động của các DNKD lữ hành, hướng dẫn du lịch trái phép của người nước ngoài trên địa bàn. Xử lý nghiêm khắc với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, một số công ty lữ hành nội địa và HDV Việt Nam tiếp tay làm bình phong cho người nước ngoài hoạt động KD du lịch trái pháp luật Việt Nam trên địa bàn TP làm mất trật tự trị an trên TTDL.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá dịch vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, chèo kéo khách du lịch, gây ô nhiểm môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch, bãi tắm du lịch, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và tạo môi trường đầu tư tốt cho các tổ chức cá, nhân thuộc mọi thành phần kinh tế KD trên lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh những cá nhân, tổ chức KD du lịch có những đóng góp lớn trong việc nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô TTDL của TP.

Bên cạnh tạo môi trường pháp lý thông thoáng hỗ trợ và khuyến khích DN chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển TTDL, góp phần đưa hình ảnh du lịch TP ngày càng hấp dẫn hơn đối với du khách trong và ngoài nước. Chính quyền TP phải đồng hành cùng DN nhằm khuyến khích, ghi nhận những đóng góp của cá nhân, cộng đồng DN đối với sự phát triển của TTDL TP, UBND TP Đà Nẵng cần xác định thời gian và kế hoạch cụ thể gặp mặt DN nhằm tôn vinh các cá nhân, DN du lịch tiêu biểu.

Đối tượng tôn vinh là các DN, cá nhân hoạt động trong tất cả các lĩnh vực du lịch gồm lữ hành, lưu trú, dịch vụ ăn uống đơn vị cung cấp dịch vụ và vận chuyển, các điểm du lịch, các dự án du lịch, các HDV du lịch,… được nhận danh hiệu.

Tiêu chí tôn vinh, khen thưởng phải là những đơn vị và cá nhân được Hội đồng Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch TP xét chọn dựa trên các tiêu chí như thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, có doanh thu và nộp ngân sách cao, đưa nhiều khách quốc tế và trong nước đến với Đà Nẵng, đầu tư nhiều công trình và sản phẩm du lịch nổi bật, có nhiều hoạt động tích cực đóng góp cho sự phát triển TTDL.

Thời gian tổ chức có thể là ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) hoặc nhân dịp đầu xuân, năm mới. Hình thức khen thưởng: bằng khen của UBND TP hoặc giấy khen của Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng.

Việc tôn vinh này cần phải diễn ra hàng năm nhằm động viên kịp thời các cá nhân, tổ chức KD du lịch có cống hiến to lớn đối với sự nghiệp phát triển TTDL của TP.


4.2.1.3. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch cho phát triển thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Phát triển TTDL Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH của TP và quy hoạch tổng thể du lịch với quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, từng điểm, tuyến du lịch, liên kết với du lịch các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, Đà Nẵng đóng vai trò là điểm kết nối các di sản Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam nhằm khai thác tài nguyên du lịch ở mỗi địa phương, tạo động lực cho sự phát triển chung.

Trong điều kiện hội nhập, TP cần phải rà soát, bổ sung và tiến hành quy hoạch mới, quy hoạch phát triển du lịch của Đà Nẵng phải được đặt trong quy hoạch chung về phát triển KT-XH của cả nước, theo hướng phát triển bền vững trên nền tảng một quy hoạch hợp nhất và đặt trong trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng và quan hệ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á, phải có sự phối kết với các loại quy hoạch các chuyên ngành khác như giao thông, môi trường,…

Quy hoạch phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển thị trường chung của TP Đà Nẵng và quy hoạch chi tiết cho từng khu vực, từng điểm, tuyến du lịch để hướng phát triển TTDL bền vững.

Về quy hoạch tổng thể, trước hết phải nghiên cứu kỹ tính khả thi từ bố cục đến chi tiết từng vùng, từng lĩnh vực. Đặc biệt công tác khảo sát, đánh giá phải cụ thể, chi tiết cả về chất lẫn về lượng. Đến nay, Đà Nẵng đã có Quy hoạch tổng thể ngành STTVHDL đến năm 2020 và các Chương trình phát triển du lịch giai đoạn (2007- 2010), (2011-2015), Đề án Phát triển dịch vụ TP Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Đề án phát triển du lịch giai đoạn (2016-2020) nhưng chưa quan tâm sâu đến việc quy hoạch phát triển TTDL. Hơn nữa, quy hoạch phát triển này cũng chỉ mới chú ý đến mục tiêu và giải pháp tăng và biến đổi cơ cấu cung về du lịch chứ chưa quan tâm nhiều đến cầu và mối quan hệ cung - cầu về du lịch. Trong thời gian đến cần phải nghiên cứu và sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trong đến quy hoạch phát triển TTDL trong điều kiện hội nhập.

Tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước-Ngũ Hành Sơn-Bắc Mỹ An; Mỹ Khê-Sơn Trà; Xuân Thiều-Nam Ô-Hải Vân, phát triển KDL sinh thái Bà Nà và vùng lân cận cũng như KDL sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây, nâng cấp Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng


cảnh, làng quê, làng nghề như: Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, phát triển loại hình MICE, mua sắm, hội nghị - hội thảo mà TP Đà Nẵng được đánh giá có nhiều tiềm năng. Triển khai Quy hoạch KDL quốc gia Sơn Trà và điểm du lịch quốc gia Ngũ Hành Sơn theo phê duyệt của TTgCP;

Bên cạnh đó, hội nhập đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành du lịch nói chung và TTDL nói riêng của TP phát triển, vì thế, cần phải có tính chiến lược lâu dài hơn trong quy hoạch du lịch, có thể thuê tư vấn nước ngoài rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Trong rà soát, quy hoạch phải chú trọng đến việc đẩy mạnh xúc tiến các thị trường trọng điểm như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, mở rộng khai thác các thị trường quốc tế tiềm năng (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bắc Mỹ…) và thị trường mới (Ấn Độ); Phải thực sự chú trọng vấn đề quy hoạch khu mua sắm - ẩm thực - vui chơi giải trí tập trung quy mô lớn tại vệt phía Tây đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp -Trường Sa, các khu vui chơi về đêm, phố đi bộ, chợ đêm. Đây là dịch vụ có thể được đánh giá là rất yếu của TTDL Đà Nẵng trong việc phục vụ du khách lẫn người dân. Trong quy hoạch cần tập trung phát triển và sớm đưa vào sử dụng các sản phẩm du lịch chủ lực, các sản phẩm tiềm năng, đặc biệt cần chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, dự án mới như viên Châu Á, công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn, công viên Thanh niên, công viên Bảo tồn di tích lịch sử K20, công viên Đại dương Sơn Trà, thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm, ngắm TP phố bằng trực thăng, casino ở Bà Nà Hill… Đây là loại hình không thể thiếu để thu hút khách du lịch đối với TP du lịch biển nhằm thu hút sức chi tiêu và lưu trú dài ngày của du khách đến Đà Nẵng.

4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu và toàn diện, số lượng và chất lượng nhân lực du lịch có vai trò thúc đẩy sự phát triển TTDL. Trong những năm qua TP Đà Nẵng đã nhận thức và đánh giá được những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người trên TTDL của TP, đã có những chính sách thích hợp thu hút số lượng lớn lao động trong cả nước vào làm việc trên TTDL của TP, tính đến năm 2016 tổng số người làm việc trên TTDL đã tăng lên là 27.000 người [53]. Tuy vậy, số lượng và chất lượng nhân lực du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của TTDL TP, sự mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch, sự thiếu và yếu về ngoại ngữ của nhân


lực du lịch trên địa bàn là yếu tố làm kìm hãm sự phát triển TTDL TP. Vì thế, việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trên TTDL TP, đồng thời sẽ tạo tiền đề cơ bản cho việc nâng cao chất lượng ngành du lịch của địa phương trong thời kỳ hội nhập.

Thứ nhất, cần tiến hành thống kê, rà soát, phân loại và đánh giá nguồn nhân lực hiện có của TP thông qua khảo sát, điều tra về nguồn nhân lực du lịch và các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch.

Ủy ban nhân dân TP phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng, Cục Thống kê Đà Nẵng và Sở Du lịch tiến hành khảo sát, rà soát, thống kế, phân loại rõ ràng các ngành nghề còn thiếu, yếu, các nhóm đối tượng cần đào tạo: cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nhân viên phục vụ trực tiếp tại các DN du lịch, các điểm du lịch và HDV du lịch... Việc tiến hành rà soát, đánh giá nhằm đánh giá một cách đầy đủ năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch trên đại bàn TP về quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo nhất là chất lượng đào tạo để có phương án quy hoạch, sắp xếp lại cho phù hợp.

Để thống kê, rà soát, phân loại và đánh giá nguồn nhân lực hiện có của TP thông qua khảo sát, điều tra về nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch của các cơ sở KD du lịch. Các thông tin cần khảo sát, điều tra là: quy mô nhân lực hiện có, ngành nghề hiện có của cơ cở KD du lịch, trình độ nhân lực hiện có. Từ đó, đưa ra những thông tin khảo sát có tính chất dự báo như: nhu cầu về ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, những kiến thức và kỹ năng gì cần đào tạo, khi nào thực hiện quá trình đào tạo.

Đối với các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, việc thống kê, rà soát, phân loại và đánh giá nguồn nhân lực của TP thông qua khảo sát, điều tra về nguồn nhân lực hiện có của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch, các thông tin cần khảo sát, điều tra là: quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo hiện có, số lượng giảng viên hiện có, trình độ giảng viên hiện có... Từ đó đưa ra những thông tin khảo sát có tính chất dự báo như: nhu cầu về ngành nghề đào tạo, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, những kiến thức và kỹ năng gì xã hội cần đào tạo, khi nào thực hiện quá trình đào tạo....

Từ quá trình điều tra, khảo sát. TP phối hợp với sở Du lịch TP Đà Nẵng tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề cần đào tạo, bám sát với nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển nhân lực cho TTDL của TP. Bên cạnh đó, sắp xếp các trường, trung tâm, trường trọng điểm về đào tạo du lịch của TP để đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên có thể đảm đương đào tạo nhân lực du lịch

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí